Cận lâm sàng Bệnh nghề nghiệp PDF

Document Details

DesirableFern5008

Uploaded by DesirableFern5008

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

ThS.BS. Huỳnh Thị Ngọc Hai, ThS.BS. Lê Thiện Khiêm

Tags

occupational diseases medical assessment health assessment public health

Summary

This document provides an overview of occupational diseases, covering definitions, diagnostic methods, treatment and prevention strategies. Included are discussions on biological dose assessment and hearing tests. The document's target audience is likely healthcare professionals in the medical assessment of occupational diseases.

Full Transcript

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG - TRƯỜNG ĐH Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ LAO ĐỘNG CẬN LÂM SÀNG TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH NGHỀ NGHIỆP (BUỔI 1) ThS.BS. Huỳnh Thị Ngọc Hai ThS.BS. Lê Thiện Khiêm NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN ĐỀ GỒM 2 BUỔI HƯỚNG D...

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG - TRƯỜNG ĐH Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ LAO ĐỘNG CẬN LÂM SÀNG TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH NGHỀ NGHIỆP (BUỔI 1) ThS.BS. Huỳnh Thị Ngọc Hai ThS.BS. Lê Thiện Khiêm NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN ĐỀ GỒM 2 BUỔI HƯỚNG DẪN Buổi 1: Bệnh nghề nghiệp và danh mục được bảo hiểm Liều sinh học (Biodose test) Đo thính lực (Audiometry test) Buổi 2: XQ bụi phổi Đo hô hấp ký 1: BỆNH NGHỀ NGHIỆP 1. Trình bày được định nghĩa, phân loại, danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. 2. Trình bày được nguyên tắc chẩn đoán, nguyên tắc điều trị Bệnh nghề nghiệp 3. Mô tả được các biện pháp phòng chống Bệnh nghề nghiệp. 2: KỸ THUẬT ĐO LIỀU SINH HỌC 1. Trình bày được khái niệm và ứng dụng của kỹ thuật đo liều sinh học (biodose) trong chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp 2. Trình bày được các đặc điểm của kỹ thuật đo liều sinh học (biodose) trong chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp 3. Phân tích được kết quả đo liều sinh học 3: KỸ THUẬT ĐO THÍNH LỰC 1. Trình bày được các đặc điểm của kỹ thuật đo thính lực trong chẩn đoán điếc nghề nghiệp 2. Thực hiện được các bước vẽ biểu đồ sức nghe và kiến tập thực hành kỹ thuật đo thính lực 3. Phân tích được kết quả biểu đồ sức nghe và mức độ thiếu hụt sức nghe, mức độ thương tật cơ thể của bệnh điếc nghề nghiệp 01 BỆNH NGHỀ NGHIỆP “Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động” Khoản 9, điều 3, chương 1, Luật An toàn - Vệ sinh Lao động 2015 Điều kiện lao động tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình lao động sản xuất Điều kiện lao động có hại? Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp đặc hiệu: Bệnh hoàn toàn do yếu tố có hại đặc trưng của nghề nghiệp gây ra Vd: Bệnh bụi phổi Silic, bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh nốt dầu, bệnh nhiễm độc chì,… Bệnh nghề nghiệp không đặc hiệu (Bệnh có liên quan đến nghề nghiệp): Các bệnh mà người bình thường cũng có thể mắc, còn những người lao động trong quá trình lao động đã tiếp xúc với những tác hại nghề nghiệp thì dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường. Vd: Giãn tĩnh mạch chi dưới, stress Danh mục 35 BNN được bảo hiểm Thông tư số 15/2016/TT-BYT Thông tư 02/2023/TT-BYT Danh mục 35 BNN 1. Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp 2. Bệnh bụi phổi Amiăng nghề nghiệp 3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp 4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp 5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp 6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp 7. Bệnh hen nghề nghiệp Danh mục 35 BNN 8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp 9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp 11. Bệnh nhiễm độc Mangan nghề nghiệp 12. Bệnh nhiễm độc Trinitrotoluen nghề nghiệp 13. Bệnh nhiễm độc Asen nghề nghiệp 14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp 15. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp 16. Bệnh nhiễm độc Cacbon monoxit nghề nghiệp 17. