Giáo trình về các cuộc bầu cử PDF

Summary

Đây là giáo trình tổng quan về các cuộc bầu cử, bao gồm các khái niệm cơ bản, các loại hình, ưu và nhược điểm của từng loại hình.

Full Transcript

CHƯƠNG 5. BẦU CỬ 5.1. Bầu cử – cách thức cơ bản để mọi người thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình 5.2. Các loại hình bầu cử 5.3 Bầu cử ở Hoa Kỳ 5.1. BẦU CỬ – CÁCH THỨC CƠ BẢN ĐỂ MỌI NGƯỜI THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ MÌNH a. Thế nào là một nhà nước dân chủ? - Nhà nước dân chủ cần...

CHƯƠNG 5. BẦU CỬ 5.1. Bầu cử – cách thức cơ bản để mọi người thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình 5.2. Các loại hình bầu cử 5.3 Bầu cử ở Hoa Kỳ 5.1. BẦU CỬ – CÁCH THỨC CƠ BẢN ĐỂ MỌI NGƯỜI THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ MÌNH a. Thế nào là một nhà nước dân chủ? - Nhà nước dân chủ cần phải được thành lập từ nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. - Nhà nước không còn khả năng chịu trách nhiệm thì nhân dân phải có quyền thay đổi bằng một nhà nước theo ý nguyện của nhân dân. - Chủ quyền của nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. B. NHÂN DÂN THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ BẰNG HÌNH THỨC BẦU CỬ. - Nhân dân trực tiếp bầu ra người đại diện, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước theo một nhiệm kỳ nhất định. - Hết nhiệm kỳ luật định, nhân dân lại bầu ra người đại diện khác cho mình thực hiện quyền lực nhà nước. B. NHÂN DÂN THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ BẰNG HÌNH THỨC BẦU CỬ. - Thông qua bầu cử, người dân có quyền thay thế những người đại diện không xứng đáng với niềm tin của nhân dân. - Bầu cử là cách cơ bản nhất để quan chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. - Cơ chế bầu cử ở các chế độ chính trị có thể khác nhau, nhưng những yếu tố cơ bản của chúng là giống nhau đối với tất cả các xã hội dân chủ: Tất cả các công dân đến tuổi trưởng thành đều có quyền bầu cử, các cá nhân được bảo vệ không bị tác động tiêu cực trong khi bỏ phiếu, kiểm phiếu công khai và trung thực. - Trong chế độ dân chủ, nếu quyền bỏ phiếu được gọi là quyền bầu cử tích cực, thì quyền được bầu gọi là quyền bầu cử thụ động, trong đó độ tuổi của quyền được đi bỏ phiếu thấp hơn so với độ tuổi của quyền được bầu. - Cơ quan phụ trách bầu cử có nhiệm vụ kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bầu cử, lập danh sách những ứng cử viên được giới thiệu đúng luật và gạt tên những ứng cử viên được giới thiệu không theo quy định của pháp luật. - Theo quy định của pháp luật tư sản về bầu cử, đảng chính trị có quyền giới thiệu các ứng cử viên cho các cuộc bầu cử. - Hình thức vận động cử tri không hợp pháp là khi: Dùng tiền tài, những lời hứa hẹn với cử tri để giành giật số phiếu cho mình. C. HAI PHƯƠNG PHÁP BẦU CỬ CƠ BẢN TRONG CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ VÀ CỘNG HOÀ TỔNG THỐNG Phương pháp thứ nhất: bầu cử trong chế độ đại nghị - Nhân dân trực tiếp bầu ra hạ nghị viện. - Đảng đa số tại hạ nghị viên hay liên minh các đảng cầm quyền thành lập ra chính phủ do thủ tướng đứng đầu, thủ tướng đứng ra lựa chọn thành phần chính phủ. - Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện Chế độ đại nghị lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh ƯU ĐIỂM: - Với chế độ đa đảng, ngay cả những đảng rất nhỏ bé cũng có đại diện trong viện lập pháp. Kết quả là những thiểu số cũng có thể tham gia vào tiến trình chính trị ở cấp cao nhất trong chính quyền. - Tính đa dạng này khuyến khích việc đối thoại và dung hoà quyền lợi khi các đảng phái chính trị cố gắng thành lập ra một liên minh để tổ chức ra chính quyền. - Nếu liên minh này tan vỡ hay đảng bị mất tín nhiệm, thủ tướng sẽ từ chức, một chính phủ mới sẽ được thành lập sau một cuộc tổng tuyển cử mới => Không gây nên khủng hoảng chính trị đe doạ đến tận gốc chế độ chính trị. NHƯỢC ĐIỂM - Đối với nhà nước đa đảng, không có đảng nào đủ mạnh để có thể thi hành chế độ chính trị lưỡng đảng. Liên minh đa đảng dễ bị tan vỡ và sụp đổ, làm cho nhiều đảng phái chỉ nắm quyền trong một thời gian ngắn. - Với đa số tuyệt đối nắm nghị viện, thủ tướng và đảng cầm quyền có thể thi hành một chính sách quá xa vời, ngay cả ở mức có thể phản dân chủ, mà không có một cơ chế hiện hữu nào có thể ngăn cản được, đưa tới một chế độ chuyên chế của đa số. PHƯƠNG PHÁP THỨ 2: BẦU CỬ TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG HOÀ TỔNG THỐNG - Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra một vị nguyên thủ quốc gia – đứng đầu nhà nước và trực tiếp lãnh đạo hành pháp. - Tổng thống chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhân dân trực tiếp hạn chế quyền lực của tổng thống qua các đầu phiếu phổ thông. - Tổng thống do nhân dân bầu lên trong một nhiệm kỳ nhất định có uy quyền trực tiếp từ dân. ƯU ĐIỂM - Tính trách nhiệm của hành pháp được nâng cao nhất. - Quốc hội và tổng thống đều do dân bầu ra, cùng chịu trách nhiệm trước nhân dân, và cùng có quyền kiểm soát và cân bằng quyền lực đối với ngành kia. NHƯỢC ĐIỂM - Chế độ tổng thống rất dễ rơi vào tình trạng một chính quyền bế tắc khi không hội đủ số phiếu để đem thi hành những chính sách cứng rắn của mình. 5.2. CÁC LOẠI HÌNH BẦU CỬ CĂN CỨ VÀO MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO CÁC CUỘC BẦU CỬ A. Cuộc bầu cử hạn chế - Là những cuộc bầu cử chỉ được tổ chức cho những người đạt được những tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật bầu cử. Pháp luật bầu cử đưa ra nhiều quy định theo các tiêu chí khác nhau để ngăn cản không cho tầng lớp nhân dân lao động tham gia bầu cử. Cuộc bầu cử chỉ dành cho các tầng lớp trên trong xã hội B. CUỘC BẦU CỬ PHỔ THÔNG (PHỔ THÔNG ĐẦU PHIẾU) - Là những cuộc bầu cử được tổ chức mà tất cả mọi người tham gia không bị hạn chế bởi bất cứ một giới hạn nào, trừ độ tuổi chưa đủ trường thành, hoặc bị toà án tước các quyền tự do chính trị. Mọi công dân bị giới hạn tuổi bầu cử theo quy định. CĂN CỨ VÀO ỨNG CỬ VIÊN RA TRANH CỬ a. Bầu cử đơn danh - Cử tri bỏ phiếu bầu cho một ứng cử viên tuỳ mình lựa chọn. Mỗi một hạt bầu cử chỉ được bầu 1 ghế, có thể là một chức danh, các ứng cử viên ra tranh cử không liên kết với người khác, chức danh khác. B. BẦU CỬ LIÊN DANH - Là cuộc bầu cử mà người ra tranh cử liên kết với nhau trong một danh sách. Cử tri bỏ phiếu cho người này cũng buộc phải bỏ phiếu cho người kia, nếu họ trong cùng một danh sách. CĂN CỨ VÀO CÁCH THỨC TÍNH KẾT QUẢ TRÚNG CỬ A. Bầu cử đa số - Là phương pháp xác định kết quả trúng cử cho người ứng cử có nhiều phiếu hơn: + Bầu cử theo đa số tương đối: cho phép xác định kết quả trúng cử không cần phải đạt tới trên 50% tổng số phiếu. Ai được nhiều phiếu hơn thì người đó thắng cử. + Bầu cử theo đa số tuyệt đối: Người trúng cử theo phương pháp này phải nhận được ít nhất 50% + 1 phiếu thuận. B. CUỘC BẦU CỬ 2 VÒNG - Là cuộc bầu cử được tổ chức 2 lần cho một chức danh hoặc 1 ghế. + Vòng thứ nhất, người trúng cử phải đạt được đa số tuyệt đối phiếu thuận. Nếu không đạt kết quả này thì cuộc bỏ phiếu phải tổ chức lại cho 2 người có nhiều phiếu nhất. + Ở vòng thứ 2, người đạt nhiều phiếu hơn sẽ là người trúng cử. - Là phương pháp bầu cử kết hợp giữa hai hình thức: Bầu cử theo đa số tương đối và bầu cử theo đa số tuyệt đối. BẦU CỬ ĐẠI DIỆN TỶ LỆ - Là cuộc bầu cử mà việc xác định kết quả bầu cử phương pháp đại diện tỷ lệ. Ưu điểm: Cho phép cử tri đều có đại diện của mình trong cơ quan dân cử. Hạn chế: Cử tri bỏ phiếu cho các đảng phái mà không bầu cho từng ứng cử viên cụ thể. 5.3. BẦU CỬ Ở HOA KỲ A. MỘT SỐ THAY ĐỔI TIẾN BỘ TRONG BẦU CỬ Ở HOA KỲ - Năm 1971, Tu chính án thứ 26 của Hiến pháp Hoa Kỳ quyết định cho phép công dân 18 tuổi được đi bầu cử vì có quá nhiều thanh niên 18 tuổi, tuy họ chưa tham gia các hoạt động chính trị của quốc gia nhưng không ít người đã phải hy sinh trên các chiến trường của Mỹ. - Bắt đầu từ năm 1920, phụ nữ mới có quyền đi bỏ phiếu - Ở miền Nam nước Mỹ, bắt đầu từ năm 1960, người da đen được đi bầu cử. B. BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ - Bầu cử tổng thống Mỹ thuộc hình thức bầu cử liên danh: 2 ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống ở cùng một danh sách. - Người dân gián tiếp bầu tổng thống Mỹ. - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bao gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn thứ nhất: đề cử ứng cử viên ra tranh cử tổng thống. + Giai đoạn thứ hai: giai đoạn bầu chính thức, cử tri trực tiếp bầu ra tuyển cử đoàn. + Giai đoạn thứ ba: tuyển cử đoàn họp ở các tiểu bang để bầu tổng thống và gửi kết quả lên Thượng Nghị viện Mỹ. CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ - Số phiếu đại cử tri của nước Mỹ là 538 phiếu. - Nhiều học giả tư sản lý giải việc người dân Mỹ không trực tiếp bầu tổng thống là vì họ cho rằng, một người dân bình thường không đủ khả năng nhận biết được cần phải bỏ phiếu cho ai và cho ứng cử viên của đảng nào.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser