Đề kiểm tra triết học PDF

Summary

This document contains practice questions from a triết học (philosophy) exam. It covers various philosophical concepts, including questions about determinism. This PDF file contains philosophical study questions for practice.

Full Transcript

Câu 110. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình thức của các phạm trù có tính chất gì? a. Tính khách quan *b. Tính chất chủ quan c. Cả a và b đều sai d. Cả a, b đều đúng Câu 111: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng v...

Câu 110. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hình thức của các phạm trù có tính chất gì? a. Tính khách quan *b. Tính chất chủ quan c. Cả a và b đều sai d. Cả a, b đều đúng Câu 111: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính chất của các phạm trù: Nội dung của phạm trù có tính...(1)..., hình thức của phạm trù có tính...(2)... a. (1) chủ quan, (2) khách quan b. (1) chủ quan, (2) chủ quan *c. (1) khách quan, (2) chủ quan d. Cả a, b, c đều đúng Câu 112: Quan điểm triết học nào cho rằng các phạm trù hoàn toàn tách rời nhau, không vận động, phát triển? *a. Quan điểm siêu hình b. Quan điểm duy vật biện chứng c. Quan điểm duy tâm biện chứng d. Cả a, b, c đều đúng Câu 113: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm cái riêng: "Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ......" *a. Một sự vật, một quá trình riêng lẻ nhất định b. Một đặc điểm chung của các sự vật c. Nét đặc thù của một số các sự vật d. Cả a, b, c đều đúng Câu 114: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm cái chung: "Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ......., được lặp lại trong nhiều sự vật hay quá trình riêng lẻ". a. Một sự vật, một quá trình *b. Những mặt, những thuộc tính c. Những mặt, những thuộc tính không d. Cả a, b, c đều đúng Câu 115: Thêm cụm từ vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm cái đơn nhất: "Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ........." a. Những mặt lặp lại trong nhiều sự vật b. Một sự vật riêng lẻ *c. Những nét, những mặt chỉ có ở một sự vật d. Cả a, b, c đều đúng Câu 116: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng? a. Chỉ có cái chung tồn tại khách quan và vĩnh viễn b. Chỉ có cái riêng tồn tại khách quan và thực sự *c. Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và không tách rời nhau d. Cả a, b, c đều đúng Câu 117: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng? a. Cái chung tồn tại khách quan, bên ngoài cái riêng b. Cái riêng tồn tại khách quan không bao chứa cái chung *c. Không có cái chung thuần tuý tồn tại ngoài cái riêng, cái chung tồn tại thông qua cái riêng d. Cả a, b, c đều đúng Câu 118: Trong những luận điểm sau, đâu là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng? a. Mỗi con người là một cái riêng, không có gì chung với người khác *b. Mỗi con người vừa là cái riêng, đồng thời có nhiều cái chung với người khác c. Mỗi người chỉ là sự thể hiện của cái chung, không có cái đơn nhất của nó d. Cả a, b, c đều đúng Câu 119: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm nguyên nhân: "Nguyên nhân là phạm trù chỉ...(1)... giữa các mặt trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra...(2)..." a. (1) sự liên hệ lẫn nhau, (2) một sự vật mới b. (1) sự thống nhất, (2) một sự vật mới * c. (1) sự tác động lẫn nhau, (2) một biến đổi nhất định nào đó d. Cả a, b, c đều sai Câu 120: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm kết quả: "Kết quả là...(1)... do...(2)... lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra". a. (1) mối liên hệ, (2) kết hợp b. (1) sự tác động, (2) những biến đổi * c. (1) những biến đổi xuất hiện, (2) sự tác động d. Cả a, b, c đều sai Câu 121: Xác định nguyên nhân của sự phát sáng của bóng đèn dây tóc: a. Nguồn điện b. Dây tóc bóng đèn * c. Sự tác động giữa dòng điện và dây tóc bóng đèn d. Cả a, b, c đều đúng Câu 122: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đâu là nguyên nhân của cách mạng vô sản? a. Sự xuất hiện giai cấp tư sản b. Sự xuất hiện nhà nước tư sản c. Sự xuất hiện giai cấp vô sản và Đảng của nó * d. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Câu 123:Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Mối liên hệ nhân quả là do ý lý tính thế giới quyết định". *a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình Câu 124: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Mọi hiện tượng, quá trình đều có nguyên nhân tồn tại khách quan không phụ thuộc vào việc chúng ta có nhận thức được điều đó hay không". a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan * c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng d. Cả a, b, c đều đúng Câu 125:Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa phạm trù tất nhiên: "Tất nhiên là cái do...