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp Danh mục 35 BNN 18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn 19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp 20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân 21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ 22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp 23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp Danh mục 35 BNN 24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp 25. Bệnh sạm da nghề nghiệp 26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm 27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài 28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su Danh mục 35 BNN 29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp 30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp 31. Bệnh lao nghề nghiệp 32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp 33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp 34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp 35. COVID-19 nghề nghiệp Đặc điểm của bệnh nghề nghiệp Phần lớn thuộc hệ Nội khoa, một số thuộc các chuyên khoa như Mắt, Tai Mũi Họng, Nhiễm, Da liễu. Lâm sàng, bệnh sinh đa phần giống các bệnh thông thường. Điểm khác biệt cơ bản: Bệnh là do “Điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp” gây nên. Cần những xét nghiệm đặc hiệu (Đo thính lực, X quang phổi, đo liều sinh học, thử nghiệm áp da, thử nghiệm lẫy da,…) Diễn tiến BNN thường theo 3 giai đoạn: Tiếp xúc (phơi nhiễm) > Tổn thương sinh học > Có dấu hiệu lâm sàng: thường là muộn Đặc điểm của bệnh nghề nghiệp BNN chiếm một tỷ lệ nhất định (3 – 10%)/ các bệnh thông thường, thường phát hiện ở giai đoạn có tổn thương. Phát hiện sớm thông qua khám tầm soát giúp phòng ngừa tổn thương không hồi phục, giảm tỉ lệ mất sức lao động và tử vong (giảm thiểu chi tiêu y tế thảm hoạ) Cần có kiến thức về dịch tễ học, độc chất học và phối hợp với chuyên gia quan trắc môi trường, chuyên gia Y tế công cộng trong dự phòng ban đầu. Chẩn đoán bệnh nghề nghiệp Kết hợp 4 yếu tố: Yếu tố Thời gian Lâm Cận lâm tiếp xúc tiếp xúc sàng sàng Nguyên tắc điều trị BNN Ngừng tiếp xúc với yếu tố có hại Thải loại yếu tố độc hại xâm nhập cơ thể Nâng cao thể trạng và điều trị triệu chứng Điều trị các biến chứng: lao phổi ở bệnh nhân bụi phổi Silic, ung thư phổi ở bệnh nhân bụi phổi Asbest Điều trị phục hồi khả năng lao động: tập phục hồi chức năng, dưỡng sinh, tâm lý Khi điều trị khỏi bệnh, người bệnh không nên trở lại làm việc tại nơi lao động cũ Biện pháp phòng tránh 1. Biện pháp kỹ thuật 2. Biện pháp y tế 3. Biện pháp cá nhân 4. Biện pháp hành chính - tổ chức 5. Biện pháp truyền thông - GDSK Biện pháp kỹ thuật Cải tiến Kiểm tra Che chắn, Thông gió công nghệ Bảo dưỡng cách ly Hút bụi nguồn phát Làm ướt BIỆN PHÁP CÁ NHÂN Biện pháp tổ chức ▪ Bố trí công việc, luân chuyển lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của người lao động. ▪ Bố trí nơi nghỉ thích hợp, vd: Nơi nghỉ thoáng mát cho lao động làm việc môi trường nóng Nơi nghỉ yên tĩnh cho lao động làm việc môi trường tiếng ồn Phòng đệm trước khi thay đổi môi trường từ khu lạnh sang khu nóng Biện pháp y tế Quan trắc MT: Xác định Các yếu tố có hại trong MTLĐ Khám tuyển: Để lựa chọn vị trí công việc phù hợp những người dễ mẫn cảm yếu tố có hại trong MTLĐ VD: Người có tiền căn hen PQ không được làm ở các khu mỏ khai thác đá Khám định kỳ, khám BNN : Để phát hiện sớm BNN. Giải quyết điều trị, giám định khả năng lao động và tách người lao động ra khỏi môi trường sản xuất có hại,... Biện pháp TT - GDSK Nhóm các BNN chiếm tỉ lệ mắc cao 1. Bệnh điếc nghề nghiệp 2. Bệnh phổi nghề nghiệp (bụi phổi, hen) 3. Bệnh da nghề nghiệp 02 KỸ THUẬT ĐO LIỀU SINH HỌC TỬ NGOẠI Đo liều sinh học (biodose test) Khái niệm: ❖ Là kỹ thuật thăm dò phản ứng da với chất quang động, cụ thể là tia tử ngoại. ❖ Mỗi người có cảm ứng da khác nhau, phản ứng của da với tia tử ngoại đó là liều sinh học Đo liều sinh học (biodose test) Khái niệm: Tia tử ngoại có tác dụng làm đỏ da, gây sạm da, diệt khuẩn mạnh, kích thích mọc tóc Tia tử ngoại chiếu trên da với liều đủ mạnh sẽ gây tổn thương da Đo liều sinh học (biodose test) Đo liều sinh học (biodose test) Liều sinh học Là thời gian xác định được khi chiếu tia tử ngoại để thấy xuất hiện trên da một dát đỏ hồng Ứng dụng kỹ thuật đo liều sinh học: Chẩn đoán xác định bệnh sạm da nghề nghiệp Còn sử dụng để xác định liều chiếu tia tử ngoại trong điều trị bệnh còi xương, bệnh vảy nến, bệnh bạch biến, rụng tóc,… Đo liều sinh học (biodose test) 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: Đèn chiếu tia tử ngoại có bước sóng từ 280 - 320 nm (công suất của đèn từ 100 - 1.000 W) Đo liều sinh học (biodose test) 1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: Thước đo là một tấm kim loại bằng kẽm hoặc nhôm có 6 lỗ hình chữ nhật, được đính vào một mảnh vải dày có dây ở bốn góc để cố định lên cơ thể. Thước có một thanh trượt có thể kéo ra, kéo vào để che các lỗ hình chữ nhật Đo liều sinh