Ôn Tập Địa Lí 7 Cuối HK2 Năm 2024-2025 PDF
Document Details

Uploaded by DignifiedHeliotrope7437
2024
Tags
Summary
Đây là tài liệu ôn tập môn Địa Lí lớp 7 cho học kỳ 2 năm học 2024-2025. Tài liệu này bao gồm tóm tắt kiến thức trọng tâm về Châu Nam Cực, Châu Phi và Châu Mỹ, cùng với các bài tập thực hành liên quan đến các công thức tính toán địa lý và các câu hỏi trắc nghiệm.
Full Transcript
ĐỊA LÍ 7 HƯỚNG DẪN KIỂM TRA CUỐI HK2 - NĂM HỌC 2024 – 2025 Họ và tên HS: ………........................……………………… Lớp: ……………… I. Hình thức bài kiểm tra: - Cấu trúc đề kiểm tra: Trắc nghiệm ABCD, trắc nghiệm Đúng/Sai, trả lời ngắn. - Thời lượng kiểm tra: 45 phút....
ĐỊA LÍ 7 HƯỚNG DẪN KIỂM TRA CUỐI HK2 - NĂM HỌC 2024 – 2025 Họ và tên HS: ………........................……………………… Lớp: ……………… I. Hình thức bài kiểm tra: - Cấu trúc đề kiểm tra: Trắc nghiệm ABCD, trắc nghiệm Đúng/Sai, trả lời ngắn. - Thời lượng kiểm tra: 45 phút. - Thời gian: Ngày 22/04/2025 - HS cần chuẩn bị bút chì, bút mực màu đen/xanh dương, máy tính cầm tay, để làm bài kiểm tra. II. Nội dung lý thuyết: Tên bài Kiến thức trọng tâm Châu Nam Cực 1. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực 2. Vị trí địa lí 3. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên châu Nam Cực 4. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu Châu Phi 1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên châu Phi a) Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước b) Đặc điểm tự nhiên c) Sông, hồ d) Các môi trường tự nhiên e) Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi a) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên b) Nạn đói c) Xung đột quân sự d) Di sản lịch sử châu Phi 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi a) Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo b) Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới c) Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt 1 d) Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc Châu Mỹ 1. Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ a) Vị trí địa lí và phạm vi b) Hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ 2. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ a) Địa hình b) Khí hậu c) Sông ngòi d) Đới thiên nhiên II. BÀI TẬP THỰC HÀNH Một số công thức tính toán liên quan: ❖ Tính nhiệt độ trung bình tháng, năm - Nhiệt độ trung bình tháng = nhiệt độ trung bình ngày / số ngày trong tháng. - Nhiệt độ trung bình năm = nhiệt độ trung bình năm / số tháng (12 tháng). ❖ Tính mật độ dân số: Tổng dân số/ tổng diện tích (đơn vị:người/km2). ❖ Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: Tỉ suất sinh - Tỉ suất tử (đơn vị: ‰(phần nghìn)). ❖ Tính tỉ lệ phần trăm: giá trị thành phần / tổng giá trị X 100%. (đơn vị: %) ❖ Tính hơn kém: Mức chênh lệch = Số liệu lớn hơn – Số liệu nhỏ hơn ❖ Tính gấp bao nhiêu lần: Số lần = Số liệu lớn hơn ÷ Số liệu nhỏ hơn ❖ Tính tổng: Tổng = Số lượng 1 + Số lượng 2 + … + Số lượng n ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 19: Châu Nam Cực 1. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực - Năm 1820, hai nhà hàng hải người Nga là Bê-linh-hao-den và La-da-rép đã phát hiện ra châu Nam Cực. - Năm 1900, một nhà thám hiểm người Na-uy đã đặt chân đến lục địa Nam Cực. - Ngày 14/12/1911, các nhà thám hiểm người Na-uy đã lần đầu tiên đặt chân đến điểm cực nam của Trái đất. - Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ. 2. Vị trí địa lí + Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực nam. + Được bao bọc bởi Nam đại dương và nằm cách xa các châu lục khác. 2 - Ảnh hưởng từ vị trí địa lí: Châu Nam Cực nằm hoàn toàn trong đới khí hậu cực và cận cực, khí hậu “cực lạnh”. 3. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên châu Nam Cực Đặc điểm tự nhiên Địa hình - Toàn bộ châu Nam Cực được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị bao phủ bởi lớp băng dày. → Bề mặt châu lục tương đối bằng phẳng. Khí hậu Lạnh và khô Sinh vật Nghèo nàn, chủ yếu là thực vật bậc thấp (rêu, địa y, tảo, nấm…) và các loài động vật chịu được lạnh (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh…). Tài nguyên thiên nhiên - Nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Trái Đất. - Giàu các loại khoáng sản: than đá, sắt, đồng. Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ, khí tự nhiên. 4. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu (đọc thêm trong SGK) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi 1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước - Vị trí: + Phần đất liền kéo dài từ khoảng 370B đến 350N. + Tiếp giáp với: Địa Trung Hải, biển Đỏ; Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương; châu Á, châu Âu. - Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, các bán đảo lớn. - Kích thước: là châu lục lớn thứ ba thế giới sau châu Á, châu Mỹ, diện tích khoảng 30,3 triệu km2. 2. Đặc điểm tự nhiên Địa hình - Châu Phi là một khối cao nguyên khổng lồ; chủ yếu là các bồn địa xen kẽ với các sơn nguyên. - Phần phía đông được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp → thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp. - Có rất ít núi cao và đồng bằng thấp. 3 Khoáng sản - Phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Nam lục địa. - Các khoáng sản quan trọng: dầu mỏ, khí đốt, sắt, vàng, đồng, chì,... Khí hậu - Khí hậu nóng và khô nóng bậc nhất thế giới nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa tương đối thấp. ❖ Khí hậu xích đạo: nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm. ❖ Khí hậu cận xích đạo: một mùa nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa khô, mát. ❖ Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính chất lục địa, rất khô và nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn. ❖ Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm ướt, mưa nhiều; mùa hạ khô, trời trong sáng. Sông, hồ - Mạng lưới sông ngòi phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa. Một số sơn lớn là: sông Nin; Sông Ni-giê và Xê-nê-gan; Sông Công-gô; Sông Dăm-be-đi…→ Trữ năng thủy điện lớn. - Có nhiều hồ lớn được hình thành bởi các đứt gãy như: hồ Tan-ga-ni-ca; hồ Tuốc-ca-na… Các môi trường Môi trường Xích đạo tự nhiên - Phạm vi: Bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê. - Đặc điểm: Khí hậu nóng ẩm điều hoà, rừng rậm xanh quanh năm. Hai môi trường nhiệt đới - Phạm vi: Gần ranh giới đới khí hậu cận xích đạo. - Đặc điểm: Mùa mưa và mùa khô rõ rệt. - Thảm thực vật: Rừng thưa và xavan cây bụi. - Động vật: Ngựa vằn, hươu cao cổ, sư tử, báo gấm,... Hai môi trường hoang mạc: - Có khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. - Hệ thực, động vật nghèo nàn. - Động vật chủ yếu là rắn độc, kì đà và một số loài gặm nhấm. Hai môi trường cận nhiệt - Phạm vi: Cực bắc và cực nam châu Phi. - Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô. - Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng. 3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (Đọc thêm trong SGK) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi 1. Một số vấn đề dân cư, xã hội a) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao - Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1.340 triệu người. - Những năm 50 của thế kỉ XX, dân số châu Phi tăng rất nhanh, dẫn tới bùng nổ dân số. Giai đoạn 2015 - 2020, tuy tốc độ tăng nhanh dân số đã giảm nhưng châu Phi vẫn có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới. → Kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,... b) Nạn đói - Nguyên nhân: tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị… - Hậu quả: ❖ Mỗi năm có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe dọa, trong đó vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. ❖ Nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới. c) Xung đột quân sự - Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh tài nguyên thiên nhiên… - Hậu quả: ❖ Dẫn đến thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên… ❖ Là cơ hội để nước ngoài can thiệp. 