(1)... của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải...(2)... chứ không thể khác được". a. (1) nguyên nhân bên ngoài, (2) xảy ra như thế * b. (1) những nguyên nhân bên trong, (2) xảy ra như thế c. (1) những nguyên nhân bên trong, (2) không xác định được d. Cả a, b, c đều đúng Câu 126: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm ngẫu nhiên: "Ngẫu nhiên là cái không do...(1)... kết cấu vật chất quyết định, mà do...(2)... quyết định". a. (1) nguyên nhân, (2) hoàn cảnh bên ngoài * b. (1) mối liên hệ bản chất bên trong, (2) nhân tố bên ngoài c. (1) mối liên hệ bên ngoài, (2) mối liên hệ bên trong d. Cả a, b, c đều đúng Câu 127: Luận điểm nào sau đây là đúng? a. Mọi cái chung đều là cái tất yếu b. Mọi cái chung đều không phải là cái tất yếu * c. Chỉ có cái chung được quyết định bởi bản chất nội tại của sự vật mới là cái tất yếu d. Cả a, b, c đều đúng Câu 128:Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào:"Tất nhiên là cái chúng ta biết được nguyên nhân và chi phối được nó". a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan * b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình Câu 129: Điền tập hợp từ vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm nội dung: "Nội dung là.... những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật". a. Sự tác động b. Sự kết hợp * c. Tổng hợp tất cả d. Cả a, b, c đều đúng Câu 130: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa phạm trù hình thức: "Hình thức là...(1)... của sự vật, là hệ thống...(2)... giữa các yếu tố của sự vật". a. (1) các mặt các yếu tố, (2) mối liên hệ *b. (1) phương thức tồn tại và phát triển, (2) các mối liên hệ tương đối bền vững c. (1) tập hợp tất cả những mặt, (2) mối liên hệ bền vững d. Cả a, b, c đều sai Câu 131: Điền cụm từ thích hợp vào câu sau để được khái niệm về hình thức: "Hình thức là hệ thống............. giữa các yếu tố của sự vật." *a. Mối liên hệ tương đối bền vững b. Hệ thống các bước chuyển hóa c. Mặt đối lập d. Mâu thuẫn được thiết lập Câu 132:Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai? a. Không có hình thức tồn tại thuần túy mà không chứa đựng nội dung b. Nội dung nào cũng tồn tại trong một hình thức nhất định *c. Nội dung và hình thức hoàn toàn tách rời nhau d. Cả a, b, c đều đúng Câu 133: Điền cụm từ thích hợp vào câu sau để được định nghĩa khái niệm bản chất: "Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ...(1)... bên trong sự vật, quy định sự...(2)... của sự vật." a. (1) chung, (2) vận động và phát triển b. (1) ngẫu nhiên, (2) tồn tại và biến đổi *c. (1) tất nhiên, tương đối ổn định, (2) vận động và phát triển d. Cả a, b, c đều đúng Câu 134: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm hiện tượng: "Hiện tượng là........ của bản chất." a. Cơ sở b. Nguyên nhân *c. Biểu hiện ra bên ngoài d. Cả a, b, c đều đúng Câu 135: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không tồn tại thực." *a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng d. Cả a, b, c đều đúng Câu 136: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm hiện thực: "Hiện thực là phạm trù triết học chỉ cái........." a. Mối liên hệ giữa các sự vật b. Chưa có, chưa tồn tại *c. Hiện có đang tồn tại d. Cả a, b, c đều đúng Câu 137: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm khả năng: "Khả năng là phạm trù triết học chỉ.......... khi có các điều kiện thích hợp." a. Cái đang có, đang tồn tại *b. Cái chưa có, nhưng sẽ có c. Cái không thể có d. Cái tiền đề để tạo nên sự vật mới Câu 138: Dấu hiệu để phân biệt khả năng với hiện thực là gì? * a. Sự có mặt và không có mặt trên thực tế b. Sự nhận biết được hay không nhận biết được c. Sự xác định hay không xác định d. Cả a, b, c đều đúng Câu 139: Cho rằng nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giác của con người, đó là quan điểm của: a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan *b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình Câu 140: Luận điểm nào sau đây là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức? a. Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan b. Nhận thức là quá trình linh hồn hồi tưởng về thế giới ý niệm *c. Nhận thức là quá trình phản ánh một cách tích cực và sáng tạo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người và dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn d. Cả a, b, c đều sai Câu 141: Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của nhận thức luận của: *a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) b. Chủ nghĩa duy vật trước Mác c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan Câu 142: Thực tiễn được hiểu là hoạt động vật chất của con người. Đó là quan niệm của: a. Chủ nghĩa duy vật trước Mác b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) c. Chủ nghĩa duy tâm * d. a và b Câu 143:Điền tập hợp từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau để được định nghĩa về phạm trù thực tiễn: "Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động.... , mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội." a. Vật chất b. Tinh thần *c. Vật chất có mục đích d. Tinh thần có mục đích Câu 144: Điền tập hợp từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau để được định nghĩa về phạm trù thực tiễn: "Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính.... của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội." a. Cá nhân b. Tự giác c. Lịch sử *d. Lịch sử - xã hội Câu 145: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, có bao nhiêu hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản? a. Có 2 hình thức *b. Có 3 hình thức c. Có 4 hình thức d. Có 5 hình thức Câu 146: Những hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn là: a. Sản xuất vật chất b. Quan sát và thực nghiệm khoa học c. Chính trị xã hội *d. Cả a, b và c Câu 147: Trong những hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hình thức nào là cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đối với các hình thức khác? *a. Sản xuất vật chất b. Chính trị xã hội c. Quan sát và thực nghiệm khoa học d. Không có hình thức nào Câu 148: Hoạt động thực tiễn nào tạo ra của cải thiết yếu, có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của con người? *a. Hoạt động sản xuất vật chất b. Hoạt động thực nghiệm khoa học c. Hoạt động chính trị xã hội d. Cả a, b và c Câu 149: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là: a. Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức b. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý c. Thực tiễn là hiện thực hoá nhận thức *d. Phương án a và b Câu 150: Quan điểm thực tiễn đòi hỏi nhận thức phải: a. Xuất phát từ thực tiễn b. Đi sâu vào thực tiễn c. Coi trọng tổng kết thực tiễn *d. Cả a, b và c Câu 151: Giai đoạn nhận thức nào hình thành nên các cảm giác ở con người? *a. Nhận thức cảm tính b. Nhận thức lý tính c. Nhận thức lý luận d. Cả a, b và c Câu 152: Giai đoạn nhận thức nào hình thành nên các tri giác? *a. Nhận thức cảm tính b. Nhận thức lý tính c. Nhận thức lý luận d. Phương án b và c Câu 153: Biểu tượng là hình thức nhận thức ở giai đoạn nào? a. Nhận thức lý tính *b. Nhận thức cảm tính c. Nhận thức khoa học d. Cả a, b và c Câu 154: Nhận thức cảm tính có những hình thức nào? a. Cảm giác b. Tri giác c. Biểu tượng *d. Cả a, b và c Câu 155: Nhận thức lý tính có những hình thức nào? a. Khái niệm b. Phán đoán c. Suy luận *d. Cả a, b và c Câu 156: Khái niệm là hình thức nhận thức ở giai đoạn nào? a. Cảm tính *b. Lý tính c. Trực quan sinh động d. Phương án a và b Câu 157: Phán đoán là hình thức nhận thức ở giai đoạn nào? a. Cảm tính *b. Lý tính c. Cả a và b đều đúng d. Cả a, b, c đều sai Câu 158: Suy luận là hình thức nhận thức thuộc giai đoạn nào? a. Cảm tính *b. Lý tính c. Cả a và b đều đúng d. Cả a, b, c đều sai Câu 159: Cảm giác màu sắc, mùi vị và nhiệt độ của sự vật là nhận thức thuộc giai đoạn nào? *a. Giai đoạn nhận thức cảm tính b. Giai đoạn nhận thức lý tính c. Cả a và b đều đúng d. Cả a, b đều sai Câu 160: Nhận thức cảm tính có đặc điểm gì? a. Phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan b. Phản ánh được những thuộc tính đa dạng, bên ngoài của sự vật c. Chưa phản ánh được mối liên hệ bên trong, bản chất của sự vật *d. Cả a, b và c Câu 161: Nhận thức lý tính có những đặc điểm gì? a. Phản ánh khái quát hiện thực khách quan b. Phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan *c. Phản ánh được những mối liên hệ bên trong bản chất của sự vật d. Cả a, b và c Câu 162: Đâu là quan điểm về chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng? a. Chân lý là những luận điểm được nhiều người thừa nhận *b. Chân lý là luận điểm phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm c. Chân lý là những luận điểm của kẻ mạnh d. Chân lý là những suy luận chính xác, không có mâu thuẫn Câu 163: Chân lý có những tính chất gì? a. Tính khách quan b. Tính tương đối và tuyệt đối c. Tính cụ thể * d. Cả a, b và c Câu 164: Để đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã căn cứ vào đâu? a. Điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước b. Những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin c. Những kinh nghiệm của các nước trên thế giới * d. Cả a, b và c

Use Quizgecko on...
Browser
Browser