học (biodose test) 2. Chuẩn bị đối tượng: Giải thích cho bệnh nhân tác dụng của thử nghiệm và thử nghiệm không gây đau nhưng có thể gây đỏ da và tăng sắc tố nhẹ vùng da được chiếu Tư thế thường đo của bệnh nhân là tư thế ngồi Sau khi đo xong, yêu cầu bệnh nhân không được gãi hoặc chà xát lên vùng da được đo, không được uống rượu bia, không được để vùng da đã đo tiếp xúc với ánh nắng Tới đọc kết quả vào ngày hôm sau Đo liều sinh học (biodose test) Vị trí đo: Có thể đo tại các vị trí: Vùng bụng (2 bên rốn) Vùng lưng (2 bên sống lưng) Mặt trước trong cẳng tay, cánh tay Đo liều sinh học (biodose test) Bước 1: Đặt thước đo vào vùng thử nghiệm Bước 2: Chỉnh khoảng cách từ mặt đèn chiếu tia tử ngoại đến mặt thước đo sao cho khoảng cách phù hợp với công suất đèn: ❑ 5 - 7 cm đối với đèn công suất 100W ❑ 50 - 70 cm đối với đèn công suất 1.000W Đo liều sinh học (biodose test) Bước 3: Các tia tử ngoại được chiếu lần lượt vào 6 ô cửa sổ hình chữ nhật. Kéo thanh trượt để hở lỗ thứ nhất chiếu 1 phút, mở tiếp lỗ thứ hai chiếu 1 phút, mở tiếp lỗ thứ ba chiếu 1 phút rồi tiếp lần lượt cho đến lỗ thứ sáu. Bước 4: Hết lỗ thứ sáu thì đóng các cửa sổ lại, tắt đèn, tháo thước đo. Đo liều sinh học (biodose test) Phản ứng trên da bắt đầu xuất hiện dát đỏ thường thấy sau 6-8 giờ. Đọc kết quả sau 20 - 24 giờ: Chọn lỗ nào đỏ hồng da ít nhất nhưng còn rõ các bờ của cửa sổ đo, thời gian chiếu của lỗ đó là liều sinh học. Đo liều sinh học (biodose test) Nếu: Cả 6 lỗ đều đỏ hồng da rõ: như vậy liều tử ngoại quá mạnh, phải đo lại với thời gian thấp hơn một nửa. Tất cả 6 lỗ đều không thấy đỏ da: liều tử ngoại thấp, cần đo lại với thời gian cao hơn gấp đôi. Đo liều sinh học (biodose test) Phản ứng trên da bắt đầu xuất hiện dát đỏ sau 6-8 giờ. Đọc kết quả sau 20 -24 giờ Liều sinh học dương tính/bệnh sạm da là: < 4 phút Cửa sổ Thời gian chiếu Kết quả Khi dương tính ở cửa số 6 1 phút +++ Khi dương tính ở cửa số 5 2 phút ++ Khi dương tính ở cửa số 4 3 phút + Khi dương tính ở cửa số 3 4 phút - Khi dương tính ở cửa số 2 5 phút - Khi dương tính ở cửa số 1 6 phút - 03 KỸ THUẬT ĐO THÍNH LỰC Kỹ thuật đo thính lực Định nghĩa Kỹ thuật đo thính lực đơn âm hay đo sức nghe đơn âm tại ngưỡng là tìm ngưỡng nghe âm đơn (cường độ âm thanh tối thiểu có thể nghe được) ở từng tần số, theo đường khí và đường xương, qua đó lập được biểu đồ sức nghe (thính lực đồ) của từng tai Kỹ thuật đo thính lực Kỹ thuật đo thính lực Kỹ thuật đo thính lực Kỹ thuật đo thính lực Kỹ thuật đo thính lực Đo thính lực đơn âm sơ bộ tại hiện trường: Chỉ đo đường khí ở một số tần số: 1000Hz, 2000Hz, 4000Hz Không dùng buồng cách âm Thường dùng để tầm soát Đo thính lực đơn âm hoàn chỉnh: Đo thính lực đường khí và đường xương Sử dụng buồng cách âm Dùng để chẩn đoán xác định Kỹ thuật đo thính lực Thiết bị đo thính lực Máy đo thính lực đo được tần số từ 250 - 8000 Hz, có 2 kênh và 2 đường đo: đường khí và đường xương Buồng cách âm (30 – 50dB) Kỹ thuật đo thính lực Chuẩn bị Đối tượng được đo: tỉnh táo, ngừng tiếp xúc tiếng ồn ít nhất 6 giờ Giải thích rõ tiến trình đo sức nghe, mục đích yêu cầu để có sự hợp tác tốt Giải thích về âm thanh đối tượng sẽ được nghe: thay đổi cường độ (to, nhỏ) và tần số (thanh, trầm) Kỹ thuật đo thính lực Chuẩn bị Cho nghe thử với cường độ ước tính cao hơn ngưỡng nghe bình thường, ta chọn mức từ 30 - 50 dB để BN làm quen Người được đo ngồi trong buồng cách âm hoặc ngồi ở vị trí không nhìn thấy màn hình đo Việc chuẩn bị đối tượng giúp đo được thuận lợi nhanh chóng và quyết định mức độ chính xác của kết quả Kỹ thuật đo thính lực Chuẩn bị Phản hồi khi nghe được âm với cường độ nhỏ nhất (ngay khi bắt đầu nghe được) bằng cách bấm vào nút tín hiệu hoặc giơ ngón tay; không nghe thấy thì không bấm nút hoặc cụp ngón tay xuống Kỹ thuật đo thính lực Nguyên tắc Đo cả đường khí và đường xương Đường khí trước, đường xương sau Đo tai nghe tốt trước (hỏi bệnh nhân, nếu BN không xác định được thì đo tai phải trước) Kỹ thuật đo thính lực Nguyên tắc 1000 → 2000 → 4000 → 8000 → 500 → 250 (Hz) Đường xương: Không tìm ngưỡng nghe ở 8000 Hz Đo theo 1 trong 2 cách ❑ Tìm ngưỡng nghe đi xuống ❑ Tìm ngưỡng nghe đi lên Kỹ thuật đo thính lực Đặt chụp tai Đường khí: Đúng bên: đỏ phải, xanh trái Đúng chỗ: loa của chụp tai hướng đúng, thẳng vào lỗ của ống tai ngoài Vừa khít: điều chỉnh gọng để chụp tai ôm khít vào lỗ tai, âm thanh phát thẳng vào ống tai (tháo mắt kính, bông tai, … khi thực hiện kỹ thuật) Kỹ thuật đo thính lực Đặt chụp tai Đường xương: Núm rung: áp chặt vào mặt ngoài xương chũm, đặt cố định, không di lệch, không chạm vào vành