2. Di sản lịch sử châu Phi (Đọc thêm trong SGK) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi Môi trường Khai thác, sử dụng và bảo vệ Môi trường xích đạo - Trồng cây quanh năm, gối vụ và xen canh nhiều loại cây. - Hình thành các khu vực chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,...) theo quy mô lớn → xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. - Tích cực trồng và bảo vệ rừng (do tầng mùn trong đất không dày, lớp phủ thực vật bị tàn phá nhiều nên dễ bị rửa trôi). Môi trường nhiệt đới - Vùng khô hạn → làm nương rẫy canh tác, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả. - Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp → xuất khẩu. 5 - Khai thác xuất khẩu khoáng sản có vai trò quan trọng → phát triển công nghiệp chế biến. Cách thức con người bảo vệ thiên nhiên: - Xây dựng các công trình thủy lợi → đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp và sinh hoạt. - Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên → bảo vệ hệ sinh thái, phát triển du lịch. Môi trường cận nhiệt + Trồng các loại cây ăn quả (nho, oliu, cam, chanh,…) và trồng cây lương thực (lúa mì, ngô). + Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển: khai thác dầu (An-giê-ri), vàng, kim cương (Cộng hòa Nam Phi). + Phát triển các hoạt động du lịch. - Vấn đề môi trường được các nước trong khu vực quan tâm là chống khô hạn và hoang mạc hóa. Môi trường hoang - Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả, chà là và một số cây lương mạc thực. - Chăn nuôi gia súc dưới hình thức du mục. - Dùng sức của lạc đà để vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên hoang mạc. - Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn. - Các nước trong khu vực đã hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống hoang mạc hóa,.. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 13: Vị trí địa lí. Phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ 1. Vị trí địa lí và phạm vi + Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây và trải dài trên nhiều vĩ độ (phần đất liền khoảng từ 720B đến 540N); + Tiếp giáp với:Bắc Băng Dương; Thái Bình Dương; Đại Tây Dương. + Gồm hai lục địa: Bắc Mỹ và Nam Mỹ, được nối với nhau bởi eo đất hẹp Trung Mỹ. - Diện tích: 42 triệu km2, lớn thứ 2 thế giới (sau châu Á). 2. Hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ (HS đọc thêm SGK) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ 6 Địa hình - Địa hình ở Bắc Mỹ chia làm 3 khu vực rõ rệt: + Miền núi Cooc-đi-e ở phía tây. Miền núi có độ cao trung bình 3000 - 4000, kéo dài 9000km theo chiều bắc - nam. + Đồng bằng ở giữa, bao gồm: đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung tâm và đồng bằng Duyên hải, độ cao từ 200-500m thấp dần từ bắc xuống nam. + Dãy núi A-pa-lat ở phía đông, có hướng tây bắc - đông nam. Khí hậu - Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo chiều bắc - nam, gồm: + Đới khí hậu cực và cận cực. + Đới khí hậu ôn đới (có diện tích lớn nhất). + Đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới. - Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo chiều tây - đông và theo độ cao: + Vùng ven biển mưa nhiều; sâu trong lục địa mưa ít, khí hậu khô hạn hơn + Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. (Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C) Sông, hồ - Đặc điểm sông ở Bắc Mỹ: + Mạng lưới sông dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ. + Sông nhiều nước. Chế độ nước khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn mưa, băng, tuyết tan. + Các sông lớn: hệ thống sông Mit-xu-ri- Mit-xi-xi-pi, sông Mác-ken-đi,… - Đặc điểm hồ của Bắc Mỹ: + Đứng đầu thế giới về số lượng các hồ có diện tích lớn. + Phần lớn là hồ nước ngọt. + Các hồ lớn như: hệ thống Ngũ hồ, hồ Gấu lớn, hồ Nô Lệ Lớn,… Đới thiên nhiên + Đới lạnh: có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá, khắc nghiệt; sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là rêu và địa y. + Đới ôn hòa: chiếm diện tích rộng, phân hóa đa dạng theo sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa. Cảnh quan có rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài tập thực hành Bài tập 1: Trắc nghiệm 7 1. Vị trí địa lí của châu Nam Cực có đặc điểm nào sau đây? A. Nằm hoàn toàn ở đới khí hậu cực B. Tiếp giáp với châu Á và châu Âu C. Có nhiều đồng bằng và núi lửa D. Nằm ở bán cầu Bắc 2. Tài nguyên thiên nhiên nổi bật ở châu Nam Cực là: A. khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho nông nghiệp B. có trữ lượng than đá, sắt, dầu khí lớn C. có hệ thống sông hồ phong phú D. dân cư đông đúc, khai thác mạnh 3. Châu Phi có đặc điểm địa hình chủ yếu là: A. Cao nguyên và bồn địa xen kẽ B. Đồng bằng châu thổ rộng lớn C. Núi lửa hoạt động mạnh D. Vùng đồi gò thấp trải dài 4. Nguyên nhân chính gây ra nạn đói ở châu Phi: A. Dân trí cao, công nghiệp hoá nhanh B. Mưa nhiều, lũ lụt kéo dài C. Hạn hán, xung đột và bất ổn chính trị D. Diện tích đất canh tác rộng lớn 5. Châu Mỹ gồm các phần chính là: A. Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ B. Đông Mỹ và Tây Mỹ C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương D. Trung Quốc và Nam Mỹ 6. Đặc điểm sông ngòi Bắc Mỹ là: A. sông ngắn, ít nước B. phân bố đồng đều, nhiều nước, chế độ nước đa dạng C. chủ yếu chảy ra Ấn Độ Dương D. chỉ có các sông băng tan chảy vào mùa xuân Bài tập 2: Chọn đúng/sai (….) Châu Nam Cực có khí hậu nóng ẩm quanh năm. (….) Châu Phi là châu lục có lượng mưa lớn nhất thế giới. (….) Dân cư châu Phi phân bố không đồng đều và chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. (….) Ở Bắc Mỹ, hệ thống sông Mit-xu-ri – Mit-xi-xi-pi là lớn nhất. (….) Khoáng sản ở châu Phi phân bố đồng đều khắp châu lục. Bài tập 3: Điền từ – điền khuyết a. Châu Nam Cực có khí hậu ______ và ______ nên rất ít sinh vật sinh sống. b. Sông Công-gô và hồ Tan-ga-ni-ca là các sông hồ tiêu biểu ở ______. c. Địa hình Bắc Mỹ chia làm ba khu vực: miền núi ______ ở phía tây, đồng bằng ở giữa, và dãy núi ______ ở phía đông. d. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ở châu Phi gây ra tình trạng ______, ______ và môi trường bị suy thoái. Bài tập 4: Nối cột 8 A – Môi trường B – Đặc điểm 1. Xích đạo a. Rừng thưa, xavan cây bụi, mưa theo mùa 2. Nhiệt đới b. Rừng rậm xanh quanh năm 3. Cận nhiệt c. Rừng và cây bụi lá cứng, mùa hè khô nóng 4. Hoang mạc d. Ít mưa, khô hạn quanh năm Trả lời: ………………………………………………………. Bài tập 5: Sắp xếp theo trình tự thời gian Sắp xếp các sự kiện khám phá Nam Cực theo trình tự thời gian: (……) Nhà thám hiểm người Na-uy đặt chân đến cực Nam Trái đất (........) Bê-linh-hao-den và La-da-rép phát hiện Nam Cực (........) Việc nghiên cứu Nam Cực được đẩy mạnh (........ ) Nhà thám hiểm người Na-uy đặt chân đến lục địa Nam Cực Bài tập 6: Dạng viết trả lời ngắn 1. Nêu 2 biện pháp mà con người ở châu Phi sử dụng để bảo vệ thiên nhiên trong môi trường hoang mạc. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 2. Giải thích vì sao châu Nam Cực lại có khí hậu cực lạnh. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 3. Trình bày đặc điểm khí hậu và sinh vật ở đới lạnh Bắc Mỹ. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Bài 7: Ai Cập là quốc gia nằm ở Đông Bắc châu Phi. Năm 2023, dân số Ai Cập khoảng 110 triệu người, diện tích lãnh thổ khoảng 1.000.000 km². Tính Mật độ dân số của Ai Cập là bao nhiêu người/km²? Đáp án: ……………………………………………………………… Câu 8: Tại Ethiopia, tỉ suất sinh năm 2023 là 32‰, tỉ suất tử là 7‰. Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Ethiopia. Đáp án:…………………………………………………………………… Câu 9: Một quốc gia châu Phi xuất khẩu 3 mặt hàng nông sản chính: Cà phê đạt 150 triệu USD. Ca cao đạt 100 triệu USD. Dầu cọ đạt 250 triệu USD. Hỏi tỉ lệ phần trăm của từng mặt hàng trong tổng giá trị xuất khẩu. 9 ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 10: Sản lượng dầu mỏ năm 2023 của Nigeria là 95 triệu tấn, còn Algeria là 80 triệu tấn. Hỏi Nigeria hơn Algeria bao nhiêu triệu tấn dầu mỏ? Đáp án: ………………………………………………………………… Câu 11: Dân số Ethiopia là 120 triệu người, dân số Namibia là 2,5 triệu người. Hỏi dân số Ethiopia gấp bao nhiêu lần dân số Namibia? Đáp án:………………………………………………………………… Câu 12: Một quốc gia châu Phi có dân số các vùng như sau: Đồng bằng: 20 triệu người. Cao nguyên: 15 triệu người. Đô thị ven biển: 25 triệu người. Tính tổng dân số cả nước. Đáp án: ………………………………………………………………… Câu 13: Nhiệt độ trung bình tháng tại Nairobi (Đơn vị: °C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt 19 20 20 19 18 17 16 17 18 19 19 19 độ Tính nhiệt độ trung bình năm của thành phố Nairobi (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) ………………………………………………………………………………………………… 10