Podcast
Questions and Answers
Vùng lãnh thổ nào không thuộc lãnh thổ Việt Nam?
Vùng lãnh thổ nào không thuộc lãnh thổ Việt Nam?
Việt Nam có diện tích biển khoảng 2 triệu km2.
Việt Nam có diện tích biển khoảng 2 triệu km2.
False
Việt Nam có đường biên giới dài bao nhiêu km?
Việt Nam có đường biên giới dài bao nhiêu km?
hơn 4600 km
Vùng đất của Việt Nam có hình dạng giống như ______.
Vùng đất của Việt Nam có hình dạng giống như ______.
Signup and view all the answers
Ghép các vùng lãnh thổ Việt Nam với diện tích tương ứng:
Ghép các vùng lãnh thổ Việt Nam với diện tích tương ứng:
Signup and view all the answers
Khí hậu nào ảnh hưởng đến vùng địa hình Việt Nam?
Khí hậu nào ảnh hưởng đến vùng địa hình Việt Nam?
Signup and view all the answers
Địa hình đồi núi chiếm hơn một nửa diện tích phần đất liền của Việt Nam.
Địa hình đồi núi chiếm hơn một nửa diện tích phần đất liền của Việt Nam.
Signup and view all the answers
Trên lãnh thổ Việt Nam, khu vực nào có độ cao trung bình 1000 - 2000m?
Trên lãnh thổ Việt Nam, khu vực nào có độ cao trung bình 1000 - 2000m?
Signup and view all the answers
Địa hình Việt Nam có hai hướng chính là ______ và ______.
Địa hình Việt Nam có hai hướng chính là ______ và ______.
Signup and view all the answers
Ghép các khu vực địa hình với đặc điểm của chúng:
Ghép các khu vực địa hình với đặc điểm của chúng:
Signup and view all the answers
Study Notes
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu bắc, trong khu vực châu Á gió mùa, nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương.
- Phần đất liền trải dài từ vĩ độ 23o 23’ B – 8o 34’ B, kinh độ 109o 28’ Đ – 102o 09’ Đ.
- Nằm trên ngã tư hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Trên đất liền, Việt Nam có đường biên giới chung với Lào, Trung Quốc, Campuchia và có chung biển Đông với nhiều nước.
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (thuộc Tp. Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
- Phần đất liền có hình chữ S, kéo dài khoảng 15 vĩ độ và hẹp ngang, tổng diện tích 331 344 km2. Đường biên giới trên đất liền dài hơn 4 600 km.
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích biển Đông.
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
- Do vị trí nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, một năm có hai mùa, thường có bão.
- Do phần đất liền hẹp ngang, nằm liền kề biển Đông nên thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Do nằm ở nơi hội tụ của nhiều luồng sinh vật nên thành phần loài sinh vật trên cạn và dưới nước phong phú, đa dạng.
- Do lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên khí hậu phân hóa theo chiều bắc – nam, tây – đông.
Đặc điểm chung địa hình Việt Nam
- Địa hình đồi núi chiếm ưu thế
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích phần đất liền, chủ yếu là đồi núi thấp.
- Chạy dài 1 400km từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ.
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích phần đất liền.
- Địa hình có hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
- Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt.
- Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người.
Các khu vực địa hình Việt Nam
Địa hình đồi núi
Khu vực địa hình | Giới hạn | Đặc điểm |
---|---|---|
Vùng núi Đông Bắc | Nằm ở bờ trái sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển | - Là vùng đồi núi thấp. |
- Độ cao trung bình phổ biến dưới 1000m. | ||
- Hướng: Gồm những cung lớn và vùng đồi trung du phát triển mở rộng. | ||
- Địa hình ca-xtơ khá phổ biến, tạo nên cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long. | ||
Vùng núi Tây Bắc | Nằm giữa sông Hồng và sông Cả | - Có địa hình cao nhất nước ta. |
- Độ cao trung bình: 1000 – 2000m, nhiều đỉnh cao trên 2000m. | ||
- Hướng: tây bắc – đông nam. | ||
- Địa hình bị chia cắt mạnh, xen giữa là cánh đồng, thung lũng ca-xtơ,… | ||
Vùng núi Trường Sơn Bắc | Kéo dài từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã | - Dài khoảng 600 km, độ cao trung bình khoảng 1000m, một số đỉnh cao trên 2000m. |
- Hướng: tây bắc – đông nam. | ||
- Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung. | ||
Vùng núi Trường Sơn Nam | Phía nam Trường Sơn Bắc đến giáp đồng bằng sông Cửu Long | - Địa hình là núi và cao nguyên, độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc. |
- Hướng: vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn không đối xứng. | ||
- Dạng địa hình nổi bật là cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan. | ||
- Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ. |
#### Địa hình đồng bằng
Khu vực | Diện tích, nguồn gốc | Đặc điểm |
---|---|---|
Đồng bằng sông Hồng | - Khoảng 15 000 km2. | - Có đê chống lũ => đồng bằng bị chia cắt, tạo thành ô trũng. |
- Do phù sa hệ thống sông Hồng bồi đắp. | - Khu vực trong đê không được bồi đắp hàng năm. | |
Đồng bằng sông Cửu Long | - Trên 40 000 km2. | - Không có đê lớn ngăn lũ. |
- Do phù sa hệ thống sông Mê Công bồi đắp. | - Phần thượng châu thổ: tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao. | |
- Phần hạ châu thổ: cao TB 2-3m so với mực nước biển. | ||
- Hệ thống kênh rạch dày đặc. | ||
Đồng bằng duyên hải miền Trung | - Khoảng 15 000 km2. | - Nhỏ hẹp, bị chia cắt do các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa (3 100 km2). |
- Do phù sa sông và phù sa biển bồi đắp. | - Ít màu mỡ, có nhiều cồn cát. |
Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Bờ biển dài 3260km (Móng Cái – Hà Tiên), có 2 kiểu: bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.
- Bờ biển bồi tụ (tại châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long) có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi nuôi trồng thủy sản.
- Bờ biển mài mòn (tại các chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu) rất khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát.
- Thềm lục địa nông, mở rộng tại vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ. Ở vùng biển miền Trung, thềm lục địa sâu hơn và thu hẹp.
Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế
Đối với sự phân hóa tự nhiên
- Do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ.
- Ở các vùng núi, thiên nhiên có sự phân hóa theo đai cao:
- Đai nhiệt đới gió mùa: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: hệ sinh thái rừng lá rộng cận nhiệt, đất điển hình là feralit (hàm lượng mùn lớn hơn).
- Đai ôn đới gió mùa trên núi: thực vật ôn đới, đất chủ yếu là mùn thô.
- Một số dãy núi có vai trò là bức chắn địa hình tạo nên sự phân hóa thiên nhiên giữa các sườn núi:
- Dãy Hoàng Liên Sơn làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Tây Bắc có thời gian ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn ở Đông Bắc.
- Dãy Trường Sơn gây nên hiệu ứng phơn tạo ra sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi.
- Dãy Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía nam nước ta, trở thành ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu.
Đối với khai thác kinh tế
Khu vực | Thế mạnh | Hạn chế |
---|---|---|
Khu vực đồi núi | - Nông-lâm nghiệp: + Lâm sản phong phú => lâm nghiệp. + Đồng cỏ tự nhiên => chăn nuôi gia súc lớn. + Đất feralit + khí hậu => cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. - Công nghiệp: + Khoáng sản phong phú => CN khai khoáng, luyện kim. + Sông ngòi => thủy điện. - Du lịch: khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, đặc sắc. |
- Địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho giao thông. - Thiên tai: lũ quét, sạt lở,… |
Khu vực đồng bằng | + Địa hình bằng phẳng. + Đất đai màu mỡ. + Nguồn nước dồi dào. + Dân cư đông đúc => Thuận lợi phát triển các ngành kinh tế. | - Tài nguyên bị khai thác quá mức. - Môi trường một số nơi bị suy thoái. |
Vùng biển và thềm lục địa | - Khai thác nuôi trồng thủy sản. - Giao thông vận tải biển. - Khai thác dầu khí. - Khai thác năng lượng gió và thủy triều. - Làm muối (ven biển Nam Trung Bộ). - Du lịch biển đảo. |
- Thiên tai: bão, sạt lở bờ biển,… - Suy thoái môi trường biển |
Phần kỹ năng
- Tính được nhiệt độ tại 1 địa điểm ở vùng núi (dựa vào quy luật: lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC).
- Tính được tỉ trọng: Tỉ trọng (%) = (Giá trị thành phần : Tổng giá trị) x 100.
- Phân tích ngữ liệu.
Studying That Suits You
Use AI to generate personalized quizzes and flashcards to suit your learning preferences.
Related Documents
Description
Việt Nam có vị trí địa lí đặc biệt tại Đông Nam Á, nơi giao thoa giữa đất liền và biển. Sự thống nhất của lãnh thổ bao gồm đất liền, đảo và biển khơi, tạo nên sự phong phú về tài nguyên và văn hóa. Khám phá những đặc điểm địa lý này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đất nước hình chữ S này.