tai và tóc Kỹ thuật đo thính lực Xác định ngưỡng nghe: Cách 1: Tìm ngưỡng nghe đi xuống Bắt đầu với tần số 1000 Hz ở 40 dB, nếu phản hồi nghe được thì giảm dần mỗi mức 10 dB cho đến khi không nghe được. Nâng cường độ lên 5 dB, lặp lại nếu chưa nghe thấy Nếu nghe thấy lại, giảm cường độ xuống 5 dB, nếu vẫn nghe thấy, giảm tiếp cho đến khi không nghe thấy lại. Tăng lên 5 dB: nếu nghe thấy lại thì đấy là ngưỡng nghe. Tương tự ở các tần số 2000, 4000, 8000 và 500, 250 Hz Kỹ thuật đo thính lực Xác định ngưỡng nghe: Cách 1: Tìm ngưỡng nghe đi lên Bắt đầu từ 0 dB tăng dần lên từng nấc 10 dB cho tới khi người bệnh trả lời (theo thứ tự tần số) Rồi giảm từng nấc 5 dB cho đến khi không nghe thấy Nâng lên 5 dB, nếu nghe thấy thì đấy là ngưỡng nghe → Giảm sức nghe càng nhiều, số đo càng lớn Kỹ thuật đo thính lực Xác định ngưỡng nghe: Thực hiện tương tự với đo thính lực đường xương Dù theo cách nào cũng cần lưu ý khi thấy được ngưỡng nghe thì phải nâng lên hoặc giảm xuống mỗi nấc 5 dB ít nhất 2 lần để xác định chính xác ngưỡng nghe Kỹ thuật đo thính lực Kỹ thuật đo thính lực Vẽ biểu đồ thính lực (thính lực đồ) Trục ngang: tần số âm từ 250 – 8000 Hz Trục dọc: mức cường độ âm thanh nghe được theo dB → Ngưỡng nghe đo được Bên phải: Màu đỏ ; Bên trái: Màu xanh Đường khí: vẽ đường liền ( ── ) Đường xương: vẽ đường đứt khúc (-----) Ký hiệu ngưỡng nghe: Tai phải Tai trái Đường khí o x Đường xương < > Kỹ thuật đo thính lực Tính % Tính % tổn thiếu hụt Vẽ biểu thương cơ sức nghe đồ thính thể theo theo lực bảng Fowler Felmann- Sabine Lessing Mất nghe Mất nghe theo % tính ở từng tần số 512Hz 1024Hz 2048Hz 4096Hz Kỹ thuật đo thính lực -10 0 0 0 0 -5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 0 0 0 0 Tính % thiếu hụt sức nghe: 10 15 0,2 0,5 0,3 0,9 0,4 1,3 0,1 0,3 Căn cứ ngưỡng nghe đường khí 20 1,1 2,1 2,9 0,9 25 1,8 3,6 4,9 1,7 trên biểu đồ thính lực và tra theo 30 2,6 5,4 7,2 2,7 35 3,7 7,7 9,8 3,8 bảng Fowler – Sabine: 40 4,9 10,2 12,9 5,0 Đối chiếu ngưỡng nghe ở từng tần 45 5,4 13,0 17,3 6,4 50 7,9 15,7 22,4 8,0 số theo hàng ngang ta sẽ được % 55 60 9,6 11,3 19,0 21,5 25,7 28,0 9,7 11,2 thiếu hụt thính lực của tần số đó 65 70 12,8 13,8 23,5 25,5 30,2 32,2 12,5 13,5 Cộng % thiếu hụt thính lực của 75 14,6 27,2 34,0 14,2 80 14,8 28,8 35,8 14,6 từng tần số của từng tai (ở 4 tần 85 14,9 29,8 37,5 14,8 90 15,0 29,9 39,2 14,9 số: 500, 1000, 2000, 4000 Hz), ta 95 15,0 30,0 40,0 15,0 có % thiếu hụt thính lực của tai đó 100 105 15,0 15,0 30,0 30,0 40,0 40,0 15,0 15,0 110 15,0 30,0 40,0 15,0 115 15,0 30,0 40,0 15,0 ĐIẾC BT NHẸ VỪA NẶNG ĐIẾC ĐẶC Kỹ thuật đo thính lực THTL 10mm Nốt mờ nhỏ ≤ 10mm ❑ ≤ 1,5 mm ❑ > 1,5 và ≤ 3 mm ❑ > 3 và ≤ 10 mm XQ bụi phổi Hình dạng tổn thương: Chỉ quan tâm ở nốt mờ nhỏ ❑ Nốt mờ nhỏ tròn đều ❑ Nốt mờ nhỏ không tròn đều ≤ XQ bụi phổi Hình dạng + kích thước: Nốt mờ nhỏ Tròn đều: ❑ p : kích thước ≤ 1,5mm ❑ q : kích thước từ >1,5 mm đến ≤ 3mm ❑ r : kích thước từ > 3mm đến ≤ 10mm Không tròn đều: ❑ s : kích thước ≤ 1,5mm ❑ t : kích thước từ > 1,5 mm đến ≤ 3mm ❑ u : kích thước từ > 3mm đến ≤ 10mm ≤ ≤ XQ bụi phổi Cách ghi hình dạng + kích thước nốt mờ nhỏ Phải dùng 2 ký tự để mô tả hình dạng và kích thước Nếu các nốt mờ cùng một loại về hình dạng và kích thước thì sẽ ghi lại ký tự đó 2 lần cách nhau bằng một gạch chéo. Ví dụ: q/q, t/t Nếu có loại nốt mờ khác cũng xuất hiện nhưng ít hơn, phải ghi vào chữ thứ hai. Ví dụ: q/t, có nghĩa là các nốt mờ nhỏ tròn đều q chiếm đa số so với dạng t 39 XQ bụi phổi Đám mờ lớn: >10mm Loại A: Có 1 đám mờ có kích thước lớn nhất đến ≤ 50 mm hoặc Vài đám mờ có tổng kích thước không vượt quá 50mm A XQ bụi phổi Đám mờ lớn: >10mm Loại B: Có 1 đám mờ có kích thước lớn nhất trên 50mm nhưng không vượt quá kích thước tương đương vùng trên phổi P hoặc Vài đám mờ có tổng kích thước B trên 50mm nhưng không vượt quá kích thước vùng trên phổi P XQ bụi phổi Đám mờ lớn: >10mm Loại C: 1 đám mờ có kích thước lớn nhất lớn hơn vùng trên phổi P hoặc vài đám mờ có tổng kích thước lớn hơn vùng trên phổi P C XQ bụi phổi Các bất thường về màng phổi: 1. Dày màng phổi lan tỏa 2. Dày màng phổi khu trú (mảng màng phổi) 3. Calci hóa màng phổi XQ bụi phổi Dày màng phổi lan tỏa: Độ lan tỏa không được ghi lại đối với mảng màng phổi vùng cơ hoành hoặc tại vị trí khác Chỉ ghi lại các mảng màng phổi ở thành ngực bên Độ lan tỏa được xác định là tổng chiều dài của các mảng màng phổi trên thành ngực bên, trên phim phổi tư thế sau-trước. XQ bụi phổi Dày màng phổi lan tỏa: Độ lan tỏa của dày màng phổi được chia thành 3 mức độ: ❑ Độ 1 = tổng chiều dài lên đến 