Kinh Tế Vi Mô Chương 3 (PDF)
Document Details
Uploaded by Deleted User
Ho Chi Minh City University of Transport
Nguyễn Thùy Linh
Tags
Summary
This document is a chapter from a microeconomics textbook, focused on consumer behavior and utility. It includes lecture notes, diagrams, and examples related to consumer choice and demand from the University of Transport Ho Chi Minh City. Topics covered include utility, marginal utility, indifference curves, and budget lines.
Full Transcript
# **Kinh Tế Vi Mô** ## **Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh** * Giảng viên: Nguyễn Thùy Linh * Email: [email protected] ## **Chương 3: Lý Thuyết Về Hành Vi Của Người Tiêu Dùng** ### Mã số HP: 414022 ### Số tín chỉ: 3 ## **Chương** * Chương 1: Những vấn đề cơ bản...
# **Kinh Tế Vi Mô** ## **Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh** * Giảng viên: Nguyễn Thùy Linh * Email: [email protected] ## **Chương 3: Lý Thuyết Về Hành Vi Của Người Tiêu Dùng** ### Mã số HP: 414022 ### Số tín chỉ: 3 ## **Chương** * Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế học * Chương 2: Cung cầu và giá cả thị trường * Chương 3: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng * Chương 4: Lý thuyết về sản xuất và chi phí sản xuất * Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn * Chương 6: Thị trường độc quyền hoàn toàn * Chương 7: Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn ## **Tên tác giả** | **Tên sách - giáo trình** | **NXB** | **Năm XB** ---|---:|---:|---: TS. Nguyễn Như Ý | Kinh tế vi mô | Kinh tế TP. HCM | 2019 TS. Nguyễn Như Ý | Bài tập và bài giải Kinh tế vi mô | Kinh tế TP. HCM | 2019 # **Chương 3** ## **Lý Thuyết Về Hành Vi Của Người Tiêu Dùng** ### **3.1. Một số khái niệm** #### **3.1.1. Độ hữu dụng (U)** * Độ hữu dụng là mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng cảm nhận được khi tiêu dùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. #### **Tổng hữu dụng (TU)** * Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn người tiêu dùng đạt được khi tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian. | Qx | TUX | MUx |---|---|---| | 0 | 0 | | 1 | 4 | 4 | 2 | 7 | 3 | 3 | 9 | 2 | 4 | 10 | 1 | 5 | 10 | 0 | 6 | 9 | -1 <h4> **Thông thường, tiêu dùng với số lượng càng nhiều thì TU càng cao. Đối với hàng thiết yếu thì có điểm bão hòa (số lượng hàng tiêu dùng có TU cực đại).**</h4> #### **3.1.2. Hữu dụng biên (MU)** * Hữu dụng biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với các yếu tố khác không đổi) * Nếu TU là một dãy số thì: $MUx = \frac{ΔTU}{ΔQx}$ * Nếu hàm tổng hữu dụng là một hàm liên tục thì: $MUx = \frac{dTU}{dQx}$ * Trên đồ thị, MU chính là độ dốc của đường TU. * Ví dụ: Hàm tổng hữu dụng có dạng: TU=2X(Y+5) #### **3.1.3. Đường đẳng ích (Đường đẳng dụng, Đường cong bàng quang)** * **Khái niệm:** Đường đẳng ích là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa cùng đem lại một mức thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng. * **Đặc điểm:** * Dốc xuống về phía phải * Các đường đẳng ích không cắt nhau * Lồi về phí gốc 0 * Độ dốc của đường đẳng ích là Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y: * Tập hợp các đường { U,U1, U2} trên cùng một đồ thị gọi là sơ đồ đẳng ích | Phối hợp| X | Y | |---|---|---| | A | 3 | 7 | | B | 4 | 4 | | C | 5 | 2 | | D | 6 | 1 | #### **3.1.4. Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (Marginal Rate of Substitution):** * **Tỷ lệ thay thế biên (MRS)** là số lượng một hàng hóa mà người tiêu dùng có thể từ bỏ tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa mà lợi ích không đổi. $MRS XY = - \frac{ΔX}{ΔY}$ * **Ví dụ:** MRSxy = -3. Người tiêu dùng muốn sử dụng ↑1 đơn vị sp X và ↓ 3 đvị sp Y thì TU(mức thỏa mãn) không đổi * **MRS** được xác định bằng độ dốc đường U. * **MRS** có quy luật giảm dần (U có mặt lồi hướng về gốc đồ thị) * **MRS** là độ dốc của đường đẳng ích #### **3.1.5. Đường ngân sách (Bugdet Line):** ##### **3.5.1.1. Khái niệm** * Đường ngân sách là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được cùng một mức thu nhập và giá cả các hàng hóa đã cho. ##### **3.5.1.2. Phương trình đường ngân sách** * I là thu nhập của người tiêu dùng * X là số lượng sản phẩm X được mua * Y là số lượng sản phẩm Y được mua * Px là giá sản phẩm X * Py là giá sản phẩm Y * (-Px/Py) : là độ dốc của đường ngân sách ( muốn mua 1 đv sp X phải từ bỏ mua một số lượng đv sp Y sao cho đảm bảo I không đổi * Phương trình đường ngân sách có dạng: X. Px + Y . Py = I * Hay $Y = \frac{I}{Py} - \frac{Px}{Py}$ * **Ví dụ:** * Py = 3, Px = 6, I = 30 * Phương trình đường ngân sách: y = 10 – 2x ##### **3.1.5.3. Sự dịch chuyển của đường ngân sách** * **Khi I thay đổi, Px & Py không đỗi:** * M1N1 dịch chuyển // sang phải M2N2 khi I↑ * M1N1 dịch chuyển // sang trái M3N3 khi I↓ * **Khi Px thay đổi, I & Pỵ không đổi:** * MN1 xoay quanh trục ra xa phía gốc O trên trục hoành (qua bên phải) MN2 khi Px ↓ * MN1 xoay quanh trục sát phía gốc O trên trục hoành (qua bên trái) MN3 khi Px ↑ ### **3.2. Cân bằng tiêu dùng của người tiêu dùng** * **Nguyên tắc xác định phương án tiêu dùng tối ưu**: Để đạt phương án tiêu dùng tối ưu ( tổng hữu dụng tối đa), người tiêu dùng phải lựa chọn tiêu dùng cặp phối hợp giữa X & Y sao cho thỏa mãn điệu kiện sau: $\left.\begin{aligned} & \frac{MUX}{Px} = \frac{MUY}{Py}\\ & X.Px+Y.Py=I \end{aligned}\right\}$ * **Trong đó**: * X,Y lần lượt là số lượng hàng hóa X & Y cần tiêu dùng. * Px, Pỵ lần lượt là giá cả của hàng hóa X & Y. * I: là thu nhập để chi tiêu cho 2 hàng hóa X & Y * MUX, MUỵ lần lượt là hữu dụng biên của hàng hóa X & Y * **Ví dụ:** | X | MUX | Y | MUY | |---|---|---|---| | 1 | 35 | 1 | 29 | | 2 | 32 | 2 | 28 | | 3 | 30 | 3 | 25 | | 4 | 25 | 4 | 22 | | 5 | 20 | 5 | 21 | * **RÀNG BUỘC** → **SỞ THÍCH** | X | MUX | Y | MUY | |---|---|---|---| | 1 | 20 | 1 | 12 | | 2 | 18 | 2 | 11 | | 3 | 16 | 3 | 10 | | 4 | 14 | 4 | 9 | | 5 | 12 | 5 | 8 | | 6 | 8 | 6 | 7 | | 7 | 3 | 7 | 4 | | 8 | 0 | 8 | 1 | * **Ví dụ:** | QT | MUT | QP | MUP | |---|---|---|---| | 1 | 18 | 1 | 17 | | 2 | 16 | 2 | 16 | | 3 | 14 | 3 | 15 | | 4 | 13 | 4 | 14 | | 5 | 12 | 5 | 13 | | 6 | 9 | 6 | 12 | | 7 | 8 | 7 | 11 | * **Ví dụ:** Một người tiêu dùng có thu nhập là 250 đvtt để mua 2 sp X và Y. Hàm hữu dụng của người tiêu dùng này được xác định bởi biểu thức TU = X(Y-1). Giá của X là Px = 5 và giá của Y là Py = 10. Phương án tiêu dùng tối ưu là bao nhiêu? | Số lượng sản phẩm | TUx | TUy | TUz | |---|---|---|---| | 1 | 75 | 68 | 62 | | 2 | 147 | 118 | 112 | | 3 | 207 | 155 | 164 | | 4 | 252 | 180 | 203 | | 5 | 289 | 195 | 239 | | 6 | 310 | 205 | 259 | | 7 | 320 | 209 | 269 | ### **3.3. Sự hình thành đường cầu thị trường** #### **3.3.1. Thiết lập đường cầu cá nhân đối với sp X** * **Suy ra đường cầu cá nhân từ đồ thị cân bằng tiêu dùng (KHI PX2>Px1)** #### **3.3.2.Thiết lập đường cầu thị trường từ các đường cầu cá nhân** * **Đường cầu thị trường được thiết lập từ tập hợp các đường cầu cá nhân (dx), được tính theo hoành độ của các đường cầu cá nhân.** * **QD=q1+q2+q3+...+qn** * **Ví dụ:** Trên thị trường sản phẩm X có 3 người tiêu dùng có hàm cầu là: * qDA = (-1/2) P+100 * qDB = (-1/2) P + 60 * qDC = (-3/2) P + 40 * **Yêu cầu:** Hãy xác định hàm số cầu thị trường: * **Ví dụ minh họa:** Bà A có I = 1000 (ngàn đồng) mua 2 sản phẩm X và Y * Px1 = 5 (ngàn đồng/kg) * Py =20 (ngàn đồng/kg). * Hàm hữu dụng được cho bởi: TU = (Y-2)X * Giả sử giá của X tăng lên là Px2 = 10 (ngàn đồng/kg), các yếu tố còn lại không đổi. * **Yêu cầu:** Hãy thiết lập đường cầu cá nhân bà A đối với X. * **Thiết lập đường cầu thị trường đối với khoai tây** | P (1000 đ/kg) | Lượng cầu của A (qA) | Lượng cầu của B (qB) | Lượng cầu của (QD = qA+qB) | |---|---|---|---| | 5 | 96 | 54 | 150 | | 10 | 48 | 27 | 75 | * **• ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM X** * **Khi Px ↑, I, Pỵ và sở thích không đổi thì có 3 TH xảy ra:** * TH1: | Epx| > 1 * Khi Px↑, TRx↓ => TRү ↑ và Y↑ * TH2: | EDx| < 1 * Khi Px↑, TRx↑ => TRỵ ↓ và Y↓ * TH3: | Epx| = 1 * Khi Px↑, TRx& TRỵ không đổi => Y không đổi ### **3.4. Các vấn đề khác** #### **• Đường Engel** * Phản ánh mối quan hệ giữa sự thay đổi lượng câu sp với sự thay đổi I với Px, Py không đổi. * **• Đường tiêu dùng theo thu nhập (Income Consumption Curve)** * **X là hàng thiết yếu * **• Đường Engel đối với hàng hóa thiết yếu (Y)** * **• Đường Engel đối với hàng hóa thông thường (X)** * **Đường engel đối với hàng hóa cao cấp (Z)** * **Đường engel đối với hàng hóa thứ cấp (K)** #### **TÁC ĐỘNG THAY THẾ & TÁC ĐỘNG THU NHẬP** * **Thu nhập danh nghĩa không đổi** * **Giá sản phẩm X tăng** * **Giá sản phẩm thay thế không đổi** * **• Thu nhập thực tế giảm, mức thỏa mãn thay đổi** * **Mua sản phẩm thay thế** ### **Bài tập 3.1. ** Một người tiêu dùng có thu nhập I = 900 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px = 10đ/sp; Py =40đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số TU = (X-2)*Υ. * **Yêu cầu:** Tím phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối đa đạt được? ### **Bài tập 3.2. ** Một người tiêu thụ có thu nhập I = 1.200 đ để mua 2 sản phẩm X và Y với giá Px = 100 đ/sp, Py = 300 đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số: * $TUX = \frac{1}{3}X^2 + 10.X$ * $TUY = \frac{1}{2}Y^2 + 20.X$ * **Yêu cầu:** Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng đạt được ### **Bài tập 3.3.** Một người tiêu dùng với khoản tiền 1.000.000 đ dùng để chi tiêu mua thực phẩm (F) cà quần áo (C), thực phẩm giá trung bình 5.000 đ/đv và quần áo 10.000 đ/đv. Hàm hữu dụng của thực phẩm và quần áo đối với người này được cho như sau: TU = F.(C – 2) * **Yêu cầu**: * a) Xác định phương án tiêu dùng tối ưu của người này? * b) Tại phương án tối ưu này tỷ lệ thay thế biên của thực phẩm cho quần áo (MRSFC)? * c) Nếu giá SP F tăng lên 10,000 đ/đv, thu nhập và giá SP C không đổi thì phương án tiêu dùng tối ưu mới và tổng hữu dụng được thay đổi thế nào ? * d) Viết phương trính đường cầu SPF ? ### **Bài tập 3.4.** Một người tiêu dùng có mức thu nhập I = 300 đvt để chi mua 2 sản phẩm X và Y với giá Px = 10 đvt/sp, Py = 20 đvt/sp. Sở thích của người này được thể hiện qua hàm tổng hữu dụng * $TU = X.(Y – 2)$ * **Yêu cầu:** * a) Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được? Tính tỷ lệ thay thế biên X cho Y (MRSxY) * b) Nếu thu nhập I₂ = 600 đvt, giá các sản phẩm không đổi thì phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được? * c) Nếu giá sản phẩm Y tăng Py = 30 đvt/sp, các yếu tố còn lại không đổi. Hãy xác định số sản phẩm X và Y mà người tiêu thụ sẽ mua. Tính tổng hữu dụng tối đa và tỷ lệ thay thế biên X cho Y (MRSXY) * d) Tính độ co giãn của cầu SP X theo thu nhập ? X thuộc loại SP gì ### **Bài tập 3.5.** Một người có thu nhập I = 300 để chi mua 2 SP X và Y với giá tương ứng Px=10, Py=20, sở thích của người này được thể hiện qua hàm tổng hữu dụng * $TU= X(Y-2)$ * **Yêu cầu:** * a) Tìm Phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt được. * b) Nếu thu nhập tăng lên I2=600, giá các SP không đổi thì phương án tiêu dùng tối ưu mới và tổng hữu dụng được thay đổi thế nào ? ## **Chương 3** ## **Cám ơn các bạn đã chú ý lắng nghe!**