Mô Phôi Hệ Tiêu Hóa (Digestive/Gastrointestinal System) PDF
Document Details
Uploaded by TimeHonoredCourage
Phenikaa University
2024
TS.BS Võ Đình Vinh & ThS.BS Ngô Văn Lăng
Tags
Related
- Anatomy & Physiology II - Digestive System II - PDF
- Anatomy & Physiology II Digestive System II PDF
- Anatomy & Physiology II: Digestive System PDF
- Digestive System Anatomy and Physiology: Part 1 PDF
- Anatomy and Physiology of Digestive System PDF
- BS161 Anatomy and Physiology 2024/25 Digestive System Lecture Notes PDF
Summary
This document is a lecture for the Digestive/Gastrointestinal System course. It details the structures of the digestive system including the esophagus, stomach, small intestine & large intestine. The lecture also discusses the development of the digestive system and associated congenital anomalies.
Full Transcript
MÔ – PHÔI HỆ TIÊU HÓA (Digestive/Gastrointestinal System) Học phần Mô Phôi – Module Hệ tiêu hóa Bài giảng SV YK Khóa 17. HK2.NH 2024-2025 TS.BS. Võ Đình Vinh & ThS.BS Ngô Văn Lăng: BM Giải phẫu & Mô Phôi - Khoa Khoa học y sinh...
MÔ – PHÔI HỆ TIÊU HÓA (Digestive/Gastrointestinal System) Học phần Mô Phôi – Module Hệ tiêu hóa Bài giảng SV YK Khóa 17. HK2.NH 2024-2025 TS.BS. Võ Đình Vinh & ThS.BS Ngô Văn Lăng: BM Giải phẫu & Mô Phôi - Khoa Khoa học y sinh 1 MỤC TIÊU: 1.Mô tả được cấu tạo mô học chung của ống tiêu hóa từ thực quản đến ống hậu môn. 2.Phân biệt được cấu tạo mô học riêng phù hợp chức năng của: thực quản; dạ dày; ruột non & ruột già. 3.Phân biệt được cấu tạo mô học của: Tiểu thùy gan cổ điển; tuyến tụy; các tuyến nước bọt. 4.Trình bày tóm tắt sự hình thành hệ tiêu hóa & một số dị tật bẩm sinh thường gặp. 2 NỘI DUNG 1. Cấu tạo mô học chung của ống tiêu hóa từ thực quản - ống hậu môn 2. Đặc điểm cấu tạo của: Thực quản; dạ dày; ruột non và ruột già. 3. Các tuyến tiêu hóa lớn: Gan; tụy và các tuyến nước bọt. 4. Sự hình thành hệ tiêu hóa & một số dị tật bẩm sinh thường gặp ĐẠI CƢƠNG HỆ TIÊU HÓA (TH) 6 Chức năng: tiếp nhận, vận chuyển, tiêu hóa, hấp thu thức ăn & đào thải chất cặn bã/phân. Hệ TH gồm: ống TH & các cơ quan tiêu hóa phụ (tuyến TH; răng, lưỡi,…). Ống TH: bắt đầu từ khoang miệng - ống hậu môn. Khoang miệng gồm tiền đình & khoang miệng chính. Khoang miệng được lót bởi: B.mô lát tầng sừng hóa: bao phủ các cấu trúc tiếp xúc với thức ăn (mặt trên lưỡi, lợi, khẩu cái cứng). B.mô lát tầng không sừng hóa: phủ phần còn lại. Sàn miệng có nhiều tuyến nước bọt. Lưỡi là khối cơ được bao phủ biểu mô lát tầng; mặt trên lưỡi: 2/3 trước có nhiều nhú & nụ vị giác, 1/3 sau có nhiều mô lympho. Đoạn ống TH từ thực quản - ống hậu môn (trước đây gọi là ống TH chính thức) vừa có đặc điểm cấu tạo chung vừa có đặc điểm cấu tạo riêng để phù hợp chức năng. Tuyến TH: S.xuất dịch & men TH đổ vào ống TH, gồm: Các tuyến nhỏ trong thành ống TH (Lieberkuhn, Brunner, đáy vị, môn vị). Các tuyến lớn nằm ngoài ống TH (gan, tụy, tuyến nước bọt). Hệ TH được hình thành từ ống ruột nguyên thủy do sự khép mình của phôi. nội bì12 I. CẤU TẠO CHUNG CỦA ỐNG TIÊU HÓA TỪ THỰC QUẢN - HẬU MÔN Ống tiêu hóa (digestive tract) từ thực quản – hậu môn được chia nhiều đoạn vừa có cấu tạo chung vừa có cấu tạo riêng để phù hợp với chức năng của chúng. Cấu tạo chung: từ trong→ngoài có 4 tầng/áo mô: 1. Tầng 2. Tầng 4. Tầng 3. Tầng niêm mạc dưới niêm mạc vỏ Ngoài cơ a) Tầng niêm mạc: ≠ nhau tùy đoạn; 3 lớp (trong-ngoài): Biểu mô: lát tầng không sừng (thực quản, đoạn cuối ống hậu môn) hoặc trụ đơn (dạ dày, ruột). Lớp đệm: mô liên kết (LK) thưa; tùy đoạn có các tuyến, mạch máu, tận cùng thần kinh (TK), nang bạch huyết. Cơ niêm: cơ trơn, xếp 2 lớp mỏng (trong vòng, ngoài dọc), ngăn tầng niêm mạc & tầng dưới niêm mạc. b) Tầng dƣới niêm mạc: phần lớn là mô LK thưa; mạch máu & mạch bạch huyết; tùy đoạn có các tuyến; đám rối TK Meissner. đk các tuyến1 c) Tầng cơ: Cơ trơn (trừ 1/3 trên thực quản & cơ thắt hậu môn là cơ vân); 2 lớp: trong hướng vòng, ngoài hướng dọc. Dạ dày có thêm lớp cơ chéo trong cùng. Giữa 2 lớp: đám rối TK Auerbach (cùng đám rối Meissner thuộc hệ TK ruột). d) Tầng vỏ ngoài: Màng mô LK thưa; các đoạn trong ổ bụng, phía ngoài màng mô LK thưa còn được phủ bởi 1 hàng tế bào (TB) trung biểu mô/lát đơn. nguồn gốc trung mô II. ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA TỪNG ĐOẠN ỐNG TH TỪ THỰC QUẢN-HẬU MÔN 2.1. Thực quản/esophagus (TQ): a) Tầng niêm mạc Biểu mô (BM): lát tầng không sừng hóa. Vùng tiếp giáp với dạ dày=> BM trụ đơn. Lớp đệm: mô LK thưa; có tuyến TQ-vị/tuyến tâm vị (phát triển ở đoạn dưới của TQ; tiết nhầy). Cơ niêm: cơ trơn dày (cơ vân 1/3 trên), không liên tục, hướng dọc. b) Tầng dƣới n.mạc: Mô LK đặc không định hướng; có tuyến TQ chính thức: ngoại tiết loại túi kiểu chùm nho (tiết nhầy); có đám rối tĩnh mạch/TM (nếu xơ gan=>↑ áp lực TM cửa=> giãn TM thực quản & vỡ). c) Tầng cơ: 2 lớp; 1/3 trên: cơ vân, 2/3 dưới: cơ trơn. d) Tầng vỏ ngoài: Như cấu tạo chung. 2.2. Dạ dày/stomach (DD): Đoạn phình to nhất của ống TH, nối thực quản với ruột non (tá tràng). Mặt trong khi căng=> nhẵn, khi rỗng=> có các nếp gấp dọc; bề mặt niêm mạc có nhiều lổ nhỏ=> phễu DD. Do khác nhau của 3 loại tuyến=> chia 3 vùng: tâm vị, đáy vị & môn vị. 2 chức năng: cơ học (nhào trộn thức ăn) & hóa học (tiêu hóa 1 phần thức ăn). Thực quản Cơ thắt tâm vị Đáy vị/ Cơ thắt môn vị thượng vị Tá tràng Thân vị Môn vị Lòng dạ dày Phễu DD Nếp gấp Niêm mạc Điểm BH Dưới niêm mạc Cơ niêm Mạch BH Tĩnh mạch Tầng cơ Động mạch Lớp cơ chéo Lớp cơ vòng Vỏ ngoài Đám rối TK Lớp cơ dọc CẤU TẠO MÔ HỌC CỦA DẠ DÀY 2.2.1. Tầng niêm mạc a) Biểu mô (1): 1 2 Trụ đơn, một loại TB tiết nhầy: Bào tương cực ngọn có hạt sinh nhầy; nhân gần cực đáy; giữa 3 2 các TB có liên kết vòng bịt. Lớp nhầy/mucin khá dày (#100µm)=> bảo vệ niêm mạc (chống HCl). Phễu DD b) Lớp đệm (2): 1 1 Mô LK, chứa nhiều tuyến tiết dịch vị=> tuyến 2 DD (15 triệu tuyến). 2 3 loại tuyến DD ở 3 vùng (3): đáy vị, môn vị & tâm vị. Chất tiết đổ vào phễu DD. 3 Dịch vị: Trong, không màu, chứa: HCl, chất 2 3 nhầy, men pepsin (phân hủy protein) & men 2 lipase (phân hủy lipid); lượng dịch vị: 05-1L/24h. Tuyến đáy vị/fundic gland: Nhiều nhất, quan trọng nhất, nằm ở thân & đáy DD. Loại tuyến ống thẳng, chia nhánh. Gồm 3 đoạn: eo, cổ, đáy/thân. Thành ống được lợp bởi 5 loại TB: TB tái tạo/stem cell, TB nhầy, TB viền, TB chính, TB nội tiết. Eo/hố tuyến & cổ tuyến: Chủ yếu TB tái tạo, TB nhầy & TB viền. Đáy/thân: Chủ yếu TB chính & TB nội tiết. Tế bào chính/chief/zymogenic cell (CC - ảnh dưới trái) Hình khối vuông; cực ngọn có vi nhung mao nhỏ; nhân hình cầu; bào tương cực ngọn chứa các hạt sinh men propepsin/tiền pepsin & lipase. Có nhiều ở ½ dưới ống tuyến. TB viền/TB thành/parietal cell (PC – ảnh trên trái): Hình cầu/tháp lớn, xen kẽ TB nhầy (vùng eo) hoặc lệch phía ngoài TB chính (cổ & đáy). Bào tương nhiều ty thể & vi quản nội bào (đưa chất tiết vào lòng tuyến). Chức năng: chế tiết HCl dạng ion H⁺ & Cl⁻. chế tiết yếu tố nội tại DD (glycoprotein) giúp hấp thu B12 ở hồi tràng. Tế bào nội tiết/TB ưa bạc/TB DNES: Kích thước nhỏ, xen kẽ các TB chính, ở 1/3 giữa & đáy tuyến. Bào tương chứa các hạt màu đen khi nhuộm muối bạc=> TB ưa bạc. Chế tiết: (i) gastrin=> kích thích TB viền giải phóng H⁺, Cl⁻ & TB chính tiết propepsin; (ii) Somatostatin=> làm ↑ nhu động ruột & kìm hãm chế tiết gastrin. TB nhầy cổ tuyến/mucous neck cell: Hình trụ nằm rải rác, xen kẽ TB viền vùng cổ tuyến; giống TB biểu mô niêm mạc dạ dày. Bào tương vùng cực ngọn chứa nhiều giọt sinh nhầy mucin/glycoprotein=> bảo vệ DD. TB viền TB nhầy cổ tuyến Lòng tuyến đáy vị CÁC LOẠI TẾ BÀO CỦA TUYẾN ĐÁY VỊ Tuyến môn vị: Tuyến ống cong, chia nhánh; thành gồm 1 lớp TB hình khối vuông; nhân dẹt; bào tương chứa hạt sinh nhầy. Tuyến tâm vị: Giống tuyến môn vị. c) Cơ niêm: Cơ trơn (cấu tạo chung). 2.2.2. Tầng dƣới niêm mạc: Mô LK thưa, TB mỡ, mạch bạch huyết, dưỡng bào, bạch cầu. 2.2.3. Tầng cơ có 3 lớp: trong cùng hướng chéo; giữa hướng vòng; ngoài hướng dọc; giữa lớp vòng & dọc có đám rối TK Auerbach. 2.2.4. Tầng vỏ ngoài: Như cấu tạo chung. 2.3. Ruột non/tiểu tràng/small intestine Là nơi thức ăn được tiêu hoá & hấp thu gần như toàn bộ (vào máu & mạch bạch huyết). Để phù hợp chức năng đó, ruột non có đặc điểm: dài nhất (4-6m), gồm 3 đoạn (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng) cấu tạo mô học khá ≈ nhau. có 3 cấu trúc đặc biệt nhằm ↑ S.trao đổi chất. a) Tầng niêm mạc: (i) Van ngang/plicae circulares: Là cấu trúc thuộc tầng niêm mạc & tầng dưới niêm Van ngang mạc (không bị mất đi khi ruột giãn), trong đó: T.dưới NM tầng dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc lên, tạo nếp gấp hình liềm (trục van? & thành van?). có từ hỗng tràng; đến ½ dưới hồi tràng, số lượng & chiều cao van ↓ dần (↑ S.hấp thu lên 3 lần). (ii) Nhung mao/lông ruột/intestinal villus: Là cấu trúc thuộc tầng niêm mạc: do lớp đệm đội biểu mô lên tạo nếp gấp hình ngón tay về lòng ruột (trục nhung mao? thành nhung mao?)=> niêm mạc ruột giống như nhung; có ở 3 đoạn ruột non (↑ S hấp thu 10 lần). (iii) Vi nhung mao/microvilli: Thành nhung mao/biểu mô nhung mao có các tế bào hấp thu mà cực ngọn có nhiều vi nhung mao tạo các khía dọc=> tế bào có mâm khía. Nhờ vi nhung mao, ↑ S.hấp thu lên 20 lần. ≥ ∑3 cấu trúc đặc biệt của ruột non C: NHUNG MAO làm ↑ S.hấp thu lên 1.000 lần,# 250-300m². Biểu mô: trụ đơn; 3 loại TB: TB hấp thu/TB mâm khía (1): đa số, hình trụ, nhân bầu dục nằm gần đáy; cực ngọn có các vạch dọc như khía/vi nhung mao. TB hình đài/TB tiết nhầy (2): hình trụ, cực ngọn phình to, chứa chất nhầy, đáy hẹp chứa nhân (t.đơn bào). TB ưa bạc/TB nội tiết (3): nhỏ, rải rác; bào tương chứa hạt ưa bạc; chất tiết là serotonin đổ→lớp đệm => co cơ trơn, ↑ nhu động ruột (t.nội tiết đơn bào). 2 1 1 2 1 3 2 Lớp đệm: Mô LK thưa & là trục của nhung mao. Mạch dưỡng chấp trung tâm/mao mạch bạch huyết bắt đầu từ ngọn→chân nhung mao. Các TB liên kết: tương bào, bạch cầu, sợi LK, cơ trơn Brucke, mạch máu, TK. Các nang bạch huyết rải rác hoặc tập trung (mảng Peyer ở hồi tràng). Có 2 loại tuyến: T.Lieberkuhn (ở toàn bộ ruột non); T.Brunner: chỉ có ở tá tràng. Tuyến Lieberkuhn: - Do BM niêm mạc lõm xuống lớp đệm (loại tuyến ống đơn thẳng). - Thành tuyến gồm 4 loại TB: hấp thu, hình đài, ưa bạc & TB Paneth (ở đáy tuyến, hình tháp; bào tương có nhiều hạt chế tiết=> diệt vi khuẩn). Tuyến Brunner: Chỉ có ở tá tràng. - Chủ yếu ở tầng dưới niêm mạc, có ít ở lớp đệm của niêm mạc (loại tuyến ống chia nhánh cong/tuyến ống-túi). - Thành tuyến là BM vuông hoặc trụ đơn, TB sáng màu, có hạt chế tiết chất nhầy. - Dịch tiết kiềm tính, có tác dụng bảo vệ niêm mạc tá tràng (trung hòa HCl từ dịch vị). Cơ niêm: Cơ trơn 2 lớp, chia nhánh xen giữa các tuyến. b) Tầng dƣới niêm mạc Mô LK nhiều sợi chun, đám TB mỡ; có chỗ lồi lên tạo trục của van ngang. Ở tá tràng, có tuyến Brunner. Nang bạch huyết, đám rối TK Meissner. c) Tầng cơ: Nhung Van 2 lớp cơ trơn, trong hướng vòng, ngoài dọc; mao ngang giữa 2 lớp cơ có đám rối TK Auerbach. d) Tầng vỏ ngoài: là mô LK, mặt ngoài lợp bởi trung biểu mô; nối tiếp với lá tạng của mạc treo ruột. 2.4. Ruột già/đại tràng/large intestine: (Manh tràng, ĐT lên, ĐT ngang, ĐT xuống, ống hậu môn): dài 1,6-1,8m. a) Tầng niêm mạc Nhẵn, không van ngang & nhung mao. BM trụ đơn, 3 loại TB: hình đài, hấp thu & ưa bạc; tuyệt đại đa số là TB hình đài. BM hấp thu Na⁺, Cl⁻=> H₂O. Lớp đệm: T.Lieberkuhn có nhiều TB hình đài; các TB Paneth ở đáy tuyến; nang bạch huyết xâm nhập sâu xuống dưới niêm mạc. b) Tầng dƣới niêm mạc: như cấu tạo chung. c) Tầng cơ: 2 lớp. Lớp cơ dọc xếp thành 3 dải theo chiều dài ruột & gặp nhau tại chỗ nối manh tràng- ruột thừa, nhìn rõ bằng mắt thường. d) Tầng vỏ ngoài: Mô LK tiếp với lá tạng. 2.5. Ruột thừa/appendix: L: 8-9cm, d: 0,5-0,7cm; lòng hình khế, thành dày do phát triển mạnh của các nang bạch huyết. Tự đọc a) Tầng niêm mạc Biểu mô: giống BM ruột già. Lớp đệm: nhiều tuyến Lieberkuhn & nang bạch huyết. Lớp cơ niêm: không liên tục, ngắt quãng, mỏng. b) Tầng dƣới niên mạc: dày, nhiều mạch máu, nang bạch huyết. c) Tầng cơ & vỏ ngoài: cấu tạo chung. ClipHoatdongcuaOngTieuhoa ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC ỐNG TIÊU HÓA TỪ THỰC QUẢN - ỐNG HẬU MÔN Vùng Biểu mô Lớp đệm Cơ niêm T.dƣới NM Tầng cơ Thực quản Lát tầng không Tuyến thực quản - Hướng dọc Mô LK collagen, tuyến Vòng trong, dọc sừng hóa vị thực quản chính thức ngoài Dạ dày Trụ đơn nhầy, Tuyến dạ dày Vòng trong, dọc Mô LK collagen, không có Chéo trong, vòng không TB hình đài ngoài. tuyến giữa, dọc ngoài Ruột non Trụ đơn có TB hình Nhung mao, tuyến Vòng trong, dọc Mô LK xơ chun, tuyến Vòng trong, dọc đài Lieberkuhn, mảng ngoài Brunner (tá tràng) ngoài. Peyer (hồi tràng) Đại tràng, Trụ đơn có TB hình Tuyến Lieberkuhn , Vòng trong, dọc Mô LK xơ chun, không có Vòng trong, dọc manh đài nang bạch huyết ngoài tuyến ngoài (hình thành 3 tràng dải cơ dọc đại tràng) Ruột thừa Trụ đơn có TB đài Tuyến Lieberkuhn, Vòng trong, dọc Mô LK xơ chun, nang Vòng trong, dọc nhiều nang bạch ngoài b.huyết, không tuyến, ngoài huyết lớn đôi khi có mô mỡ Trực tràng Trụ đơn có TB hình Tuyến Lieberkuhn Vòng trong, dọc Mô LK xơ chun, không có Vòng trong, dọc đài (ít nhưng sâu hơn ngoài tuyến ngoài đại tràng) Ống hậu Từ trụ đơn→lát Tuyến bã nhờn, Vòng trong, dọc Mô LK xơ chun, các TM Vòng trong (cơ vòng môn (HM) tầng không sừng→ tuyến quanh HM ngoài lớn, không có tuyến HM), dọc ngoài lát tầng có sừng III. TUYẾN TIÊU HÓA (TTH) Ngoài các tuyến trong thành ÔTH, còn có những tuyến tách riêng: Gan, tụy, tuyến nước bọt. 2 phần chính: chế tiết & bài xuất (ngoại tiết); một số có chức năng nội tiết. Hầu hết có cấu trúc tương tự: có bao liên kết bọc ngoài, từ đó có nhiều vách LK đi vào nhu mô phân chia tuyến thành nhiều thùy & nhỏ hơn là tiểu thùy. Hoạt động chế tiết ở các tiểu thùy (đơn vị cấu tạo & ch.năng). Các ống bài xuất nhỏ trong tiểu thùy ↑ dần kích thước & đổ về ống bài xuất lớn gian tiểu thùy. Tiểu thùy gan 3.1. GAN/liver TTH lớn nhất (P=1,5kg); vừa ngoại tiết vừa nội tiết. Bọc ngoài bởi bao LK dày (bao Glisson)+phủ phúc mạc. Rốn gan có 4 thành phần: TM cửa, ĐM gan, ống mật, mạch bạch huyết. Có 4 thùy & 8 phân thùy. Từ phân thùy chia thành các tiểu thuỳ/đơn vị cấu tạo & chức năng. Ở gan người, vách LK mỏng khó phát hiện; ở góc các tiểu thuỳ là mô LK có chứa ĐM gan, TM cửa & ống mật=>khoảng cửa gan. Khoảng cửa Tiểu thùy gan Khoảng cửa 3.1.1. Cấu tạo của một tiểu thùy gan cổ điển Là khối nhu mô gan đa diện (1-2 mm), cách nhau ở khoảng cửa. Cấu tạo bởi những dây TB gan/bè Remak nối thành lưới, có hướng qui tụ về trung tâm của tiểu thuỳ. Xen vào giữa những dây TB gan là lưới mao mạch chạy từ ngoài vào trung tâm tiểu thuỳ theo hình nan hoa/mao mạch nan hoa & tập trung vào 1 TM nằm giữa tiểu thuỳ/TM trung tâm tiểu thuỳ. => 1 tiểu thuỳ gan cổ điển gồm 4 thành phần: TM trung tâm tiểu thuỳ, bè Remak, mao mạch nan hoa & khoảng Disse. Sơ đồ cấu tạo một phần của tiểu thùy gan cổ điển a) TM trung tâm tiểu thùy Bè Remak K.thước >, nằm giữa tiểu thuỳ; nhận máu từ các mao mạch nan hoađổ vào TM sau tiểu thuỳTM trên gan. Là mao mạch máu, thành mỏng, 1 lớp TB nội mô tựa trên màng đáy, ngoài màng đáy có mô LK mỏng với các TM TT TT sợi collagen. b) Bè Remak/Dây tế bào gan Các TB gan tập hợp thành bè/dây (biểu mô) hướng về Mao mạch TM trung tâm tiểu thùy. nan hoa TB gan: đa diện>; bề mặt tiếp xúc với khoảng Disse, vi quản mật & TB gan bên cạnh; 1-2 hạt nhân; bào tương nhiều bào quan, chất vùi, lưới nội bào hạt, không hạt, ribosom dạng polysom, ty thể, các hạt glycogen kích thước ≠ nhau. Vi quản mật: không có thành riêng, thành là màng bào tương TB gan có vi nhung mao. c) Mao mạch nan hoa/xoang gan: Mao mạch kiểu xoang; nhận máu từ ĐM gan & TM cửa, đổ vào TM tr.tâm tiểu thùy (loại máu gì?). Được ngăn cách với TB gan bởi khoảng Disse. Thành: có TB nội mô & TB Kupffer; không màng đáy. d) Khoảng Disse: khoảng trung gian xen giữa thành m.mạch nan hoa với TB gan. Trong khoảng Disse có: o Huyết tương; o Vi nhung mao TB gan; o TB tích mỡ/TB Ito (dự trữ mỡ, Vit A; khi xơ gan do rượu=> TB Ito sản xuất collagen týp I=> xơ hóa gan). o Sợi lưới, sợi collagen; o Sợi không myelin của thần kinh tự chủ. 3.1.2. Khoảng cửa/khoảng Kiernan: Là mô liên kết nằm giữa các góc của các tiểu thùy, 3 th.phần: Ống mật TM cửa TM cửa (PV): lòng rộng hơn ĐM gan; thành mỏng gồm một lớp nội mô & 1 lớp áo xơ chun. ĐM gan ĐM gan (HA): lòng tròn đều & hẹp, thành có lớp cơ dày, màng chun trong rõ. Ống mật (BD): Từ ống Hering (BM vuông thấp) ống bài xuất quanh tiểu thuỳ (BM vuông đơn) ống gian tiểu thuỳ/ống mật trong gan (BM trụ đơn). 3.1.3. Chức năng gan: Tự đọc a) Ngoại tiết: sản xuất & tiết dịch mật để tiêu hóa lipid. b) Nội tiết: TB gan hấp thu các chất từ máu, chuyển hóa chúng thành các sản phẩm khác nhau rồi đưa trở lại máu: Chuyển hóa protid: Tổng hợp protein huyết tương (albumin); các protein giúp q.trình đông máu (prothrombin, fibrinogen); tạo urê từ amoniac. Chuyển hóa glucid: Biến glucose=> glycogen hoặc ngược lại phân hủy glycogen=> glucose đưa vào máu theo nhu cầu. Chuyển hóa lipid: Tổng hợp cholesterol, triglyxerid, lipoprotein & phospholipid, trong đó cholesterol tạo ra hormon sinh dục. c) Chức năng dự trữ các chất: vitamin A, D, E, K, B12, ion sắt,… d) Chức năng khử độc & bảo vệ nhờ TB gan & TB Kupffer. 3.2. TỤY/pancreas: Tuyến khá > (80g), 1 đầu dính vào khung tá tràng. Có 2 phần cấu taọ & chức năng ≠ nhau: Tụy ngoại tiết & tụy nội tiết. Tuỵ ngoại (97%): Tuyến túi chia nhánh kiểu chùm nho, gồm các nang tuỵ & các ống bài xuất (chế tiết dịch tụy đổ vào tá tràng). Tuỵ nội (3%): Khối nhỏ xen kẽ phần ngoại tiết=> tiểu đảo Langerhans; là tuyến nội tiết kiểu lưới; các hormone (insulin & glucagon) kiểm soát chuyển hoá gluxit trong cơ thể. Nang tụy ngoại tiết Tiểu đảo Langerhans 3.2.1. Cấu tạo tuỵ ngoại tiết: Các nang tuyến & ống bài xuất. a) Nang tuyến: hình cầu/ống ngắn; thành nang có 2 loại TB. TB tuỵ ngoại/TB chế tiết: o Hình tháp, tạo 1 hàng quanh lòng nang; o Nhân hình cầu, lệch cực đáy. TB chế tiết o Bào tương: dưới nhân có nhiều lưới nội bào hạt; trên nhân nhiều hạt chế tiết & bộ Golgi. o Các TB liên kết với nhau = vòng bịt & thể TB TT nang tuyến liên kết. Ống BX trung gian TB trung tâm nang tuyến: o Dẹt, hình sao/thoi, không liên tục; nằm cực ngọn TB tuỵ ngoại. o Bào tương nghèo bào quan (sáng màu); nhân thẫm màu. b) Ống bài xuất: Gồm ống b.xuất trung gianống b.xuất