1/4 chiều dài thành ngực bên ❑ Độ 2 = tổng chiều dài vượt quá 1/4 đến 1/2 chiều dài thành ngực bên ❑ Độ 3 = tổng chiều dài vượt quá 1/2 chiều dài thành ngực bên XQ bụi phổi Dày màng phổi khu trú (Mảng màng phổi): Là hình ảnh tổn thương lá thành màng phổi. Mảng màng phổi có thể thấy tại góc sườn hoành, vòm hoành, trên thành ngực (bên và trước) và ở các vị trí khác Dày màng phổi được ghi lại cả khi có hoặc khi không có. Ghi riêng biệt cho phổi bên phải và phổi bên trái Độ rộng được xác định từ mép trong của xương sườn đến mép trong của mảng màng phổi XQ bụi phổi Dày màng phổi khu trú (Mảng màng phổi): Độ rộng của mảng màng phổi được chia thành 3 mức độ: ❑ Độ a : 3 mm - 5 mm ❑ Độ b : 5 mm - 10 mm ❑ Độ c : > 10 mm DÀY KHU TRÚ DÀY LAN TOẢ XQ bụi phổi Canxi hóa màng phổi: Hình ảnh X quang của dày màng phổi có thể kèm theo hình ảnh calci hóa màng phổi Sự xuất hiện hay không xuất hiện canxi hóa mảng màng phổi cũng phải ghi lại và riêng biệt cho phổi phải và trái. Khi có canxi hóa mảng màng phổi tức là có dày màng phổi tại vùng calci hóa đó XQ bụi phổi Canxi hóa màng phổi: Các vị trí calci hóa thường là ở thành ngực, cơ hoành và vị trí khác. Canxi hóa màng phổi được chia thành 3 mức độ: ❑ Độ 1: Một hay nhiều mảng màng phổi có kích thước nhỏ hơn 20 mm ❑ Độ 2: Một hay nhiều mảng màng phổi có kích thước từ 20 mm - 100 mm ❑ Độ 3: Mảng màng phổi có kích thước lớn hơn 100 mm XQ bụi phổi Một số tổn thương khác: aa: xơ vữa quai ĐMC bu: hình ảnh bóng khí ca: hình ảnh ung thư co: hình dạng/kích thước bất thường của tim ef: tràn DMP fr: gãy xương sườn kl: đường kerley 04 KỸ THUẬT ĐO HÔ HẤP KÝ Dùng trong thăm khám và chẩn đoán các bệnh bụi phổi, bệnh hen PQ nghề nghiệp, bệnh viêm PQ mạn tính nghề nghiệp Hô hấp ký Hô hấp ký Thông tin chung: Đo chức năng hô hấp là sử dụng các phương pháp để đánh giá hoạt động chức năng của bộ máy hô hấp. Nó bao gồm chức năng thông khí phổi, chức năng vận chuyển khí của máu và vai trò điều hòa của các trung tâm hô hấp. Hô hấp ký Thông tin chung: Có nhiều phương pháp thăm dò chức năng thông khí phổi như hô hấp ký, phế động ký, thăm dò tính đàn hồi của phổi ngực, đo sức cản đường hô hấp... Hô hấp ký là phương pháp được sử dụng phổ biến bởi tính tiện lợi, dễ thực hiện, đáp ứng được nhu cầu thăm khám và tầm soát bệnh lý hô hấp gây hạn chế thông khí Hô hấp ký Thông tin chung: Hô hấp ký là phương pháp ghi lại sự thay đổi các thể tích, dung tích, lưu lượng phổi trong các thì hô hấp bình thường và gắng sức Hô hấp ký Chỉ định của hô hấp ký ở người lớn: Chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của hen Theo dõi điều trị hen (đặc biệt khi thay đổi thuốc) Chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của COPD Viêm phế quản mạn tính Hút thuốc mạn tính Khó thở, các than phiền hô hấp mạn tính khác Hô hấp ký Chống chỉ định Đang suy hô hấp Ho nặng hoặc khò khè (có thể đo nhưng phải thận trọng) Có bệnh cấp tính có thể tác động đến quá trình đo hô hấp ký (ví dụ, buồn nôn, nôn) Phẫu thuật gần đây (mắt, ngực hay bụng) Ho ra máu không rõ nguồn gốc Tràn khí màng phổi gần đây Hô hấp ký Chống chỉ định Tình trạng tim mạch không ổn định, chẳng hạn như: ❑ Đột quỵ ❑ Nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định ❑ Vừa mới thuyên tắc phổi Phình mạch ngực, bụng, não Hô hấp ký Một số tình trạng ảnh hưởng khác Đau ngực hay bụng vì mọi nguyên nhân. Đau vùng miệng hay mắt do ống ngậm. Không kiểm soát được sự tiểu tiện khi gắng sức. Lú lẫn. Người không hợp tác tốt: trẻ em dưới 5 tuổi, người già hoặc người bị bệnh nặng Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp HH là hoạt động trao đổi khí, gồm cung cấp O2 cho TB và đào thải CO2 ra MT Cung cấp Oxy tạo năng lượng (ATP) cho cơ thể hoạt động và đào thảo CO2 ra ngoài môi trường Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Hệ hô hấp gồm 5 thành phần chính: Hệ thống đường dẫn khí (trên/dưới) Phổi (phế nang) Lồng ngực Hệ thống mạch máu Hệ thống thần kinh Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Đường dẫn khí trên đi từ mũi đến thanh quản, có chức năng là đưa KK từ ngoài vào đến khí quản. Lót bên trong đường dẫn là lớp niêm mạc có tác dụng sưởi ấm KK, tạo độ ẩm và bảo vệ (ngăn vật lạ, tiết dịch, lông mũi và long chuyển.. Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Đường dẫn khí dưới phân chia nhiều cấp (#22-23 cấp) tạo thành cây khí phế quản. Từ cấp 1-18 chỉ có chức năng dẫn khí, từ cấp 18-23 vừa có chức năng dẫn khí, vừa trao đổi khí. Đường dẫn khí từ khí quản đến phế quản nhỏ có cấu tạo từ các vòng sụn, các tiểu phế quản tận không có vòng sụn, chỉ có cơ trơn tiểu phế quản Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Phế nang là đơn vị trao đổi khí chính của cơ thể Tổng số phế nang: 300-500 triệu, có diện tích khoảng 70 - 90m2 Biểu mô phế nang gồm 2 loại: ❑ Phế bào I: biểu mô lát dẹt, tạo ra thành phế nang ❑ Phế bào II: lớn, sản xuất chất hoạt diện surfactant. Thiếu sẽ gây xẹp phổi và suy hô hấp (thường ở trẻ sinh non) Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Mặt ngoài các nhu mô phổi là tổ chức mô kẽ, có kết cấu lỏng lẻo, gồm có các sợi chun, sợi collagen có tính đàn hồi, hệ thống các đại thực bào, hệ thống mao mạch và tận cùng của hệ thần kinh thực vật Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Màng phổi: Gồm Lá tạng (dính vào phổi) và Lá thành (dính vào thành ngực) Khoang màng phổi: giữa 2 lá tạng và thành Bình thường: khoang ảo, có áp lực âm, chứa 1 lớp dịch lót mỏng. Bệnh lý: tăng áp lực, giảm giãn nở theo lồng ngực, có thể gây xẹp phổi (tràn dịch, tràn khí, u, viêm …) Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Thần kinh: Hệ TK TW: Trung tâm hô hấp ở hành não (TT hít vào), cầu não có trung tâm ức chế hít vào và vỏ não điều hòa hô hấp theo ý muốn. Hệ TK TV: hệ giao cảm và giây TK X, phân nhánh tận đến cơ trơn tiểu PQ và nhu mô phổi. Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Cơ hô hấp: Cơ hít vào: ❑ Bình thường: cơ hoành và cơ liên sườn ngoài ❑ Gắng sức: các cơ cổ (cơ thang, răng trước, ức đòn chũm) Cơ thở ra: ❑ Bình thường: thụ động (hoành, liên sườn ngoài giãn nghỉ) ❑ Gắng sức: cơ liên sườn trong, các cơ thành bụng Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Thông khí phổi: Kiểu âm: khi áp xuất trong phổi thấp hơn bên ngoài, không khí di chuyển từ bên ngoài vào phổi, hay gọi thời kỳ hít vào. Kiểu dương: khi áp xuất trong phổi lớn hơn bên ngoài, không khí di chuyển từ bên trong phổi ra ngoài, hay gọi thời kỳ thở ra. Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Hít vào BT: cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài co làm tăng kích thước lồng ngực, không khí đi vào phổi, hít vào BT là động tác chủ động. Thở ra BT: cơ hoành giãn, co liên sườn ngoài giãn, làm giãm KT lồng ngực, không khí ra ngoài. Thở ra la hoạt động thụ động. Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp 4 giai đoạn của quá trình hô hấp: 1. Thông khí phổi. 2. Trao đổi khí qua màng phế nang - Mao mạch phổi (Khuyếch tán). 3. Vận chuyển khí từ phổi đến mô và ngược lại (Vận chuyển) 4. Trao đổi khí tại mô (Hô hấp tế bào) Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Thông khí phế nang: Là mức không khí trao đổi ở tất cả các phế nang trong một phút. Tần số hô hấp: Là số lần hô hấp/ phút # 12-16 Thể tích thông khí phút tối đa: là lượng khí tối đa có thể hô hấp được trong 1 phút (#4,8-6L/P) Hô hấp ký Sơ lược sinh lý, giải phẫu hệ hô hấp Khoảng chết: có 2 loại ❑ Khoảng chết giải phẫu: Là khoảng không gian trong bộ máy hô hấp không có diện trao đổi khí với máu. Khoảng này bao gồm toàn bộ các đường dẫn khí. ❑ Khoảng chết sinh lý: Là khoảng chết giải phẫu cộng thêm các phế nang không trao đổi khí với máu được Hô hấp ký Vai trò của Hô hấp ký Hô hấp ký giúp đánh giá GĐ 1 của quá trình hô hấp (thông khí phổi), qua đó khảo sát ❑ Các thể tích phổi: đánh giá các thể tích khí bình thường và gắng sức của BN. ❑ Các dung tích phổi: đánh giá tình trạng lưu thông của hệ thống đường dẫn khí và các yếu tố cơ học khi HH gắn sức Hô hấp ký 3100 ml 500 ml 3600 ml 4800 ml 6000 ml 1200 ml 2400 ml 1200 ml Hô hấp ký Một số thông số Dung tích toàn phổi (TLC - Total Lung Capacity) Là toàn bộ khí có trong phổi sau khi hít vào tối đa, gồm dung tích sống (VC/SVC) và thể tích khí cặn (RV), BT dung tích toàn phổi khoảng 5L. TLC = VC + RV Hô hấp ký Một số thông số Dung tích sống/Dung tích sống thở chậm (VC - Vital Capacity, hay SVC - Slow Vital Capacity) Là thể tích khí thở ra hết sức sau khi đã hít vào hết sức. Tổng của thể tích khí lưu thông (TV), thể tích dự trữ hít vào (IRV) và thể tích dự trữ thở ra (ERV). VC (SVC) = TV + IRV + ERV Người Việt Nam trưởng thành BT, VC # 3,5 - 4L với nam & 2,5 - 3L với nữ. Hô hấp ký Một số thông số Thể tích khí lưu thông (TV - Tidal Volume) Là thể tích khí một lần hít vào hay thở ra BT, bình thường thể tích khí lưu thông khoảng 400 - 500 ml. Thể tích dự trữ hít vào (IRV - Inspiratory Reserve Volume) Là thể tích khí thu được khi cố gắng hít vào hết sức sau thì hít vào thông thường, khoảng từ 1500 - 2000 ml Hô hấp ký Một số thông số Dung tích hít vào (IC - Inspiratory Capacity) Dung tích hít vào là số lít khí hít vào tối đa kể từ vị trí cuối thì thở ra bình thường, bao gồm thể tích khí lưu thông (TV) và thể tích khí dự trữ hít vào (IRV), khoảng 2 - 2,5 L IC = TV + IRV Hô hấp ký Một số thông số Dung tích sống gắng sức (FVC - Forced Vital Capacity) Là thể tích khí thu được do hít vào thật hết sức rồi thở ra thật nhanh, thật mạnh và thật hết sức FVC khác với VC Hô hấp ký Một số thông số Dung tích cặn chức năng (FRC - Functional Residual Capacity) Là số lít khí có trong phổi cuối thì thở ra bình thường, bao gồm thể tích khí cặn (RV) và thể tích dự trữ thở ra (ERV), khoảng 2 L - 3 L FRC = RV + ERV Hô hấp ký Một số thông số Thể tích khí cặn (RV - Residual Volume) Là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra hết sức, khoảng 1000 - 1200 ml Thể tích dự trữ thở ra (ERV - Expiratory Reserve Volume) Là thể tích khí thu được khi cố gắng thở ra hết sức sau thì thở ra thông thường, khoảng 1100 - 1500 ml. Hô hấp ký Một số thông số Lưu lượng thở Là lượng thể tích khí được huy động trong một đơn vị thời gian (lít/phút) hoặc (lít/giây). Lưu lượng thở nói lên khả năng hay tốc độ huy động khí đáp ứng nhu cầu cơ thể và sự thông thoáng của đường dẫn khí. Hô hấp ký Một số thông số Lưu lượng đỉnh (PEF - Peak Expiratory Flow hay PF - Peak Flow) Là lượng khí ra khỏi phổi lớn nhất đo tại điểm bắt đầu thở ra gắng sức sau khi đã hít vào hết sức. Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên (FEV1 - Forced Expiratory Volume in the first second) Là thể tích đo được trong giây đầu tiên khi người bệnh thở mạnh, gắng sức Hô hấp ký Một số thông số Lưu lượng tối đa trung bình trong một khoảng nhất định của FVC (ký hiệu là FEF - Forced Expiratory Flow hoặc MEF - Maximal Expiratory Flow) Là lưu lượng dòng khí đo được khi đo FVC, được giới hạn trong một mốc khoảng cách nhất định FEF 25 = MEF 75 ; FEF 75 = MEF 25: Lưu lượng trung bình thở ra trong khoảng 25-75% của FVC Hô hấp ký Một số thông số FEF 25 hoặc MEF 75 Lưu lượng thở ra tại vị trí 25% của FVC hay còn lại 75% của FVC (đánh giá mức độ thông thoáng của các phế quản lớn) FEF 50 hoặc MEF 50 Lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 50% của FVC (đánh giá mức độ thông thoáng của các phế quản vừa) FEF 75 hoặc MEF 25 Lưu lượng thở ra tại vị trí 75% của FVC hay còn lại 25% của FVC (đánh giá mức độ thông thoáng của các phế quản nhỏ) Hô hấp ký Một số thông số Hô hấp ký Hô hấp ký Một số thông số Thể tích thông khí tối đa phút (MVV - Maximal Volumtary Ventilation par minute) Tổng lượng khí đo được khi người bệnh hít vào và thở ra nhanh, sâu, chủ động trong suốt 12 -15 giây MVV ước tính = thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1) × 35 hoặc 40 Hô hấp ký Một số thông số Chỉ số Tiffeneau Tỷ lệ giữa FEV1/ VC đánh giá thay đổi tắc nghẽn đường dẫn khí Chỉ số Gaensler Tỷ lệ giữa FEV1/ FVC, có ý nghĩa như chỉ số Tiffeneau Hô hấp ký Một số thông số Date Ngày tháng năm Name Họ tên đối tượng PT.No (Patient number ) Số hồ sơ BN Age / Date of Birth Ngày tháng năm sinh Sex Giới tính Height Chiều cao Weight Cân nặng Race Chủng tộc Race adjustment Điều chỉnh chủng tộc (%) Hô hấp ký Một số thông số Indications/ Diagnosis Chẩn đoán sơ bộ Temperature Nhiệt độ phòng Baro Pres (Barometric Pressure) Áp suất khí quyển Smoker Tiền sử hút thuốc (gói.năm) BMI (Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể BSA (body surface area) Diện tích bề mặt (S da) Physician Người thực hiện đo Ref.physician (referring physician)/Doctor Bác sĩ chỉ định Address/Phone…. Địa chỉ, ĐT… Hô hấp ký Một số thông số Pred (Predicted value) Giá trị dự đoán (BT) LLN: Lower limit of normal Chỉ số giới hạn bình thường dưới Act(Actual value)/Pre( Pre- Giá trị đo được trước test thuốc bronchodilator test ) [ACT1] %Prd (% Predicted value) % so với trị số dự đoán trước thử thuốc dãn phế quản Post (Post bronchodilator test)/ Trị số đo được sau thử thuốc dãn [ACT2] phế quản %Pre (% Predicted value) % so với trị số dự đoán sau thử thuốc dãn phế quản %Chg (%Change) % thay đổi sau test thuốc Hô hấp ký Thiết bị đo Chuẩn bị người bệnh Tiến hành đo Các tiêu chuẩn chấp nhận Hô hấp ký Thiết bị đo Hô hấp ký Thiết bị đo Định chuẩn máy: Tiến hành mỗi ngày trước khi đo 30 phút, sử dụng ống định chuẩn đi kèm thể tích 3L hoặc 1L Ghi nhận thông tin đầy đủ của người bệnh vào máy: Chủng tộc, giới tính, chiều cao, cân nặng, tuổi, tình trạng hút thuốc lá,… Hô hấp ký Chuẩn bị người bệnh Hô hấp ký Chuẩn bị người bệnh Trước khi thực hiện Tránh sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít hoặc các thuốc điều trị khác trước. ❑ Ngưng tối thiểu 4-6 giờ đối với: Ventolin. ❑ Ngưng tối thiểu 12 giờ đối với: Berodual, Combivent. ❑ Ngưng tối thiểu 24 giờ đối với: Seretide, Symbicort. ❑ Ngưng tối thiểu 36 giờ đối với: Ultibro. Hô hấp ký Chuẩn bị người bệnh Trước khi thực hiện Không uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đo. Không hút thuốc lá 1 giờ trước khi đo. Không vận động mạnh 30 phút trước khi đo. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái Tránh ăn quá no Phải kiểm tra huyết áp trước khi đo Giải thích rõ quy trình thực hiện Hô hấp ký Chuẩn bị người bệnh Trước khi thực hiện Không uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đo. Không hút thuốc lá 1 giờ trước khi đo. Không vận động mạnh 30 phút trước khi đo. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để không gây cản trở đến khả năng hít thở sâu. Tránh ăn quá no trước khi làm xét nghiệm vì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hít thở. Phải kiểm tra huyết áp trước khi đo Hô hấp ký Chuẩn bị người bệnh Trong khi thực hiện Có thể tiến hành đo trong tư thế ngồi hoặc tư thế đứng (béo phì, dư cân vùng bụng nên ở tư thế đứng) Được kẹp mũi để đóng cả hai lỗ mũi lại và đặt đầu ống của hô hấp kế vào miệng. Hít một hơi thật sâu, giữ hơi thở lại một vài giây và sau đó thở ra mạnh nhất có thể vào trong đầu ống ở miệng. Thực hiện lại như vậy ít nhất 3 lần để đảm bảo kết quả đo được đồng nhất. Hô hấp ký Tiến hành đo Hô hấp ký Tiến hành đo FVC: 3 pha 1. Hít vào hết sức, ngưng chờ hiệu lệnh; 2. Thở ra NHANH, MẠNH hết sức, tiếp tục thở ra cho đến khi hết hơi (tối thiểu 6s với người lớn và 3s với trẻ em) 3. Hít vào hết sức Hô hấp ký Tiến hành đo FVC: Hô hấp ký Tiến hành đo VC: 1. Bệnh nhân thở 1, 2 nhịp bình thường; 2. Bệnh nhân hít vào hết mức rồi thở ra hết mức một cách từ từ nhẹ nhàng, không cần gắng sức (quá trình trong khoảng 5 – 6s) Lưu ý: Không hít vào quá chậm Hô hấp ký Tiến hành đo VC: Hô hấp ký Tiến hành đo MVV: Hô hấp ký Các tiêu chuẩn Chất lượng các đường biểu diễn 1. Khởi đầu mượt và không ngập ngừng 2. Sườn lên đến đỉnh nhanh, thẳng đứng và sườn xuống mượt, liên tục và không có xảo ảnh 3. Không có biểu hiện kết thúc sớm Hô hấp ký Các tiêu chuẩn Tính lặp lại của nghiệm pháp Sự khác biệt về giá trị giữa hai giãn đồ hô hấp ký tốt nhất (trong ít nhất 3 giãn đồ đạt tiêu chuẩn tính chấp nhận được) phải dưới 150 mL cho cả FVC và FEV1. Hô hấp ký Các tiêu chuẩn Hô hấp ký Một số lỗi thường gặp Hô hấp ký Một số lỗi thường gặp Hô hấp ký Các bước đọc Kiểm tra TT TT Hành KQ Đủ và KT kỹ thuật BN chính đúng CĐ Xem đáp Kết luận ứng test Phân độ KQ Đọc kết quả GPQ Hô hấp ký Các bước đọc Chọn VC hay Xác định hạn Phân độ hạn Chọn Tiffeneau FVC chế chế hoặc Gaensler Xem đáp ứng Phân độ tắc Xác định tắc Kết luận test GPQ nghẽn nghẽn Hô hấp ký Các bước đọc Xác định HC hạn chế Xem VC với FVC cái nào lớn hơn thì chọn giá trị lớn hơn Dùng giá trị đã chọn để phân độ Hội chứng hạn chế: ❑ Nếu giá trị % đã chọn ≥ 80% giá trị dự đoán thì không có HC hạn chế. ❑ Nếu giá trị % đã chọn < 80% chỉ số dự đoán thì có Hạn chế và tiến hành phân độ Hô hấp ký Các bước đọc KQ %VC (%FVC) dự Phân độ đoán 60 - < 80% Hạn chế nhẹ (độ 1) 40 - < 60% Hạn chế trung bình (độ 2) < 40% Hạn chế nặng (độ 3) Hô hấp ký Các bước đọc Xác định HC tắc nghẽn Chọn Tiffneau nếu VC lớn hơn, hoặc Gaensler nếu FVC lớn hơn. Nếu Tiff hoặc Gaen: ❑ ≥ 70% so với giá trị dự đoán thì không có hội chứng tắc nghẽn ❑ < 70% thì có HC tắc nghẽn → Phân độ tắc nghẽn dựa vào %FEV1. Hô hấp ký Các bước đọc Xác định HC tắc nghẽn Theo Gold 2024 KQ % FEV1 dự đoán Phân độ ≥ 80% Tắc nghẽn nhẹ (độ 1) ≤ 50% - < 80% Tắc nghẽn trung bình (độ 2) ≤ 30% - < 50% Tắc nghẽn nặng (độ 3) < 30% Tắc nghẽn rất nặng (độ 4) Hô hấp ký Lưu đồ đọc KQ Hô hấp ký Rối loạn thông khí tắc nghẽn: Hen, COPD, giãn PQ, xơ hoá kén, viêm TPQ tận,.. Rối loạn thông khí hạn chế do tổn thương nhu mô phổi: xơ phổi vô căn, bệnh bụi phổi, Sarcoidose, bệnh phổi kẽ do thuốc và tia xạ,.. Rối loạn thông khí hạn chế do bệnh màng phổi: Tràn dịch/khí màng phổi, nhược cơ, Guillain-Baree, gù vẹo,.. Hô hấp ký Xác định đáp ứng test GPQ Đáp ứng test GPQ khi đạt 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: ❑ VC hoặc/và FVC hoặc/ và FEV1: tăng 12% và 200 ml sau khi thử thuốc GPQ. Trẻ em tăng 12% ❑ Trung bình hằng ngày lưu lượng đỉnh (PEF) thay đổi > 10% (trẻ em > 13%) Theo GINA 2023 Hô hấp ký Tài liệu tham khảo Thường quy kỹ thuật tập 2, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn sử dụng bảng phân loại quốc tế ILO phim X quang các bệnh bụi phổi Tham khảo tài liệu HCDC Thông tư 28/2016/BYT Thông tư 15 /2016/ BYT Thông tư 02/2023/BYT

Use Quizgecko on...
Browser
Browser