trong tiểu thuỳống gian tiểu thuỳống tuỵ chính+ống tuỵ phụ (đổ vào tá tràng). Ống b.xuất trung gian: thành là TB trung tâm nang tuyến. Ống b.xuất trong tiểu thuỳ: BM vuông đơn/trụ thấp. Ống b.xuất gian tiểu thuỳ: BM trụ đơn; phía ngoài ống có mô LK dày & rõ. Ống tuỵ chính & tuỵ phụ: BM trụ đơn giống BM ruột. ≥ Dịch tụy: chất lỏng kiềm tính chứa các men amylase, lipase, trypsin, chymotrypsin & các muối Ca, Na. Ống b.xuất trong tiểu thùy Ống b.xuất trung gian 3.2.2. Cấu tạo tụy nội tiết/tiểu đảo Langerhans Khối nhỏ (#2 tr.): nhiều ở đuôi tuỵ hơn ở đầu & thân. Gồm 4 loại TB: TB A: >nhất, (20%), nằm ngoại vi. Bào tương có các hạt (chứa glucagon làm ↑ đường huyết: tác động lên TB gan làm ↑ giáng hoá glycogen=> glucose). TB B: < & nhiều hơn TB A (70%), tập trung ở trung tâm. Bào tương có hạt (chứa insulin làm ↓ đường huyết: Tác động lên ∑các TB để ↑ hấp thu & giáng hóa glucose của TB đó, đặc biệt là TB gan & TB cơ). TB D: ít (7%), ở ngoại vi tiểu đảo. Bào tương có các hạt (chứa somatostatine - chất trung gian dẫn truyền thần kinh, có tác dụng kìm hãm TB A tiết glucagon & kìm hãm TB B tiết insulin). TB PP: ít nhất (3%); tiết ra pancreatic polypeptid có tác dụng kìm hãm sự chế tiết của tụy ngoại tiết. 3.3. TUYẾN NƢỚC BỌT (TNB)/salivary glands, gồm: (i) Các tuyến nhỏ nằm trong niêm mạc miệng; (ii) 3 đôi tuyến lớn: Tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi (sau đây mô tả 3 cặp tuyến lớn). 3.3.1 Cấu tạo chung: Tuyến được bọc bởi vỏ liên kết (LK), từ đó có vách LK/vách gian tiểu thùy chia thành các tiểu thùy chứa các nang tuyến & ống bài xuất. Tuyến ngoại tiết loại túi, chia nhánh kiểu chùm nho. a) Phần chế tiết/nang tuyến: 2 loại TB: TB chế tiết tạo 1 hàng quanh lòng tuyến & TB cơ-BM phía ngoài; có 3 loại nang tuyến: Nang nước: Chỉ tiết nước, bầu dục, lòng hẹp, thành có 2 loại TB: TB tiết nước: hình tháp, nhân hình cầu, bào tương có hạt sinh men. TB cơ biểu mô/Myoepithelial C.: H.sao, có nhánh bào tương nối nhau & co duỗi. Nang nhầy: Chỉ tiết nhầy, lòng rộng có 2 loại TB: TB chế tiết: tháp, nhân dẹt gần đáy, bào tương nhiều hạt sinh nhầy. TB cơ biểu mô. Nang pha: vừa tiết nước, vừa tiết nhầy; 3 loại TB: TB tiết nước tạo liềm Gianuzzi; TB tiết nhầy màu sáng & TB cơ biểu mô. NANG PHA NANG NƯỚC NANG NHẦY b) Phần bài xuất: Ống trung gian/ống Boll: ngắn, nhỏ, tiếp với nang tuyến, thành lợp bởi BM vuông đơn. Ống có vạch/ống Pfluger: ống b.xuất trong tiểu thùy; thành là BM hình tháp; cực đáy TB có các vạch/vân (mê đạo đáy & ty thể phát triển). Ống bài xuất gian tiểu thùy: Thành là BM trụ tầng; vách liên kết bọc ngoài. Ống bài xuất cái: Stenon (T.mang tai), Wharton (T.dưới hàm), Bartholin (T.dưới lưỡi) được lợp BM lát tầng không sừng hóa (như b.mô n.mạc miệng). 3.3.2. Phân loại a) T.mang tai/parotid – tuyến nƣớc: Lớn nhất, đổ vào tiền đình miệng=ống Stenon. Phần chế tiết chỉ 1 loại nang tiết nước; b) T.dƣới hàm/submandibular – t.pha: Đổ vào dưới lưỡi=ống Wharton. 3 loại nang: tiết nước (đa số), nang nhầy & nang pha. c) T.dƣới lƣỡi/sublingual gland – t.pha: o Đổ vào dưới lưỡi=ống Bartholin. Cấu trúc tuyến giống tuyến dưới hàm; o 2 loại: Nang pha (đa số) & nang nhầy; không có loại nang chỉ có TB tiết nước. ≥Ch.năng t.nƣớc bọt: Tiết nước bọt (# 1 L/ngày)=> ẩm, bôi trơn khoang miệng & thức ăn; tiêu hóa glucid=men amylase. IV. TÓM TẮT SỰ HÌNH THÀNH HỆ TH & CÁC DỊ TẬT BẨM SINH THƢỜNG GẶP 4.1. Phân đoạn ống ruột nguyên thủy/primitive gut Do khép phôi (hướng đầu→đuôi & 2 bên) dẫn đến 2 Phôi 3 lá từ dạng đĩa=> chuyển dạng ống (tuần 3rd/ngày 21st). Nội bì từ 1 tấm phẳng=> tạo ống ruột nguyên thủy, gồm 3 đoạn (từ đầu→đuôi): Ruột trước; Ruột giữa; Ruột sau. Ruột trước/foregut: ở vùng đầu phôi; ống kín, từ màng miệng họng→nụ gan & chia 2 đoạn: + đoạn trên/đoạn ruột-họng: từ màng miệng họng→nụ phổi; + đoạn dưới: từ nụ phổi→nụ gan. Nụ gan Nụ phổi Ruột giữa/midgut: ở vùng giữa phôi; ống hở & thông với túi noãn hoàng. Ruột sau/Hindgut: vùng đuôi phôi; ống kín ở đầu dưới bởi màng nhớp. Màng nhớp Sự phân đoạn ống ruột nguyên thủy còn dựa vào phân bố mạch máu nuôi: Ruột trước: được nuôi bởi ĐM chủ & ĐM tạng; Ruột giữa: được nuôi bởi ĐM mạc treo tràng trên. Ruột sau: bởi ĐM mạc treo tràng dưới. 48 4.2. Phát triển của ruột trƣớc/foregut Đoạn trên của ruột trước Tham khảo Đoạn dưới của ruột trước từ nụ phổi→mầm gan, tạo nên: 5 Thực quản (2 đoạn: vùng ngực & vùng bụng); Dạ dày; Đoạn đầu của tá tràng; Gan & tụy; Túi mật & ống mật. 49 a) Phát triển của thực quản/esophagus Tuần 4th, túi thừa hô hấp xuất hiện ở thành bụng. Vách khí quản-thực quản được tạo ra & ngăn túi thừa hô hấp với ruột trước thành 2 ống: ống thanh-khí quản (phía trước/phía bụng). thực quản (phía sau/phía lưng). Thực quản dài ra do lồng ngực hạ thấp. Tầng cơ: cơ vân (1/3 trên) nhận phân bố TK phế-vị (dây X) & cơ trơn (2/3 dưới) nhận phân bố TK từ đám rối tạng. 50 Phát triển bất thƣờng của thực quản (th.quản): Tịt th.quản/esophageal atresia có hoặc không kèm rò khí quản/tracheoesophageal fistula: Tịt do vách khí-th.quản lệch ra sau; Rò do vách tạo không hoàn toàn. Gồm: Tịt th.quản đoạn giữa, rò khí-th.quản đoạn dưới (90%-A). Tịt th.quản đoạn giữa đơn thuần, không rò (4%-B)̀. Thông th.quản với khí quản (4%-C). Tịt th.quản đoạn dưới, rò khí–th.quản đoạn trên (1%-D). Rò khí–th.quản kép (1%-E). Dấu hiệu lâm sàng: Đa ối, sặc, nôn vọt sớm. b) Phát triển của dạ dày/stomach Vào tuần 4th, phần ruột trước dưới vách ngang phình ra tạo nên dạ dày; sau đó xoay theo 2 trục (dọc & trước-sau): Dạ dày xoay 900 quanh trục dọc, cùng chiều kim đồng hồ=>: Mặt trái ra trước=>mặt trước. Mặt phải ra sau=>mặt sau. 52 Bờ sau phát triển nhanh hơn bờ trước & sang trái=> tạo bờ cong lớn. Bờ trước sang phải=> tạo bờ cong nhỏ. Các dây TK phế-vị từ vị trí mặt trái & phải=> mặt trước & sau. 53 Dạ dày xoay theo trục trước→sau, cùng chiều kim đồng hồ: Trước khi xoay, đầu trên & đầu dưới cùng trên 1 đường thẳng; sau khi xoay=> 4: Đầu dưới dạ dày/môn vị=> lệch phải & lên trên. Đầu trên/tâm vị=> lệch trái & hơi xuống dưới. Bờ cong lớn: bên trái & hơi lệch xuống dưới. Bờ cong nhỏ: bên phải & nhô lên trên. ClipSuxoayDaday 54 Phát triển bất thƣờng của dạ dày: Hẹp môn vị bẩm sinh/pyloric stenosis: Thường gặp, tỷ lệ: 1/150-1/170 trẻ sinh; do phì đại cơ vòng. Lâm sàng: Trẻ bú xong=> nôn vọt ra. Tật ≠ (hiếm gặp): Tật dạ dày nhân đôi/Gastric duplication; tật vách ngăn tiền môn vị/Prepyloric septum. c) Phát triển của tá tràng/duodenum Tự đọc Tá tràng được tạo ra từ đoạn dưới của ruột trước & đoạn trên của ruột giữa. Chỗ nối 2 đoạn ruột này là nơi phát sinh nụ gan. Do dạ dày xoay theo trục trước→sau=> Tá tràng lệch phải & có hình chữ C. 56 Tháng 2nd, thành tá tràng ↑ sinh tế bào=> đặc lòng, nhưng nhanh chóng được tái tạo lòng. Do ruột trước nhận máu từ ĐM tạng, còn ruột giữa nhận máu từ ĐM mạc treo tràng trên nên tá tràng nhận máu từ nhánh của cả 2 ĐM này. Tạo các hốc nhỏ Dị tật của tá tràng: xem dị tật của ruột giữa. 57 d) Phát triển gan & túi mật/liver and gallbladder Giữa tuần 3rd, nội bì thành trước tá tràng (cuối-dưới của ruột trước) dày lên ở các vị trí liên tiếp nhau & tạo ra lần lượt: Nụ gan/mầm gan=>ống mật=>túi mật=>ống túi mật. Nụ gan lần lượt tạo: dây mầm gan=> dây gan biểu mô/dây TB gan/dây gan→tiến vào vách ngang (trung mô) cùng với lưới TM noãn hoàng & TM rốn=> các xoang mao mạch gan/xoang gan=>tiểu quản mật & các ống mật. Dây mầm gan Dây gan biệt hóa tạo nhu mô gan (gồm tế bào gan & biểu mô các ống mật). Phần trung bì của vách ngang biệt hóa thành: các TB tạo máu, TB Kupffer & mô liên kết trong gan. Tuần 10th, gan chiếm 10% P.cơ thể (do có chức năng tạo máu). Khi trẻ ra đời, gan chiếm 5% P.cơ thể. Từ tuần 12th, gan bắt đầu sản xuất mật (các chất trong ống tiêu hóa có màu xanh đậm). Dây mầm gan Các tật của gan & túi mật: Teo đường mật ngoài gan/Extrahepatic biliary atresia: Nguyên nhân: Đường mật qua giai đoạn đặc lòng không được tái tạo lòng. Tỷ lệ: 1/15.000-1/20.000 ca sinh. Dấu hiệu lâm sàng: Vàng da sớm & ↑ dần sau sinh (từ giữa tuần 1st-6th). Điều trị: Phẫu thuật hoặc ghép gan Tham khảo. Một số dị tật hay gặp nhưng không biểu hiện lâm sàng như: nhân đôi túi mật; có ống gan phụ. Các dị tật hiếm gặp khác: Tịt ống mật trong gan/Intrahepatic biliary duct atresia & tật thiểu sản ống mật trong gan/Intrahepatic biliary duct hypoplasia. Tỷ lệ: 1/100.000 ca sinh; có thể do nhiễm khuẩn thai. Có thể gây tử vong thai nhi hoặc tiến triển lành tính. 61 e) Phát triển của tụy/pancreas Vào tuần 4th, tụy được tạo ra từ nụ tụy bụng & nụ tụy lưng (thuộc nội bì thành sau tá tràng). Nụ tụy bụng: có 2 phần & ở cạnh ống mật. Nụ tụy lưng: ở vị trí đối xứng với nụ gan qua tá tràng (trong mạc treo ruột lưng). 62 Tuần thứ 5th, khi tá tràng xoay phải (dạ dày xoay) & nụ tụy lưng được cố định vào thành bụng sau bởi mạc treo ruột lưng=>: Ống mật chủ & nụ tụy bụng di chuyển sau tá tràng để đến mạc treo ruột lưng. Nụ tụy bụng nằm ngay dưới & hòa nhập vào nụ tụy lưng=> tụy chính thức: Nụ tụy bụng: Dài ra & nối với tá tràng (tại nhú lớn) =1 cái cuống; tạo ra mỏm móc câu & phần dưới đầu tụy. Cuống kết hợp đoạn xa của tụy lưng=> ống tụy chính/ống Wirsung. Nụ tụy lưng: Tạo phần trên đầu tụy, thân & đuôi tụy. Cuống/đoạn gần nối với tá tràng (tại nhú nhỏ) có thể bị tiêu đi hoặc tồn tại dưới dạng ống nhỏ=> ống tụy phụ/ống Santorini. Tạo tụy ngoại tiết: Mầm tụy lúc đầu ở dạng các dây TB đặc=> rỗng, tạo các ống: các ống chia nhánh nhỏ dần; tận cùng của ống phình to=> nang tụy ngoại tiết & những tiểu đảo tụy nội tiết. Tạo tụy nội tiết: Các tiểu đảo tụy nội tiết được phát sinh từ tụy ngoại tiết=> tách rời & phân tán khắp tụy. Các mạch máu xâm nhập & chia cắt khối tiểu đảo tạo các dây TB tuyến nằm xen kẽ với lưới mao mạch máu. Tháng 5th: hoàn thành tạo mô tụy & bắt đầu chế tiết hormones. 65 Phát triển bất thƣờng của tụy: Tật tụy hình vòng/annular pancreas: 2 phần của nụ tụy bụng không hợp nhất & di chuyển ra sau theo 2 chiều ≠ nhau tạo vòng cung ôm lấy tá tràng. Lâm sàng: Gây hẹp, tắc tá tràng thứ phát hoàn toàn (hiếm). Mô tụy lạc chỗ/accessory pancreatic tissue: Thường thấy ở niêm mạc dạ dày, tá tràng hoặc túi thừa Meckel. Lâm sàng: Thủng dạ dày, thủng túi thừa Meckel. 66 4.3. Phát triển của ruột giữa/midgut Ruột giữa (từ mầm gan→2/3 phải của ĐT ngang), tạo nên: 3 Hầu hết tá tràng & 2 phần còn lại của ruột non; Manh tràng & ruột thừa; Đại tràng lên; 2/3 phải đại tràng ngang. Ruột giữa dài nhanh=> tạo quai ruột nguyên thủy/nguyên phát hình chữ U/quai ruột giữa: Có đỉnh thông với ống noãn hoàng & 2 nhánh (nhánh trên/ nhánh đầu & nhánh dưới/nhánh đuôi). ĐM mạc treo tràng trên nằm giữa 2 nhánh vừa nuôi dưỡng vừa tạo trục xoay trước→sau. Quai ruột nguyên thủy/ng.phát: Nhánh trên tạo: đoạn xa của tá tràng, hỗng tràng, đoạn đầu hồi tràng. Nhánh dưới: tạo đoạn cuối hồi tràng, manh tràng, ruột thừa, đại tràng lên & đoạn 2/3 phải của đại tràng ngang. Thoát vị sinh lý của quai ruột nguyên thủy vào dây rốn ở tuần 6th: => Do gan & thận phát triển mạnh, khoang bụng chật hẹp, ruột dài nhanh nên quai ruột thoát vị vào khoang ngoài phôi bên trong dây rốn. 69 Bên trong dây rốn: nhánh trên ↑ mạnh tạo các quai ruột xếp thành nếp; nhánh dưới phát triển không đáng kể (trừ phần túi thừa manh tràng & ruột thừa). Q.ruột giữa quay lần 1st 900 ngược chiều kim đồng hồ theo trục trước-sau=> nhánh trên nằm bên phải, nhánh dưới nằm bên trái cơ thể. Tuần 10th, ổ bụng rộng tương đối, các quai ruột đã thoát vị trở về ổ bụng & quay lần 2 thêm 1800 theo chiều xoay ban đầu (ngược chiều kim đồng hồ). Cộng 2 lần xoay = 2700. Kết quả: các quai ruột nằm đúng vị trí giải phẫu. 70 TÓM TẮT SỰ TẠO RUỘT GIỮA 71 Sự tạo mô của ống ruột nguyên thủy: Trong tháng 1st, tế bào biểu mô của nội bì ruột nguyên thủy tăng sinh=> lòng ống ruột bị bịt kín/đặc (tháng 2nd). Trong tháng 3rd, xuất hiện những hốc, dần dần họp lại với nhau=> lòng ống ruột tái tạo. Từ tháng 2nd -tháng 5th: Tạo ra các thành phần phát sinh từ trung mô (tầng cơ, mô liên kết của tầng niêm mạc & tầng dưới niêm mạc, mô bạch huyết của ống tiêu hóa,…). ClipTaomocuaOngruotnguyenthuy 72 Phát triển bất thƣờng của ruột giữa Các dị tật của thành cơ thể phía bụng: Tật thoát vị rốn/omphalocele: Các tạng trong ổ bụng (gan, các đoạn ruột, dạ dày, lách, túi mật) lọt ra ngoài thành bụng & có màng ối bọc ngoài các tạng đó. Tỷ lệ: 2,5/10.000 ca sinh (tử vong 25%; kèm dị tật tim & ống TK từ 40-50%); #15% có bất thường nhiễm sắc thể. Do quai ruột không trở về khoang bụng sau thoát vị sinh lý. A: TẬT THOÁT VỊ RỐN: Do quai ruột không trở về khoang bụng sau thoát vị sinh lý, có màng ối bao ngoài. B: Ảnh đại thể tật thoát vị rốn. C: Ảnh siêu âm thai 22 tuần bị tật thoát vị rốn (O) lòi tạng ra ngoài thành bụng (A), có màng ối bao ngoài; các vùng màu đỏ & xanh chỉ luồng máu chảy ở mạch máu bên trong dây rốn. Tật hở thành bụng/gastroschisis: Các tạng trong ổ bụng lọt ra ngoài thành bụng thường phía bên phải rốn & không có màng ối bọc ngoài. %: 1/10.000 ca sinh (hay gặp ở con của các thai phụ : đại tràng nằm bên trái; ruột non bên phải; có thể gây xoắn ruột. Quai ruột xoay lộn chiều/reversed rotation of the intestinal loop=>: đại tràng ngang phía sau tá tràng. 78 CÁC DẠNG TẬT DO QUAI RUỘT XOAY BẤT THƢỜNG 79 Các dị tật tịt/atresias & hẹp/stenoses ruột: Tự đọc Có thể xảy ra ở vị trí bất kỳ của ống tiêu hóa: % chung 1/1.500 ca sinh; thường gặp ở tá tràng; trung bình ở hỗng-hồi tràng; hiếm gặp ở đại tràng. Do: khiếm khuyết tái tạo lòng (đoạn đầu tá tràng); thiếu máu nuôi do hệ mạch (từ đoạn xa tá tràng→cuối ruột sau); xoắn ruột; hở thành bụng. 80 CÁC DỊ TẬT TỊT, HẸP, NHÂN ĐÔI ỐNG TIÊU HÓA & CƠ CHẾ Tự xem 4.4. Sự phát triển của ruột sau/hindgut Ruột sau (từ 1/3 trái đại tràng ngang→màng nhớp), tạo: 6 1/3 trái đại tràng ngang; Đại tràng xuống; Đại tràng sigma; Trực tràng; Đoạn trên ống hậu môn; Các cấu trúc của xoang niệu-sinh dục. Trong quá trình phát triển phôi: vách niệu–trực tràng được tạo ra từ trung bì phía đuôi phôi, xen giữa niệu nang & ruột sau. Vách này tiến vào ổ nhớp=> chia ổ nhớp thành 2 phần: Phần trước là xoang niệu-sinh dục=> tạo ra 1 số cơ quan thuộc hệ tiết niệu & hệ sinh dục. Phần sau là ống hậu môn–trực tràng. 83 Vào # tuần 7th, vách niệu trực tràng tiến đến & dính vào màng nhớp chia màng nhớp thành 2 phần: Phần trước: màng niệu-sinh dục (bịt xoang niệu-dục). Phần sau: màng hậu môn (bịt ống hậu môn – trực tràng). ≥ Về sau, vách niệu tr.tràng phát triển tạo thân đáy chậu. Clip Vào tuần 8th, màng hậu môn nằm ở đáy của 1 hố lõm được phủ ngoài bởi ngoại bì, hố lõm đó gọi là lỗ hậu môn. Trong tuần 9th, màng hậu môn thủng=> trực tràng thông với ngoài. Vì vậy: Đoạn trên của ống hậu môn được phủ bởi biểu mô có nguồn gốc nội bì. Đoạn dưới ống hậu môn được phủ bởi biểu mô có nguồn gốc ngoại bì. 2 đoạn này cách nhau bởi đường lược. 85 Phát triển bất thƣờng của ruột sau: Tật rò trực tràng-niệu đạo/rectourethral fistula; tật rò trực tràng-âm đạo/rectovaginal fistula & rò trực tràng-đáy chậu/rectoperineal fistula: Tỷ lệ: 1/5.000 ca sinh; do bất thường tạo ổ nhớp có/không có bất thường tạo vách niệu-trực tràng (thiếu kích thước phần sau ổ nhớp nên lỗ hậu môn dời phía trước, gây các tật rò). Tật hậu môn không thủng: do màng hậu môn không bị tiêu. Phình đại tràng bẩm sinh/congenital megacolon/bệnh Hirschprung: do không có hạch phó giao cảm ở thành ruột (hay gặp ở trực tràng > đại tràng sigma > đại tràng ngang > đại tràng phải > toàn bộ đại tràng). TỔNG HỢP CÁC PHÁT TRIỂN BẤT THƢỜNG CỦA RUỘT SAU TÓM TẮT CÁC MỐC THỜI GIAN PHÁT TRIỂN HỆ TIÊU HÓA Tham khảo ClipTaoHeTieuhoa TRỌNG TÂM CỦA BÀI 1. Mô tả cấu tạo mô học chung 4 tầng mô của ống tiêu hóa từ thực quản-hậu môn. 2. Mô tả cấu tạo vi thể & liên hệ chức năng của thực quản. 3. Mô tả đặc điểm mô học & liên hệ chức năng của dạ dày. 4. Phân tích đặc điểm vi thể & liên hệ chức năng của ruột non. 5. Mô tả cấu tạo vi thể của một tiểu thùy gan cổ điển. 6. Mô tả cấu tạo vi thể, liên hệ chức năng của tụy ngoại tiết & tụy nội tiết. 7. Phân biệt phần chế tiết của 3 loại tuyến nước bọt lớn. 8. Kể tên các cấu trúc của hệ tiêu hóa được tạo nên từ ruột trước; sự xoay của dạ dày; dị tật thường gặp của ruột trước. 9. Nêu tên các cấu trúc của ống tiêu hóa được tạo nên từ ruột giữa; sự xoay của quai ruột giữa; hiện tượng thoát vị sinh lý của quai ruột giữa; dị tật thường gặp của ruột giữa. 10. Nêu tên các đoạn của ống tiêu hóa được tạo nên từ ruột sau & các dị tật thường gặp của ruột sau. 90 TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH A B Nhìn vào ảnh A, anh/chị hãy: Nhìn vào ảnh B, anh/chị hãy: * Câu 1: Xác định cơ quan trong khung 1? * Câu 1: Xác định cấu trúc đầu mũi tên 1? * Câu 2: Xác định cấu trúc trong khung 2? * Câu 2: Xác định tế bào đầu mũi tên 2? * Câu 3: Xác định cấu trúc đầu mũi tên 1? * Câu 3: Xác định tế bào đầu mũi tên 3? * Câu 4: Xác định tế bào đầu mũi tên 3? * Câu 4: Xác định cấu trúc trong khung 1? 91 ĐÁP ÁN CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Ảnh A: Ảnh B: * Câu 1: Tá tràng. * Câu 1: Tĩnh mạch trung tâm * Câu 2: Nhung mao ruột, nhung tiểu thùy. mao tá tràng. * Câu 2: Tế bào nội mô, tế * Câu 3: Tuyến Brunner. bào nội mô mao mạch nan hoa. * Câu 4: Tế bào hình đài. * Câu 3: Tế bào gan. Câu 4: Dây tế bào gan, bè Remak 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trịnh Bình & CS (2021), Mô – Phôi, phần Mô học, tái bản lần thứ 3, NXB Y học. Trần Công Toại & CS (2020), Mô học/Phôi thai học. NXB ĐH QG Tp. HCM. Bùi Mỹ Hạnh & Trịnh Bình (2016), Mô học. NXB. Vojciech Pawlina (2016), Histology: A Text & Atlas With Correlated Cell & Molecular Biology, 7th Ed., Wolters Kluwer Health. William K. Ovalle, Patrick C. Nahirney (2013), Netter’s essential histology, 2nd ed. by Saunders, an imprint of Elsevier Inc. Anthony L.Mescher (2018), Junqueira’s Basic Histology: Text and Atlas 15th ed. Copyright by McGraw-Hill Education. Leslie P.Gartner, James L.Hiatt (2014), Color atlas and text of Histology 6th ed., Lippincott Williams & Wilkins. https://www.pinterest.com/ M.R. Lindberg, L.W. Lamps (2018), Diagnostic Pathology Normal Histology, Second Edition, Copyright by Elsevier. Nguyễn Trí Dũng (Biên dịch 2018), T.W. Sadler, Phôi thai Y học Langman, Nhà Xuất bản Y học. Sadler T.W. (2019), Langman’s Medical Embryology 14th, Lippincott Williams & Wilkins. Đỗ Kính (2006), Phôi Thai học: Thực nghiệm & ứng dụng lâm sàng, NXBYH. 93 Khi cần giải đáp, xin liên hệ GV: [email protected] hoặc [email protected]