Ngân Hàng Câu Hỏi Thi Triết Học Mác-Lênin PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Khoa Khoa học và Ứng dụng
2024
Tags
Summary
Đây là ngân hàng câu hỏi thi triết học Mác-Lênin, gồm 380 câu trắc nghiệm cho học kỳ I năm học 2023-2024, thuộc khoa KHCB&ƯD.
Full Transcript
**KHOA: KHCB&ƯD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** **BỘ MÔN: CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN [Độc lập -- Tự do -- Hạnh phúc]** NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI ===================== **Tên học phầnTriết học Mác - Lênin Mã học phần: BAS 123** **Số tín chỉ:03. Hình thức thi: Trắc nghiệm Học kỳ: I Năm học: 2023-2024**...
**KHOA: KHCB&ƯD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** **BỘ MÔN: CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN [Độc lập -- Tự do -- Hạnh phúc]** NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI ===================== **Tên học phầnTriết học Mác - Lênin Mã học phần: BAS 123** **Số tín chỉ:03. Hình thức thi: Trắc nghiệm Học kỳ: I Năm học: 2023-2024** I. **Số điểm: Mỗi câu 0.2 điểm.** II. **Nội dung: Tổng ngân hàng 380 câu** **1. Chương 1: Khái luận về triết học và triết học Mác -- Lênin (60 câu hỏi) Nội dung chính:** - Triết học và vấn đề cơ bản của triết học - Triết học Mác - Lênin và vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội 1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học --------------------------------------------- Câu 1.1.0,2.1. Điền vào chỗ trống: "Triết học là... về thế giới và vị trí con người, trong thế giới đó, là khoa học về sự vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy". a. Hệ thống quan điểm duy nhất b. Hệ thống lý luận về quan điểm c. Hệ thống lý luận chung nhất d. Hệ thống luận điểm duy nhất Câu 1.1.0,2.2. Điền vào chỗ trống: "... là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người, trong thế giới đó, là khoa học về sự vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy". a. Thế giới quan b. Triết học c. Phương pháp luận d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Câu 1.2.0,2.3. Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Cụm từ "Chung nhất" trong câu trên, muốn nói đến điều gì của triết học? a. Triết học là lý luận về tất cả mọi lĩnh vực b. Triết học là lý luận mang tính khái quát cao c. Triết học là một lý luận duy nhất d. Triết học là một lý luận tốt nhất Câu 1.2.0,2.4. Tư duy triết học bắt đầu từ đâu? a. Từ những lực lượng siêu nhiên ở bên ngoài chi phối nhận thức của con người b. Từ những cảm giác, nhận thức chủ quan của con người c. Từ các triết lý, từ sự khôn ngoan, từ tình yêu sự thông thái dần hình thành các hệ thống những tri thức chung nhất về thế giới. d. Cả ba phương án trên đều đúng Câu 1.2.0,2.5. Tầng lớp trí thức có vai trò như thế nào đối với sự hình thành của triết học? a. Không có vai trò gì, bởi triết học đã được hình thành từ trước khi tầng lớp này ra đời b. Chỉ có vai trò truyền bá những tư tưởng triết học hình thành trong nhân dân c. Sáng tác những câu chuyện thần thoại mang triết lý về cuộc sống d. Khái quát những hiểu biết của con người về thế giới thành lý luận Câu 1.2.0,2.6. Chọn nhận định đúng về vai trò của triết học đối với đời sống xã hội. a. Tạo ra của cải vật chất b. Tăng năng suất lao động c. Ổn định trật tự xã hội d. Tạo cơ sở đúng đắn cho việc thực hiện những điều trên Câu 1.1.0,2.7. Điền vào chỗ trống: "... là khái niệm triết học dùng để chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó". a. Phương pháp luận b. Thế giới quan c. Chủ nghĩa duy vật d. Chủ nghĩa duy tâm Câu 1.1.0,2.8. Điền vào chỗ trống: 'Thế giới quan là khái niệm triết học dùng để chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về...trong thế giới đó". a. Vũ trụ và tầm vóc của con người b. Xã hội và vai trò của con người c. Thế giới loài người và loài người d. Thế giới và vị trí của con người Câu 1.2.0,2.9. Thế giới quan có thể được hiểu một cách ngắn gọn là: a. Hệ thống quan điểm của con người về thế giới b. Bức tranh chung về thế giới c. Cảm nhận về thế giới d. Nhận thức chung về cuộc đời Câu 1.1.0,2.10. Thế giới quan quy định điều gì trong việc định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người? a. Các nguyên tắc, thái độ, giá trị b. Các nguyên nhân, mức độ và giá trị c. Điều kiện, nền tảng và cách thức d. Điều kiện, giá trị và điều lệ Câu 1.2.0,2.11. Sự hình thành các trường phái khác nhau trong triết học xuất phát từ sự khác biệt về: a. Trình độ tư duy b. Giai cấp c. Thế giới quan d. Vị trí địa lý Câu 1.2.0,2.12. Thế giới quan đúng đắn là một thế giới quan như thế nào? a. Thế giới quan phù hợp với cách nghĩ của chủ thể nhận thức b. Thế giới quan phù hợp với tâm lý chung của xã hội c. Thế giới quan đúng với đạo đức xã hội d. Thế giới quan phù hợp với hiện thực khách quan Câu 1.2.0,2.13. Thế giới quan và nhân sinh quan có mối quan hệ như thế nào? a. Thế giới quan bao hàm cả nhân sinh quan b. Thế giới quan đối lập với nhân sinh quan c. Thế giới quan xuất không có mối liên hệ với nhân sinh quan d. Thế giới quan là một phần của nhân sinh quan. Câu 1.1.0,2.14. Triết học có vai trò như thế nào đối với thế giới quan? a. Là linh hồn của thế giới quan b. Là nguyên nhân -- lý luận của thế giới quan c. Là hạt nhân -- lý luận của thế giới quan d. Là vấn đề cơ bản của thế giới quan Câu 1.2.0,2.15. Triết học là hạt nhân của thế giới quan được hiểu là: a. Triết học có chức năng xây dựng thế giới quan b. Thế giới quan là một giai đoạn phát triển cao của triết học c. Không thể xuất hiện thế giới quan nào nếu không có triết học d. Thế giới quan bao trùm cả triết học Câu 1.1.0,2.16. Theo F. Ăngghen, vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại là: a. Vấn đề quan hệ giữa mặt hạn chế và mặt tồn tại b. Vấn đề quan hệ giữa biện chứng và siêu hình c. Vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại d. Vấn đề quan hệ giữa con người với thế giới Câu 1.2.0,2.17. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là muốn nói đến mối quan hệ giữa hai yếu tố nào? a. Những vấn đề không tồn tại và những vấn đề đang tồn tại b. Ý thức và sự tồn vong c. Ý thức và vật chất d. Thế giới ảo và thế giới thực Câu 1.1.0,2.18. Hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học là: a. Khả tri luận và bất khả tri luận b. Nhị nguyên luận và nhất nguyên luận c. Bản thể luận và nhận thức luận d. Hoài nghi luận và ý thức luận Câu 1.2.0,2.19. Bản thể luận trong vấn đề cơ bản của triết học được hiểu là: a. Bàn luận về bản chất con người b. Bàn về bản chất của triết học c. Bàn về yếu tố đầu tiên hình thành và quyết định thế giới d. Bàn về thể thức nghiên cứu của triết học Câu 1.2.0,2.20. Mặt bản thể luận trong vấn đề cơ bản của triết học giải quyết nội dung gì? a. Mối quan hệ giữa con người với thế giới b. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức c. Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng d. Mối quan hệ giữa thực thể tự nhiên và thực thể xã hội Câu 1.1.0,2.21. Mặt bản thể luận trong vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi lớn nào? a. Giữa vật chất và ý thức, các nào có trước, cái nào có sau, cái nào phủ định cái nào? b. Giữa vật chất và ý thức, cái nào quan trọng hơn? c. Gữa vật chất và ý thức, cái nào quyết định cái còn lại? d. Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Câu 1.2.0,2.22. Mặt nhận thức luận trong vấn đề cơ bản của triết học giải quyết nội dung gì? a. Luận giải về nguồn gốc của ý thức b. Xem xét khả năng tư duy trừu tượng của con người về bản thân mình c. Khả năng nhận thức của con người về thế giới d. Bàn luận về nguồn gốc của thế giới Câu 1.1.0,2.23. Mặt nhận thức luận trong vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi lớn nào? a. Con người có khả năng thâu tóm được thế giới hay không? b. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? c. Con người có khả năng chế ngự được giới tự nhiên hay không? d. Con người có khả năng tồn tại trong thế giới hay không? Câu 1.2.0,2.24. Việc giải quyết vấn đề cơ bản có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của triết học? a. Cơ bản giải quyết xong mọi vấn đề của triết học b. Bàn luận những vấn đề của khoa học cơ bản trong triết học c. Giải quyết tranh cãi xem vật chất có trước hay có sau d. Tạo tiền tề cho việc hình thành các trường phái triết học Câu 1.1.0,2.25. Chủ nghĩa duy tâm có những trường phái nào? a. Duy tâm thần bí và duy tầm siêu hình b. Duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan c. Duy tâm biện chứng và duy tâm siêu hình d. Duy tâm thần thánh và duy tâm con người Câu 1.3.0,2.26. Quan niệm: "Sống chết có mệnh, giàu sang do trời" của Khổng Tử phản ánh thế giới quan của trường phái triết học nào? a. Duy tâm chủ quan b. Duy tâm khách quan c. Duy vật siêu hình d. Duy vật cổ đại Câu 1.1.0,2.27. Chủ nghĩa duy vật có những trường phái nào? a. Duy vật siêu hình và duy vật biện chứng b. Duy vật chất phác và duy vật siêu hình c. Duy vật chất phác thời cổ đại, duy vật siêu hình và duy vật biện chứng d. Duy vật chất phác và duy vật biện chứng Câu 1.2.0,2.28. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là kết quả của hoạt động nào? a. Nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử b. Nghiên cứu những quan điểm duy vật trong lịch sử c. Vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội d. Vận dụng lịch sử trong việc nghiên cứu những vấn đề triết học duy vật Câu 1.3.0,2.29. Câu thành ngữ "Phú quý sinh lễ nghĩa" phản ánh quan điểm của trường phái triết học nào? a. Chủ nghĩa duy vật b. Chủ nghĩa duy tâm c. Nhị nguyên luận d. Không thuộc trường phái nào Câu 1.2.0,2.30. Chủ nghĩa duy tâm giải quyết mặt bản thể luận trong vấn đề cơ bản của triết học như thế nào? a. Vật chất và ý thức sinh ra đồng thời và nương tựa vào nhau biến đổi b. Thế giới tinh thần có trước và quyết định sự tồn tại của thế giới vật chất c. Thế giới tinh thần là sản phẩm của các yếu tố vật chất d. Thế giới tinh thần là thế giới duy nhất tồn tại vĩnh hằng Câu 1.2.0,2.31. Chủ nghĩa duy vật giải quyết mặt bản thể luận trong vấn đề cơ bản của triết học như thế nào? a. Vật chất là cái có trước, vật chất quyết định ý thức b. Thế giới tinh thần có trước và quyết định sự tồn tại của thế giới vật chất c. Vật chất và ý thức sinh ra đồng thời và nương tựa vào nhau biến đổi d. Thế giới tinh thần là thế giới duy nhất tồn tại vĩnh hằng Câu 1.4.0,2.32. Do con người không thể nhận thức được tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ rộng lớn, nên việc giải quyết mặt bản thể luận trong vấn đề cơ bản của triết học cần theo hướng nào? a. Cần phải làm rõ vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau để tiếp tục nghiên cứu về thế giới b. Thừa nhận vật chất và ý thức đều cùng xuất hiện và chi phối lẫn nhau vì thực tế là như vậy c. Không cần xác định vật chất hay ý thức có trước hay có sau, chỉ cần thừa nhận sự tồn tại của nó trong thế giới và tiếp tục nghiên cứu. d. Xác định một cách tương đối, nếu như có những phát hiện mới về vật chất và ý thức thì xác định lại. Câu 1.2.0,2.33. Nhận định nào đúng về khả năng nhận thức của con người đối với thế giới khách quan? a. Con người không thể nhận thức được thế giới khách quan b. Con người có thể nhận thức đầy đủ về thế giới khách quan c. Con người hiện tại chưa thể nhận thức được thế giới khách quan d. Con người hoàn toàn nhận thức được thế giới khách quan nhưng sẽ không đầy đủ Câu 1.3.0,2.34. Câu thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung" thể hiện vấn đề gì về thế giới quan? a. Người có nhận thức sai lầm b. Người có nhận thức lệch lạc c. Người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp; người ngông nghênh, tự phụ, phiến diện. d. Người có nhận thức cảm tính Câu 1.4.0,2.35. "Lý luận khái quát các quan điểm, nguyên tắc chung nhất để lấy cơ sở xác định các phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn". Luận giải trên đang nói đến vấn đề nào? a. Thế giới quan khoa học b. Phương pháp luận c. Thế giới quan triết học d. Phương pháp luận triết học Câu 1.1.0,2.36. Trong triết học, có hai phương pháp tư duy chung nhất đối lập nhau đó là: a. Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch b. Phương pháp chứng minh và phương pháp phản chứng c. Phương pháp trừu tượng và phương pháp cụ thể d. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Câu 1.2.0,2.37. Khi vận dụng, phương pháp tư duy biện chứng sẽ ưu việt hơn phương pháp tư duy siêu hình ở điểm nào? a. Có cái nhìn một chiều, sâu sắc hơn b. Có cái nhìn đa chiều, đầy đủ hơn c. Đầy đủ chứng cứ hơn d. Tính phản biện cao hơn Câu 1.3.0,2.38. Người học cần vận dụng phương pháp tư duy nào trong triết học Mác -- Lênin để có thể đánh giá sự vật, hiện tượng hoặc hành động đúng đắn, khách quan và khoa học? a. Tư duy trừu tượng b. Phương pháp tư duy siêu hình c. Tư duy phiến diện d. Phương pháp tư duy biện chứng Câu 1.3.0,2.39. Ông cha ta có câu: "Không thầy đố mày làm nên", đồng thời lại có câu "Học thầy không tày học bạn" điều này thể hiện tư duy gì của người Việt Nam? a. Siêu hình, tuyệt đối hóa một chiều b. Biện chứng c. Duy tâm d. Duy vật Câu 1.1.0,2.40. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng trong lịch sử là: a. Phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật b. Phép biện chứng tự nhiên, phép biện chứng xã hội và phép biện chứng tư duy c. Phép biện chứng khách quan, phép biện chứng chủ quan và phép biện chứng duy ý chí d. Phép biện chứng toàn diện, phép biện chứng cụ thể và phép biện chứng lịch sử Câu 1.4.0,2.41. Các nhà sáng lập triết học Mác -- Lênin đã kế thừa "hạt nhân hợp lý" trong triết học của Hêghen để trực tiếp xây dựng nên lý luận nào? a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng b. Chủ nghĩa duy vật lịch sử c. Phép biện chứng duy vật d. Tất cả các phương án trên đều sai 1.2. Triết học Mác - Lênin và vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội ------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1.1.0,2.42. Điền vào chỗ trống: "... là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy -- thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới". a. Triết học b. Triết học hiện sinh c. Triết học Mác - Lênin d. Triết học cổ điển Anh Câu 1.4.0,2.43. Trong ba bộ phận cấu thành nên chủ nghĩa Mác - Lênin, bộ phận nào giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất? a. Triết học Mác - Lênin b. Kinh tế chính trị Mác -- Lênin c. Chủ nghĩa xã hội khoa học d. Chủ nghĩa duy vật lịch sử Câu 1.4.0,2.44. Những thành tựu của khoa học tự nhiên (Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa và thuyết tế bào) đã cung cấp tiền đề gì cho C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng triết học duy vật biện chứng? a. Làm rõ tính thống nhất vật chất của thế giới b. Làm rõ nguồn gốc của loài người c. Chứng minh sự thống nhất khoa học tự nhiên và triết học d. Chứng minh triết học là khoa học của mọi khoa học Câu 1.4.0,2.45. Sự ra đời của triết học Mác dựa trên tiền đề lý luận là Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp là kết quả của điều gì? a. Phủ định hoàn toàn những học thuyết kể trên. b. Sự pha trộn những học thuyết kể trên. c. Sự kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo những học thuyết kể trên. d. Sự kế thừa nguyên vẹn những lý luận của các học thuyết kể trên. Câu 1.4.0,2.46. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời của triết học Mác, chứng tỏ điều gì? a. Giai cấp vô sản đã cung cấp cho C. Mác những ý tưởng chủ đạo để xây dựng triết học của mình b. Mọi triết học đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và dùng để phục vụ thực tiễn c. Thực chất triết học Mác là việc khái quát cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản d. Những cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đã cung cấp những chất liệu để C. Mác sáng tạo ra triết học của mình Câu 1.2.0,2.47. Vai trò của V. I. Lênin đối với triết học Mác là: a. Bảo vệ và phát triển sáng tạo b. Bảo tồn và giữ nguyên giá trị c. Bảo vệ và sử dụng đúng đắn d. Phản biện và phủ định những quan điểm sai trái Câu 1.4.0,2.48. Những lý luận được bổ sung từ V.I. Lênin đối với triết học Mác -- Lênin được dựa trên cơ sở nào? a. Ý tưởng sáng tạo của Lênin b. Do triết học của Mác còn khuyết thiếu c. Do những câu hỏi mà Mác đặt ra cho hậu thế d. Dòi hỏi khách quan của thời đại và thực tiễn cách mạng trong thời kỳ mới Câu 1.2.0,2.49. V.I. Lênin muốn nhấn mạnh điều gì thông qua nhận định: "Chúng ta không coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm"? a. Triết học của C. Mác còn rất nhiều hạn chế, những hạn chế này không thể khắc phục được nên không thể can thiệp được. b. Triết học của C. Mác vẫn còn dang dở chưa hoàn bị và nên được bảo tồn c. Triết học của C. Mác là một học thuyết về sự phát triển luôn đòi hỏi được bổ sung, phát triển không ngừng. d. Triết học của C. Mác đã trở nên lạc hậu, nó chỉ phù hợp với những thời kỳ lịch sử trước tuy nhiên nó là một tài liệu quý giá. Câu 1.4.0,2.50. Tại sao hiện nay việc bổ sung, phát triển lý luận của triết học Mác-- Lênin là cấp thiết? Chọn đáp án sai trong các đáp án sau: a. Do mong muốn chủ quan của các nhà nghiên cứu lý luận. b. Do đặc điểm thời đại: sự tương tác giữa cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng xã hội đã tạo nên sự biến đổi rất năng động của đời sống xã hội. c. Do sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội làm cho yêu cầu phát triển triết học Mác -- Lênin càng trở nên cấp bách. d. Do sự phát triển lý luận triết học mácxít và đổi mới chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn là một quá trình thống nhất Câu 1.4.0,2.51. Phát kiến vĩ đại thiên tài của Mác trong lĩnh vực triết học là: a. Học thuyết giá trị thặng dư b. Chủ nghĩa duy vật lịch sử c. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân d. Không có phát kiến thiên tài nào Câu 1.2.0,2.52. Nhận định: "Triết học Mác -- Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội" là dựa trên cơ sở nào? a. Triết học Mác -- Lênin chỉ ra quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. b. Triết học Mác -- lênin là chìa khóa vạn năng, có thể dùng để giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội c. Triết học Mác -- Lênin có khả năng dự báo tương lai của xã hội loài người một cách chính xác d. Triết học Mác -- Lênin là khoa học về việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Câu 1.3.0,2.53. Tại sao sinh viên cần phải học, học phần Triết học Mác - Lênin? Chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau: a. Triết học Mác -- Lênin là một học phần bắt buộc trong chương trình học, nếu không học tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và cơ hội việc làm. b. Triết học Mác - Lênin giúp cho sinh viên trang bị được thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng c. Triết học rất khó, nếu học được nó sẽ khiến mọi người thán phục, vì không phải ai cũng học được triết học d. Triết học là khoa học của mọi khoa học Câu 1.3.0,2.54. Để tiếp thu hiệu quả những tri thức của triết học nói chung và triết học Mác -- Lênin nói riêng, sinh viên cần nhất điều gì? a. Khả năng ghi nhớ và khả năng học thuộc lòng thật tốt b. Tìm được tài liệu ngắn nhất, cô đọng nhất. c. Bản thân phải có khả năng bẩm sinh về triết học hoặc có tư duy dị biệt d. Trải nghiệm thực tiễn phong phú và nền tảng kiến thức phổ thông vững chắc Câu 1.3.0,2.55. Muốn có sự hiệu quả trong các hoạt động làm việc nhóm, trước tiên chúng ta cần phải làm gì? a. Thống nhất về thế giới quan và phương pháp luận b. Sự nhiệt tình và tinh thần lạc quan, cống hiến c. Cần chọn những người giỏi nhất vào trong nhóm d. Cần có thủ lĩnh giỏi để dẫn dắt nhóm Câu 1.3.0,2.56. Học triết học và những khoa học khác cần nắm vững nguyên tắc nào? a. Học liên tục không được ngắt quãng b. Học theo năng lực của bản thân c. Học tập lý luận gắn với vận dụng thực tiễn sinh động d. Cần có tâm lý tốt và ý chí sắt đá Câu 1.4.0,2.57. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện? a. Khắc phục được hạn chế của các trường phái triết học trong lịch sử để xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng. b. Vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. c. Bổ sung những đặc tính mới vào triết học, sáng tạo ra triết học chân chính khoa học -- triết học duy vật biện chứng. d. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 1.4.0,2.58. Để thực hiện những cuộc cải cách trong tư tưởng cá nhân và tư tưởng xã hội, chúng ta cần dựa vào cơ sở khoa học nào là tốt nhất? a. Đạo đức học b. Tâm lý học c. Triết học Mác - Lênin d. Giáo dục học Câu 1.4.0,2.59. Vai trò của triết học Mác -- Lênin đối với sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? a. Là nền tảng, cơ sở cho quá trình đổi mới tư duy ở Việt Nam. b. Góp phần tìm được lời giải đáp về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng thời, qua thực tiễn để bổ sung, phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội. c. Giúp giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực tiễn đổi mới của đất nước ta. d. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 1.3.0,2.60. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo của lý luận nào? a. Chủ nghĩa Mác b. Chủ nghĩa Mác -- Lênin c. Chủ nghĩa Mác -- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh d. Chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh **2. Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (140 câu hỏi) Nội dung chính:** - Vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Phép biện chứng duy vật (2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù cơ bản và 3 quy luật cơ bản) - Lý luận nhận thức (nhận thức, thực tiễn, chân lý) 2.1. Vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ------------------------------------------------------------ Câu 2.1.0,2.1. Đặc điểm chung của các quan niệm triết học duy vật thời kỳ cổ đại về vật chất là gì? a. Đồng nhất vật chất với nguyên tử b. Đồng nhất vật chất với dạng cụ thể của vật chất c. Đồng nhất vật chất với khối lượng d. Đồng nhất vật chất với ý thức Câu 2.1.0,2.2. Đặc điểm chung của các quan niệm triết học duy vật thời kỳ cận đại về vật chất là gì? a. Đồng nhất vật chất với dạng cụ thể của vật chất b. Đồng nhất vật chất với khối lượng; giải thích sự vận động của thế giới vật chất trên nền tảng cơ học. c. Đồng nhất vật chất với nguyên tử d. Đồng nhất vật chất với ý thức Câu 2.1.0,2.3. Ba phát minh khoa học nào dưới đây có vai trò to lớn cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng? a. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; thuyết tế bào; thuyết tiến hóa b. Thuyết tế bào; định luật newton; thuyết tiến hóa c. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; thuyết nguyên tử; thuyết tế bào. d. Thuyết tiến hóa; định luật vạn vật hấp dẫn; thuyết tế bào. Câu 2.1.0,2.4. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống sau:... là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác? a. Vật chất b. Ý thức c. Cảm giác d. Tri giác Câu 2.2.0,2.5. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất là: a.Thực tại khách quan và chủ quan, được ý thức phản ánh. b. Tồn tại ở các dạng vật chất cụ thể, có thể cảm nhận được. c. Thực tại khách quan độc lập với ý thức, không phụ thuộc vào ý thức d. Thực tại khách quan không nhận thức được. Câu 2.1.0,2.6. Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là gì? a. Không tồn tại khách quan b. Tồn tại khách quan c. Thế giới khách quan d. Phụ thuộc vào ý thức con người Câu 2.2.0,2.7. Chọn đáp án đúng về phạm trù vật chất theo quan điểm của triết học Mác - Lênin? a.Vật chất là nguyên tử b.Vật chất là nước c. Vật chất là đất,nước, lửa, không khí d. vật chất là hiện thực khách quan Câu 2.2.0,2.8. Nội dung nào dưới đây trong định nghĩa vật chất của V.I. Lênin giải quyết được mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học? a.Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan b. Vật chất phụ thuộc vào cảm giác của con người c. Thực tại khách quan được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ảnh d. Thực tại khách quan tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác Câu 2.2.0,2.9. Chọn đáp án đúng về điểm đặc biệt và tính sáng tạo trong phương pháp định nghĩa vật chất của V.I. Lênin? a. Định nghĩa vật chất thông qua đối lập với ý thức b. Định nghĩa vật chất thông qua vận động c. Định nghĩa vật chất thông qua tồn tại d. Định nghĩa vật chất thông qua khái niệm Câu 2.2.0,2.10. Hãy chỉ ra một đáp án sai khi phân tích về nội dung định nghĩa vật chất dưới đây? a.Vật chất là tất cả những gì tồn tại trong thế giới khách quan b. Vật chất là tất cả những cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó trực tiếp hay gián tiếp tác động nên giác quan của con người c. Vật chất là những vật cụ thể tồn tại trong thế giới khách quan d. Khái niệm vật chất không có nghĩa gì khác hơn là thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh Câu 2.1.0,2.11. Theo Ph. Ăngghen, một trong những phương thức tồn tại cơ bản của vật chất là gì? a. Phát triển b. Vận động c. Chuyển hóa d. Vật thể hữu hình Câu 2.2.0,2.12. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khẳng định nào sau đây là đúng? a.Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối, tạm thời b. Vận động và đứng im phải được quan niệm là tuyệt đối c. Vận động và đứng im chỉ là tương đối, tạm thời d. Đứng im là tuyệt đối, vận động là tương đối Câu 2.2.0,2.13. Chọn đáp án đúng về vận động của vật chất: a. Vật chất chỉ có một phương thức tồn tại là vận động. b. Vận động là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. c. Vận động là do ngoại lực tác động. d. Vận động của vật chất là cố hữu, tuyệt đối, vô hạn. Câu 2.2.0,2.14. Nguồn gốc vận động của vật chất theo triết học Mác -- Lênin là: a. Ở bên ngoài sự vật hiện tượng do sự tương tác hay do sự tác động. b. Do ý thức tinh thần tư tưởng quyết định c. Ở trong bản thân sự vật hiện tượng do sự tác động của các mặt, các yếu tố trong sự vật hiện tượng gây ra d. Do các lực lượng siêu nhiên tạo ra Câu 2.1.0,2.15. Theo quan niệm của Triết học Mác -- Lênin, thế giới thống nhất ở cái gì? a.Thống nhất ở Vật chất và Tinh thần b. Ta cho nó thống nhất thì nó thống nhất c. Thống nhất ở tính vật chất của nó d. Thống nhất vì do Thượng đế sinh ra Câu 2.3.0,2.16. Xã hội loài người có được coi là một bộ phận của thế giới vật chất không? a. Có, vì nó được xem là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật chất và là cấp độ cao nhất của cấu trúc vật chất. Trong xã hội đó, tuy nhân tố hoạt động là những con người có ý thức, song không làm mất đi tính vật chất, khách quan của đời sống xã hội, của các quan hệ vật chất xã hội. b. Có, vì xã hội loài người suy cho cùng cũng là vật chất và là cấp độ cao nhất của cấu trúc vật chất. c. Không, vì xã hội loài người thuộc về ý thức, với những hoạt động nhận thức và tư duy sâu sắc, đặc trưng của con người. d. Không, vì xét đến cùng con người là sản phẩm phát triển cao nhất của tự nhiên nhờ vào tư duy vượt trội của mình. Câu 2.1.0,2.17. Theo quan niệm của Triết học Mác - Lênin, ý thức là gì? a. Hình ảnh của thế giới khách quan b. Hình ảnh phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan c. Là một phần chức năng của bộ óc con người d. Là hình ảnh phản ánh sáng tạo lại hiện thực khách quan Câu 2.4.0,2.18. Chọn đáp án đúng nhất về Ý thức theo quan điểm của Triết học Mác -- Lênin. a. Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. b. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. c. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội d. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 2.4.0,2.19. Chọn đáp án đúng nhất về nguồn gốc tự nhiên của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. a. Bộ óc người b. Thế giới bên ngoài c. Bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc người d. Lao động và ngôn ngữ Câu 2.4.0,2.20. Chọn đáp án đúng nhất về nguồn gốc xã hội của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. a. Lao động b. Ngôn ngữ c. Lao động và ngôn ngữ d. Bộ óc người và thế giới khách quan Câu 2.1.0,2.21. Điều kiện cần cho sự ra đời của ý thức là gì? a. Bộ não người b. Bộ não người và hiện thực khách quan tương tác với nó c. Năng lực chế tạo và sử dụng công cụ lao động d. Năng lực ngôn ngữ phát triển Câu 2.1.0,2.22. Điều kiện đủ cho sự ra đời của ý thức là gì? a. Lao động và ngôn ngữ b. Bộ não người và hiện thực khách quan c. Năng lực chế tạo và sử dụng công cụ lao động d. Ngôn ngữ phát triển với cả tiếng nói và chữ viết Câu 2.4.0,2.23. Ngôn ngữ có vai trò như thế nào đối với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức? a. Giúp con người khái quát, trừu tượng hoá, suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự vật cảm tính, giao tiếp trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã tích luỹ được qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử. b. Giúp con giao tiếp, trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã tích luỹ được qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử. c. Giúp con người khái quát, trừu tượng hoá, suy nghĩ độc lập, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã tích luỹ được qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử. d. Giúp con người trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã tích luỹ được qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử. Câu 2.3.0,2.24. Nếu có bộ óc của con người và có thế giới khách quan nhưng không có hoạt động thực tiễn xã hội thì ý thức có ra đời không? Vì sao? a. Không, vì hoạt động thực tiễn làm cho ý thức phát triển b. Không, vì hoạt động thực tiễn xã hội là nguồn gốc trực tiếp của ý thức c. Có, vì bộ não con người là quan trọng nhất d. Có, vì bộ não và hiện thực khách quan là điều kiện cần để ý thức ra đời Câu 2.1.0,2.25. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống: "Ý thức chẳng qua chỉ là \... được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó\"? a. Vật chất b. Cảm giác c. Hình ảnh d. Suy nghĩ Câu 2.2.0,2.26. Bản chất của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì? a. Hình ảnh của thế giới chủ quan và khách quan b. Quá trình vật chất vận động bên trong bộ não c. Sự phản ánh tích cực, năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người d. Tiếp nhận và xử lý các kích thích từ môi trường bên ngoài vào bên trong bộ não Câu 2.3.0,2.27. Yếu tố căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức của con người với trình độ phản ánh tâm lý của động vật là gì? a. Tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo b. Tính thích nghi c. Phản xạ có điều kiện d. Phản ánh vô điều kiện Câu 2.2.0,2.28. Tại sao ý thức có khả năng tác động trở lại hiện thực khách quan? a. Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất đặc biệt b. Ý thức có thể phản ánh đúng hiện thực khách quan c. Ý thức có thể phản ánh sáng tạo, tích cực ngoài giới hạn của hiện thực khách quan d. Do hoạt động thực tiễn có ý thức của con người Câu 2.2.0,2.29. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mệnh đề nào dưới đây là đúng? a. Ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra. b. Vật chất sinh ra ý thức và quyết định ý thức nhưng không chịu sự tác động gì từ ý thức. c. Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau trong đó vật chất là cái có trước, sinh ra và quyết định ý thức, còn ý thức sau khi được sinh ra cũng có tính độc lập tương đối, có khả năng tác động trở lại vật chất. d. Vật chất là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra ý thức, đồng thời tồn tại độc lập, riêng rẽ hoàn toàn với ý thức. Câu 2.4.0,2.30. Dựa trên cơ sở nào để triết học Mác -- Lênin cho rằng: Vật chất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng? a.Nhận thức đúng về nguồn gốc ra đời của ý thức b. Nhận thức đúng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức c. Nhận thức đúng về nguồn gốc ra đời của vật chất d. Nhận thức đúng về tính quyết định của vật chất với ý thức Câu 2.2.0,2.31. Hãy xác định mệnh đề đúng về vai trò của ý thức? a.Ý thức cải biến hiện thực thông qua khoa học b. Ý thức tự nó cải tạo được hiện thực c. Ý thức cải biến hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn của con người d. Ý thức phản ánh nhưng không thể cải biến hiện thực Câu 2.2.0,2.32. Ý thức có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động nào dưới đây? a.Nhận thức cảm tính b. Tự bản thân ý thức đã tác động ngược trở lại vật chất c. Thông qua lực lượng siêu nhiên ở bên ngoài d. Hoạt động thực tiễn Câu 2.2.0,2.33. Chọn đáp án đúng về vai trò của vật chất đối với ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng? a. Vật chất quyết định nguồn gốc và nội dung của ý thức; nội dung của ý thức là sự phản ánh đối với vật chất b. Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất c. Vật chất là nhân tố quyết định, phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn d. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 2.3.0,2.34. Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây phản ánh vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức? a. Nước chảy đá mòn b. Có thực mới vực được đạo c. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn d. Ở bầu thì tròn ở ống thì dài Câu 2.3.0,2.35. Câu thành ngữ nào sau đây phản ánh sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất? a. Rút dây động rừng b. Có thực mới vực được đạo c. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn d. Đi một ngày đàng học một sàng khôn Câu 2.3.0,2.36. Khi sinh viên không ngừng học tập, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ khoa học công nghệ để thay đổi hoàn cảnh, tương lai của mình.., điều này phản ánh nội dung nào sau đây? a. Vật chất là cái có trước và giữ vai trò quyết định b. Vật chất tồn tại song song với ý thức c. Vai trò của ý thức trong sự tác động trở lại vật chất d. Vai trò của vật chất tác động trở lại ý thức Câu 2.3.0,2.37. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Mọi chủ trương, đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan\". Quan điểm này vận dụng từ nội dung triết học nào dưới đây? a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến b. Vật chất quyết định ý thức c. Nguyên lý về sự phát triển d. Cơ sở hệ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng Câu 2.3.0,2.38. Vận dụng nội dung triết học nào dưới đây để giải thích hiện tượng: "Trẻ em ở thành thị trường năng động, thông minh hơn trẻ em ở nông thôn"? a. Mối quan hệ nguyên nhân, kết quả b. Nguyên lý về sự phát triển c. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức d. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến Câu 2.3.0,2.39. Vận dụng nội dung triết học nào dưới đây để giải thích việc: "Xét về tương quan lực lượng, cơ sở vật chất có sự chênh lệch rất lớn nhưng Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại 2 cường quốc lớn nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở thế kỷ XX"? a. Vật chất quyết định ý thức b. Tính độc lập tương đối của ý thức so với vật chất c. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến d. Nguyên nhân và kết quả Câu 2.4.0,2.40. Nguyên tắc phương pháp luận nào được rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác -- Lênin? a. Quan điểm toàn diện b. Quan điểm khách quan c. Quan điểm lịch sử - cụ thể d. Quan điểm phát triển 2.2. Phép biện chứng duy vật (2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù cơ bản và 3 quy luật cơ bản) -------------------------------------------------------------------------------------- [Câu 2.1.0,2.41. Điền](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-phep-bien-chung-duy-vat-bao-gom-nhung-nguyen-ly-quy-luat-co-ban-nao-6065.html) vào chỗ trống: "... là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật; giữa lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng; được chứng minh bằng sự phát triển của khoa học tự nhiên trước đó". a. Phép biện chứng b. Phép biện chứng duy tâm c. Phép biện chứng duy vật d. Phép biện chứng chất phác [Câu 2.1.0,2.42. Thế nào là biện chứng khách quan?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-the-nao-la-bien-chung-khach-quan-6020.html) a. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ biến đổi, phát triển khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng b. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ vốn có của ý niệm c. Là khái niệm dùng để chỉ ra sự biến đổi của thế giới tinh thần d. Là kết quả của biện chứng chủ quan [Câu 2.1.0,2.43. Thế nào là biện chứng chủ quan?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-the-nao-la-bien-chung-chu-quan-6024.html) a. Là biện chứng của thế giới vật chất, tồn tại độc lập với ý thức của con người. b. Là sự phản ánh biện chứng khách quan được phản ánh vào đầu óc con người, biện chứng của chính quá trình nhận thức, biện chứng của tư duy. c. Là bản chất của biện chứng khách quan. d\. Là sự biến đổi do lực lượng siêu nhiên bên ngoài tác động vào bộ não con người. [Câu 2.1.0,2.44. "Mối liên hệ" là gì?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-the-nao-la-moi-lien-he-6069.html) a. Là khái niệm cơ bản của phép biện chứng được sử dụng để chỉ sự ràng buộc quy định lẫn nhau, đồng thời là sự tác động làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng. b. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự nương tựa vào nhau của thế giới tinh thần. c. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ mối quan hệ một chiều giữa các sự vật, hiện tượng. d. Là khái niệm của phép biện chứng dùng để chỉ sự tác động bên ngoài của các sự vật, hiện tượng. [Câu 2.1.0,2.45. Tính khách quan của mối liên hệ](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-tinh-khach-quan-cua-moi-lien-he-6072.html) là gì? a. Là mối liên hệ vốn có của thế giới các ý niệm b. Là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng. Cơ sở của nó là tính thống nhất vật chất của thế giới. c. Là mối liên hệ khách quan tồn tại bên trong ý thức của con người. d. Là phụ thuộc vào ý chí của con người Câu 2.3.0,2.46. Câu thành ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" tương đồng với nội dung triết học nào dưới đây? a. Mối quan hệ nguyên nhân, kết quả b. Nguyên lý về sự phát triển c. Quy luật lượng -- chất d. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến Câu 2.3.0,2.47. Câu thành ngữ nào dưới đây có nội dung tương đồng với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật? a. Gieo nhân nào, gặt quả ấy b. Đánh rắn động cỏ, rút dây động rừng c. Hổ phụ sinh hổ tử d. Mạnh vì gạo, bạo vì tiền [Câu 2.1.0,2.48. Chọn cụm từ thích hợp vào dấu... để được luận điểm đúng của chủ nghĩa duy vật biện chứng: "Khi xem xét các sự vật hiện tượng, các quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể phải\..."](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-them-cac-tap-hop-tu-thich-hop-vao-cau-sau-de-duoc-luan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-tren-t-18404.html). a. Tách rời nhau hoàn toàn. b. Không tách rời nhau. c. Có lúc tách rời nhau, có lúc không d. Hoán đổi cho nhau [Câu 2.1.0,2.49. Chọn cụm từ thích hợp vào dấu... để được luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: "Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển phải..."](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-them-cum-tu-nao-vao-cau-sau-de-duoc-luan-diem-cua-chu-nghia-duy-va-bien-chung-nguyen-ly-ve-moi-lien-18405.html). a.Đồng nhất với nhau một cách hoàn toàn. b. Độc lập với nhau một cách hoàn toàn. c. Quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau d. Phải thống nhất với nhau [Câu 2.2.0,2.50. Cơ sở khoa học của quan điểm phát triển là gì?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-trong-nhan-thuc-can-quan-triet-quan-diem-phat-trien-dieu-do-dua-tren-co-so-ly-luan-cua-nguyen-ly-na-18401.html) a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. b. Nguyên lý về sự phát triển. c. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới d. Cả ba đáp án trên [Câu 2.4.0,2.51. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-dung-18397.html) a..Nguyện vọng, ý chí của con người tự nó tác động đến sự phát triển. b. Nguyện vọng, ý chí của con người không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển. c. Nguyện vọng, ý chí của con người có ảnh hưởng đến sự phát triển thông qua hoạt động thực tiễn d. Sự phát triển chỉ là sự tăng lên về mặt số lượng [Câu 2.3.0,2.52. Trong xã hội sự phát triển biểu hiện ra như thế nào?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-trong-xa-hoi-su-phat-trien-bieu-hien-ra-nhu-the-nao-18394.html) a.Sự xuất hiện các hợp chất mới. b. Sự xuất hiện các giống loài động vật, thực vật mới thích ứng tốt hơn với môi trường. c. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác dân chủ, văn minh hơn. d. Tất cả đáp án trên [Câu 2.1.0,2.53. Chọn cụm từ thích hợp vào dấu... để được định nghĩa về phạm trù: "phạm trù là những \... phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-them-cum-tu-nao-vao-cho-trong-cua-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-ve-pham-tru-pham-tru-la-nhung-18409.html) a. Khái niệm. b. Khái niệm rộng nhất. c. Khái niệm cơ bản nhất. d. Cả ba đáp án trên [Câu 2.2.0,2.54. "Cái riêng, Cái chung"; "Nguyên nhân, Kết quả"; "Tất nhiên, Ngẫu nhiên";](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi--cai-rieng-cai-chung-nguyen-nhan-ket-qua-tat-nhien-ngau-nhien-noi-dung-hinh-6100.html) ["Nội dung, Hình thức"; "Bản chất, Hiện tượng"; "Khả năng, Hiện thực" đó là các... của triết học Mác -- Lênin.](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi--cai-rieng-cai-chung-nguyen-nhan-ket-qua-tat-nhien-ngau-nhien-noi-dung-hinh-6100.html) a. Cặp khái niệm b. Thuật ngữ cơ bản c. Cặp phạm trù cơ bản c\. Cặp phạm trù [Câu 2.2.0,2.55. Các phạm trù được hình thành](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cac-pham-tru-duoc-hinh-thanh-6132.html) do đâu? a. Một cách bẩm sinh trong ý thức của con người b. Sẵn có ở bên ngoài, độc lập với ý thức của con người c. Thông qua quá trình hoạt động, nhận thức và thực tiễn của con người d. Tất cả các đáp án trên [Câu 2.1.0,2.56. Chọn cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được định nghĩa phạm trù triết học: "Phạm trù triết học là những \...(1)\... phản ánh những mặt, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của \...(2)\... hiện thực".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-them-cum-tu-nao-vao-cho-trong-cua-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-pham-tru-triet-hoc-pham-tru-triet-hoc-18410.html) a.1- khái niệm, 2- các sự vật của. b. 1- Khái niệm rộng nhất, 2- một lĩnh vực của. c. 1- Khái niệm chung nhất, 2- toàn bộ thế giới d. 1- Khái niệm, 2- toàn bộ thế giớ[i](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cai-rieng-la-mot-pham-tru-triet-hoc-de-chi-6139.html) [Câu 2.2.0,2.57. Cái riêng là một phạm trù triết học được](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cai-rieng-la-mot-pham-tru-triet-hoc-de-chi-6139.html) hiểu là? a. Những mặt, những thuộc tính chung của nhiều sự vật b. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định c. Những nét, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật d. Các yếu tố cấu thành một hệ thống [Câu 2.2.0,2.58. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học được hiểu là?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-khai-niem-cai-don-nhat-dung-de-chi-cai-6157.html) a. Tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng b. Chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, tuyệt đối không lặp lại sự vật hiện tượng khác c. Tồn tại ở một sự vật, hiện tượng, trong một quan hệ xác định d. Không có phương án nào [Câu 2.2.0,2.59. Phạm trù triết học nào dùng để chỉ những thuộc tính chung, không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-pham-tru-triet-hoc-nao-dung-de-chi-nhung-thuoc-tinh-chung-khong-nhung-co-o-mot-ket-cau-vat-chat-nha-6160.html) a. Cái riêng b. Cái chung c. Cái đơn nhất d. Tất cả đều sai [Câu 2.1.0,2.60. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Cái... chỉ tồn tại trong cái... thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cai-chi-ton-tai-trong-cai-thong-qua-cai-rieng-ma-bieu-hien-su-ton-tai-cua-minh-6164.html) a. Chung/Riêng b. Riêng/Chung c. Chung/Đơn nhất d. Đơn nhất/Riêng [Câu 2.1.0,2.61. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Cái... chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái..."](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cai-chi-ton-tai-trong-moi-lien-he-voi-cai-6170.html). a. Chung/Riêng b. Riêng/Chung c. Chung/Đơn nhất d. Đơn nhất/Riêng [Câu 2.1.0,2.62. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Cái... là cái toàn bộ, phong phú hơn cái..."](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cai-la-cai-toan-bo-phong-phu-hon-cai-6173.html). a. Chung/Riêng b. Riêng/Chung c. Chung/Đơn nhất d. Đơn nhất/Riêng [Câu 2.1.0,2.63. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Cái... là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái...".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cai-la-cai-bo-phan-nhung-sau-sac-hon-cai-6175.html) a. Chung/Riêng b. Riêng/Chung c. Chung/Đơn nhất d. Đơn nhất/Riêng [Câu 2.1.0,2.64. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Cái... và cái... có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cai-va-cai-co-the-chuyen-hoa-lan-nhau-trong-qua-trinh-phat-trien-cua-su-vat-6182.html) a. Chung/Riêng b. Riêng/Chung c. Chung/Đơn nhất d. Đơn nhất/Riêng [Câu 2.3.0,2.65. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới phải xuất phát từ tình hình cụ thể của từng đất nước. Đó là bài học về việc](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cong-cuoc-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-tren-the-gioi-phai-xuat-phat-tu-tinh-hinh-cu-the-cua-tung-dat-nu-6190.html) áp dụng sáng tạo nội dung nào trong triết học Mác - Lênin? a. Cái chung phải tùy theo từng cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. b. Cái chung phải tùy theo từng cái đơn nhất cụ thể để vận dụng cho thích hợp. c. Cái riêng phải dựa vào cái chung d. Cái đặc thù của từng quốc gia Câu 2.3.0,2.66. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp biện chứng bởi 3 yếu tố: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, sự thấm nhuần của lý luận chủ nghĩa Mác -- Lênin và phong trào yêu nước. Đây chính là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của nội dung nào trong triết học? a. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn b. Vận dụng cái chung phải tính đến cái đặc thù, cái riêng c. Quan điểm toàn diện d. Không có đáp án nào đúng Câu 2.3.0,2.67. Ở con người, yếu tố nào được coi là cái đặc thù, đơn nhất để phân biệt giữa người này với người khác? a. Tên gọi b. Nhóm máu c. Dấu vân tay d. Ngoại hình [Câu 2.2.0,2.68. Phạm trù nhằm chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cho-hai-tam-giac-abc-la-tam-giac-thuong-deg-la-tam-giac-vuong-nhung-khang-dinh-nao-sau-day-khang-6078.html) [hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nào đó, gọi là gì?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-pham-tru-nham-chi-su-tac-dong-lan-nhau-giua-cac-mat-trong-mot-su-vat-hoac-giua-cac-su-vat-voi-nhau-6196.html) [a. Nguyên nhân.](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cho-hai-tam-giac-abc-la-tam-giac-thuong-deg-la-tam-giac-vuong-nhung-khang-dinh-nao-sau-day-khang-6078.html) b. [Kết quả.](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cho-hai-tam-giac-abc-la-tam-giac-thuong-deg-la-tam-giac-vuong-nhung-khang-dinh-nao-sau-day-khang-6078.html) c. [Khả năng.](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cho-hai-tam-giac-abc-la-tam-giac-thuong-deg-la-tam-giac-vuong-nhung-khang-dinh-nao-sau-day-khang-6078.html) d. [Không có đáp án nào đún](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cho-hai-tam-giac-abc-la-tam-giac-thuong-deg-la-tam-giac-vuong-nhung-khang-dinh-nao-sau-day-khang-6078.html)[g](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-pham-tru-nham-chi-nhung-bien-doi-xuat-hien-do-tac-dong-lan-nhau-giua-cac-mat-trong-mot-su-vat-hoac-g-6198.html) [Câu 2.2.0,2.69. Phạm trù nhằm chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, gọi là gì?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-pham-tru-nham-chi-nhung-bien-doi-xuat-hien-do-tac-dong-lan-nhau-giua-cac-mat-trong-mot-su-vat-hoac-g-6198.html) [a. Nguyên nhân.](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cho-hai-tam-giac-abc-la-tam-giac-thuong-deg-la-tam-giac-vuong-nhung-khang-dinh-nao-sau-day-khang-6078.html) b. [Kết quả.](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cho-hai-tam-giac-abc-la-tam-giac-thuong-deg-la-tam-giac-vuong-nhung-khang-dinh-nao-sau-day-khang-6078.html) c. [Khả năng.](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cho-hai-tam-giac-abc-la-tam-giac-thuong-deg-la-tam-giac-vuong-nhung-khang-dinh-nao-sau-day-khang-6078.html) d. [Hệ quả](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cho-hai-tam-giac-abc-la-tam-giac-thuong-deg-la-tam-giac-vuong-nhung-khang-dinh-nao-sau-day-khang-6078.html) [Câu 2.2.0,2.70. Có rất nhiều loại nguyên nhân, như: nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Điều đó chứng tỏ:](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-co-rat-nhieu-loai-nguyen-nhan-nhu-nguyen-nhan-co-ban-nguyen-nhan-chu-yeu-nguyen-nhan-ben-trong-6204.html) a. Một kết quả chỉ có thể do một loại nguyên nhân gây ra. b. Một kết quả có thể do nhiều loại nguyên nhân gây ra. c. Một kết quả có thể không cần nguyên nhân gây ra. d. Không thể nhận thức được quan hệ nguyên nhân -- kết quả [Câu 2.3.0,2.71. Hiện tượng "Đói nghèo" và "Dân trí thấp" thể hiện như thế nào trong mối quan hệ nhân quả?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi--doi-ngheo-va-dot-nat-hien-tuong-nao-la-nguyen-nhan-hien-tuong-nao-la-ket-qua-6207.html) a. Đói nghèo là nguyên nhân, dân trí thấp là kết quả. b. Dân trí thấp là nguyên nhân, đói nghèo là kết quả. c. Cả hai đều là nguyên nhân. d. Hiện tượng này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của hiện tượng kia. [Câu 2.3.0,2.72. Vật trong chân không luôn chuyển động với gia tốc 9,8 m/s2; nước ở áp suất 1 atmôtphe luôn sôi ở 100 ^0^C. Điều này chứng tỏ...?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-vat-trong-chan-khong-luon-chuyen-dong-voi-gia-toc-9-8-m-s2-nuoc-o-ap-suat-1-atmotphe-luon-soi-o-100-6226.html) a. Giữa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ sản sinh. b. Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả. c. Một nguyên nhân nhất định, trong những hoàn cảnh giống nhau, sẽ tạo nên những kết quả giống nhau. d. Đó là do lực lượng siêu nhiên ở bên ngoài quyết định và chi phối Câu 2.3.0,2.73. Trong những hiện tượng của tự nhiên sau đây, hiện tượng nào thuộc mối quan hệ nhân quả? a. Chớp -- Sấm b. Gà gáy -- Trời sáng c. Xuân -- Hạ - Thu - Đông d. Mưa, bão -- chớp, sấm [Câu 2.2.0,2.74. Cái do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, gọi là gì?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cai-khong-do-moi-lien-he-ban-chat-ben-trong-ket-cau-vat-chat-ben-trong-su-vat-quyet-dinh-ma-do-cac-6229.html) a. Tất nhiên. b. Ngẫu nhiên. c. Khả năng. d. Không xác định [Câu 2.1.0,2.75. Chọn đáp án thích hợp vào chỗ trống: "Ngẫu nhiên là cái không do \...(1)\... kết cấu vật chất quyết định, mà do \...(2)\... quyết định".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-cum-tu-thich-hop-vao-cho-trong-cua-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-khai-niem-ngau-nhien-ngau-nhien-18453.html) a.1- nguyên nhân, 2- hoàn cảnh bên ngoài. b. 1- Mối liên hệ bản chất bên trong, 2- nhân tố bên ngoài. c. 1- mối liên hệ bên ngoài, 2- mối liên hệ bên trong d. 1- mối liên hệ cơ bản, 2- mối liên hệ không cơ bản [Câu 2.4.0,2.76. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-dung-18458.html) a. Ngẫu nhiên và tất nhiên đều có nguyên nhân b. Những hiện tượng chưa nhận thức được nguyên nhân là cái ngẫu nhiên. c. Những hiện tượng nhận thức được nguyên nhân đều trở thành cái tất yếu d. Cái tất nhiên là cái không thể nhận thức đượ[c](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-dung-18461.html) [Câu 2.4.0,2.77. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-dung-18461.html) a. Đối với sự phát triển của sự vật chỉ có cái tất nhiên mới có vai trò quan trọng. b. Cái ngẫu nhiên không có vai trò gì đối với sự phát triển của sự vật c. Cả cái tất yếu và cái ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sự vật d. Tất cả các đáp án đều đúng [Câu 2.4.0,2.78. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-dung-18462.html) a. Có tất nhiên thuần tuý tồn tại khách quan b. Có ngẫu nhiên thuần tuý tồn tại khách quan c. Không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần tuý tồn tại bên ngoài nhau d. Cái tất nhiên chỉ tồn tại khi con người nhận thức được [Câu 2.4.0,2.79. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18463.html) a. Tất nhiên biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên. b. Ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên. c. Có cái ngẫu nhiên thuần tuý không thể hiện cái tất nhiên d. Ở một số thời điểm, con người có thể không nhận thức được cái tất nhiên và ngẫu nhiên [Câu 2.1.0,2.80. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Nội dung là \.... những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-tap-hop-tu-vao-cho-trong-cua-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-khai-niem-noi-dung-noi-dung-la-nh-18466.html) a. Sự tác động b. Sự kết hợp c. Tổng hợp tất cả d. Sự bao gồ[m](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-cum-tu-tich-hop-vao-cau-sau-de-duoc-khai-niem-ve-hinh-thuc-hinh-thuc-la-he-thong-18468.html) [Câu 2.1.0,2.81. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Hình thức là hệ thống \... giữa các yếu tố của sự vật"](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-cum-tu-tich-hop-vao-cau-sau-de-duoc-khai-niem-ve-hinh-thuc-hinh-thuc-la-he-thong-18468.html). a. Mối liên hệ tương đối bền vững. b. Hệ thống các bước chuyển hoá c. Mặt đối lập d. Mâu thuẫn được thiết lập [Câu 2.4.0,2.82. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18470.html) a. Nội dung và hình thức không tách rời nhau. b. Nội dung và hình thức luôn luôn phù hợp với nhau. c. Không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau d. Nội dung sẽ thông qua hình thức mà thể hiện ra [Câu 2.1.0,2.83. Chọn đáp án thích hợp vào chỗ trống: "Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ \...(1)\...bên trong sự vật, quy định sự \...(2)\... của sự vật".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-cum-tu-thich-hop-vao-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-khai-niem-ban-chat-ban-chat-la-tong-hop-tat-ca-18475.html) a. 1- chung, 2- vận động và phát triển. b. 1- ngẫu nhiên, 2- tồn tại và biến đổi. c. 1- tất nhiên, tương đối ổn định, 2- vận động và phát triển d. 1- tất nhiên, tương đối ổn định, 2- tồn tại và biến đổi. [Câu 2.1.0,2.84. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Hiện tượng là \... của bản chất".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-cum-tu-thich-hop-vao-cho-trong-cua-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-khai-niem-hien-tuong-hien-tuong-18476.html) a. Cơ sở. b. Nguyên nhân c. Biểu hiện ra bên ngoài d. Nguồn gố[c](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-luan-diem-nao-sau-day-la-luan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-18482.html) [Câu 2.2.0,2.85. Luận điểm nào sau đây là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất, hiện tượng?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-luan-diem-nao-sau-day-la-luan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-18482.html) a. Bản chất tồn tại khách quan bên ngoài sự vật b. Hiện tượng là tổng hợp các cảm giác của con người c. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là cái vốn có của sự vật d. Hiện tượng và bản chất luôn thống nhất với nhau [Câu 2.4.0,2.86. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đáp án nào sau đây là đúng?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-dung-18484.html) a. Bản chất nào hiện tượng ấy, bản chất thay đổi hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi b. Bản chất không được biểu hiện ở hiện tượng c. Bản chất nào hiện tượng ấy, bản chất hoàn toàn đồng nhất với hiện tượng. d. Bản chất tồn tại khách quan bên ngoài sự vật [Câu 2.4.0,2.87. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đáp án nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18485.html) a. Bản chất và hiện tượng không hoàn toàn phù hợp nhau. b. Cùng một bản chất có thể biểu hiện ở nhiều hiện tượng khác nhau c. Một bản chất không thể biểu hiện ở nhiều hiện tượng khác nhau d. Một hiện tượng không thể nói lên được bản chất của sự vật Câu 2.3.0,2.88. Người Việt Nam có Câu "Người khôn dồn ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay" tương đồng với nội dung cặp phạm trù nào của phép biện chứng? a. Cái riêng, cái chung b. Nguyên nhân, kết quả c. Nội dung, hình thức d. Bản chất, hiện tượng [Câu 2.1.0,2.89. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Khả năng là phạm trù triết học chỉ \... khi có các điều kiện thích hợp".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-cum-tu-thich-hop-vao-cho-trong-cua-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-khai-niem-kha-nang-kha-nang-la-18488.html) a. Cái đang có, đang tồn tại b. Cái chưa có, nhưng sẽ có c. Cái không thể có d. Cái tiền đề để tạo nên sự vật mới [Câu 2.1.0,2.90. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...: "Hiện thực là phạm trù triết học chỉ cái...".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-cum-tu-thich-hop-vao-cho-trong-cua-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-khai-niem-hien-thuc-hien-thuc-l-18487.html) a. Mối liên hệ giữa các sự vật. b. Chưa có, chưa tồn tại c. Đã từng xuất hiện và tồn tại d. Hiện có đang tồn tại [Câu 2.4.0,2.91. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đáp án nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18490.html) a. Cái hiện chưa có nhưng sẽ có là khả năng. b. Cái hiện đang có là hiện thực. c. Cái chưa cảm nhận được là khả năng d. Mọi khả năng đều có thể trở thành hiện thực [Câu 2.4.0,2.92. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-niem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18494.html) a. Cùng một sự vật, trong những điều kiện nhất định tồn tại nhiều khả năng. b. Một sự vật trong những điều kiện nhất định chỉ tồn tại một khả năng. c. Hiện thực thay đổi khả năng cũng thay đổi d. Hiện thực và khả năng có mối quan hệ biện chứng [Câu 2.4.0,2.93. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đáp án nào sau đây là đúng?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-dung-18495.html) a. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào khả năng. b. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, đồng thời phải tính đến khả năng c. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không cần tính đến khả năng. d. Trong hoạt động thực tiễn nên dựa vào nhận thức cảm tính, bản năng [Câu 2.2.0,2.94. Vai trò của quy luật từ những sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng -- chất)?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-vi-tri-cua-quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh-trong-phep-bien-chung-duy-vat-18559.html) a. Chỉ ra nguồn gốc, động lực phát triển của sự vật, hiện tượng. b. Chỉ ra phương thức, cách thức của sự vận động, biến đổi, phát triển của sự vật hiện tượng. c. Được coi là hạt nhân cơ bản của phép biện chứng duy vật. d. Chỉ ra xu hướng, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Câu 2.1.0,2.95. Chọn đáp án thích hợp vào chỗ trống: "Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ \... (1) \... khách quan \... (2) \... là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không là cái khác". a. 1- Tính quy định, 2- Vốn có của sự vật. b. 1- Mối liên hệ, 2- Của các sự vật. c. 1- Các nguyên nhân, 2- Của các sự vật d. 1- Các nguyên nhân, 2- Vốn có của sự vậ[t](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18501.html) [Câu 2.4.0,2.96. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18501.html) a. Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính. b. Mỗi thuộc tính biểu hiện một mặt chất của sự vật. c. Mỗi thuộc tính có thể đóng vai trò là tính quy định về chất trong một quan hệ nhất định. d. Mỗi sự vật chỉ có một tính quy định về chấ[t](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-tap-hop-tu-thich-hop-vao-cho-trong-cua-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-khai-niem-luong-luong-la-p-18507.html) [Câu 2.1.0,2.97. Chọn đáp án thích hợp vào chỗ trống: "Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ\...(1) \... của sự vật về mặt \...(2) \... của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật".](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-dien-tap-hop-tu-thich-hop-vao-cho-trong-cua-cau-sau-de-duoc-dinh-nghia-khai-niem-luong-luong-la-p-18507.html) a. 1- tính quy định vốn có, 2- số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu b. 1- mối liên hệ và phụ thuộc, 2- bản chất bên trong. c. 1- mức độ quy mô, 2- chất lượng, phẩm chất d. 1- tính quy định vốn có, 2- chất lượng, phẩm chất [Câu 2.4.0,2.98. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đáp án nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18508.html) a. Lượng là tính quy định vốn có của sự vật. b. Lượng nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật c. Lượng tồn tại khách quan gắn liền với sự vật d. Lượng phụ thuộc vào ý chí của con người. [Câu 2.4.0,2.99. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18509.html) a. Sự phân biệt giữa chất và lượng phụ thuộc vào ý chí của con người. b. Chất và lượng của sự vật đều tồn tại khách quan. c. Không có chất lượng thuần tuý tồn tại bên ngoài sự vật. d. Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật có tính chất tương đối. [Câu 2.4.0,2.100. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-dung-18519.html) a. Sự biến đổi về chất là kết quả sự biến đổi về lượng của sự vật. b. Không phải sự biến đổi về lượng nào cũng là ngay lập tức đưa đến sự thay đổi của chất. c. Chất mới ra đời sẽ có sự tác động ngược trở lại đối với lượng d. Chất mới ra đời không có tác động gì đến sự thay đổi của lượng [Câu 2.2.0,2.101. Khoảng giới hạn lớn hơn 0 ^0^C và nhỏ hơn 100 ^0^C của nước trong điều kiện áp suất bình thường được gọi là gì trong quy luật lượng - chất?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-gioi-han-tu-0oc-den-100oc-duoc-goi-la-gi-trong-quy-luat-luong-chat-18512.html) a. Lượng b. Độ c. Bước nhảy d. Chất [Câu 2.2.0,2.102. Giới hạn 0 ^0^C và 100 ^0^C của nước trong điều kiện áp suất bình thường được gọi là gì trong quy luật lượng - chất?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-gioi-han-tu-0oc-den-100oc-duoc-goi-la-gi-trong-quy-luat-luong-chat-18512.html) a. Lượng b. Độ c. Bước nhảy d. Điểm nút [Câu 2.2.0,2.103. Khi nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí tại 100 ^0^C được gọi là gì trong quy luật lượng - chất?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-khi-nuoc-chuyen-tu-trang-thai-long-sang-trang-thai-khi-tai-100oc-duoc-goi-la-gi-trong-quy-luat-luong-18513.html) a. Độ b. Chuyển hoá c. Bước nhảy d. Tiệm tiến [Câu 2.4.0,2.104. Đâu là nội dung quy luật lượng -- chất?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-dung-18520.html) a. Phát triển của sự vật chỉ bao hàm sự thay đổi về lượng. b. Phát triển của sự vật chỉ bao hàm sự thay đổi về chất. c. Quá trình phát triển của sự vật là quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi dần dần về lượng sang sự thay đổi về chất và ngược lại d. Chất không có tác động gì đến sự thay đổi của lượng [Câu 2.3.0,2.105. Câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" thể hiện nội dung quy luật nào của phép biện chứng duy vật?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-cau-ca-dao-mot-cay-lam-chang-nen-non-ba-cay-chum-lai-nen-hon-nui-cao-the-h-18521.html) a. Quy luật mâu thuẫn b. Quy luật phủ định của phủ định c. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại d. Cả ba đáp án trên Câu 2.3.0,2.106. Giải thích hiện tượng "quá mù ra mưa" trên cơ sở của nội dung triết học nào? a. Nguyên nhân, kết quả b. Lượng đổi chất đổi c. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến d. Nội dung, hình thức Câu 2.3.0,2.107. Câu thành ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" tương đồng với nội dung triết học nào dưới đây? a. Nguyên nhân, kết quả b. Quy luật lượng -- chất c. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến d. Nội dung, hình thức Câu 2.3.0,2.108. Câu tục ngữ, thành ngữ: "Tốt quá hóa lốp"; "Mèo già hóa cáo" tương đồng với nội dung triết học nào? a. Quy luật phủ định của phủ định b. Nguyên nhân và kết quả c. Quy luật lượng chất d. Bản chất, hiện tượng Câu 2.3.0,2.109. Vận dụng nội dung triết học nào của phép biện chứng duy vật để giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế: Có những người tiêm vắc xin phòng chống bệnh lại bị mắc chính bệnh tiêm phòng mà trước khi đó người được tiêm khỏe mạnh, chưa từng mắc bệnh? a. Quy luật lượng -- chất b. Quy luật phủ định của phủ định c. Khả năng, hiện thực d. Nội dung, hình thức [Câu 2.4.0,2.110. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn sai lầm của sự chủ quan, nóng vội là do không tôn trọng quy luật nào?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-trong-hoat-dong-thuc-tien-sai-lam-cua-su-chu-quan-nong-voi-la-do-khong-ton-trong-quy-luat-nao-18522.html) a. Quy luật lượng - chất b. Quy luật phủ định của phủ định c. Quy luật mâu thuẫn d. Cả ba đáp án trên [Câu 2.4.0,2.111. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, sai lầm của trì trệ bảo thủ là do không tôn trọng quy luật nào của phép biện chứng duy vật?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-trong-hoat-dong-thuc-tien-sai-lam-cua-tri-tre-bao-thu-la-do-khong-ton-trong-quy-luat-nao-cua-phep-bi-18523.html) a. Quy luật lượng - chất. b. Quy luật phủ định của phủ định. c. Quy luật mâu thuẫn d. Cả ba đáp án trên [Câu 2.2.0,2.112. Quy luật mâu thuẫn có vị trí, vai trò như thế nào trong phép biện chứng duy vật?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-lenin-noi-quy-luat-mau-than-co-vi-tri-nhu-the-nao-trong-phep-bien-chung-duy-vat-18524.html) a. Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát triển. b. Vạch ra xu hướng của sự phát triển. c. Vạch ra cách thức của sự phát triển d. Cả a và a [Câu 2.2.0,2.113. Vai trò của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-vi-tri-cua-quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh-trong-phep-bien-chung-duy-vat-18559.html) a. Chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. b. Chỉ ra phương thức, cách thức của sự vận động, biến đổi, phát triển của sự vật hiện tượng. c. Chỉ ra xu hướng, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. d. Tất cả các đáp án trên. [Câu 2.2.0,2.114. Mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó được gọi là mâu thuẫn gì?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-mau-thuan-noi-len-hang-dau-o-mot-giai-doan-phat-trien-nhat-dinh-cua-su-vat-chi-phoi-cac-mau-thuan-k-18544.html) a. Mâu thuẫn cơ bản b. Mâu thuẫn chủ yếu c. Mâu thuẫn thứ yếu. d. Mâu thuẫn đối kháng [Câu 2.2.0,2.115. Trong mâu thuẫn biện chứng, các mặt đối lập quan hệ với nhau như thế nào?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-trong-mau-thuan-bien-chung-cac-mat-doi-lap-quan-he-voi-nhau-nhu-the-nao-18539.html) a. Chỉ thống nhất với nhau. b. Chỉ có mặt đấu tranh với nhau. c. Vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau d. Tồn tại độc lập với nhau [Câu 2.3.0,2.116. Trong lý luận về mâu thuẫn người ta gọi hai cực dương và âm của thanh nam châm là gì?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-trong-ly-luan-ve-mau-thuan-nguoi-ta-goi-hai-cuc-duong-va-am-cua-thanh-nam-cham-la-gi-18525.html) a. Hai mặt b. Hai mặt đối lập c. Hai yếu tố. d. Hai thuộc tính [Câu 2.2.0,2.117. Vai trò của quy luật phủ định của phủ định?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-vi-tri-cua-quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh-trong-phep-bien-chung-duy-vat-18559.html) a. Chỉ ra nguồn gốc, động lực phát triển của sự vật, hiện tượng. b. Chỉ ra phương thức, cách thức của sự vận động, biến đổi, phát triển của sự vật hiện tượng. c. Được coi là hạt nhân cơ bản của phép biện chứng duy vật. d. Chỉ ra xu hướng, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. [Câu 2.2.0,2.118. Trong quy luật phủ định của phủ định, sự thay thế sự vật này bằng sự vật kia được gọi là gì?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-trong-quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh-su-thay-the-su-vat-nay-bang-su-vat-kia-thi-du-nu-thanh-hoa-h-18547.html) a. Mâu thuẫn b. Tồn tại c. Vận động d. Phủ định [Câu 2.2.0,2.119. Con đường phát triển của sự vật mà quy luật phủ định của phủ định vạch ra là con đường nào?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-con-duong-phat-trien-cua-su-vat-ma-quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh-vach-ra-la-con-duong-nao-18557.html) a. Đường thẳng đi lên b. Đường tròn khép kín c. Đường xoáy ốc đi lên d. Đường rích rắc [Câu 2.4.0,2.120. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18550.html) a. Phủ định biện chứng có tính khách quan b. Phủ định biện chứng là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật c. Phủ định biện chứng phụ thuộc vào ý thức của con người d. Phủ định biện chứng có tính kế thừa [Câu 2.4.0,2.121. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?](https://tracnghiem.net/dai-hoc/cau-hoi-theo-quan-diem-cua-chu-nghia-duy-vat-bien-chung-luan-diem-nao-sau-day-la-sai-18556.html) a. Phủ định của phủ định có tính khách quan và kế thừa b. Phủ định của phủ định hoàn toàn lặp lại cái ban đầu c. Phủ định của phủ định lặp lại cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn d. Phủ định biện chứng làm cho sự vật phát triển lên một tầm cao mới 2.3. Lý luận nhận thức (nhận thức, thực tiễn, chân lý) ------------------------------------------------------ Câu 2.2.0,2.122. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mục đích của nhận thức là gì? a. Thỏa mãn sự hiểu biết của con người b. Phục vụ nhu cầu thực tiễn của con người c. Phục vụ hoạt động lao động sản xuất d. Giúp con người hiểu bản chất của mình Câu 2.1.0,2.123. Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào ? a. Nhận thức lý tính b. Nhận thức Khoa học c. Nhận thức lý luận d. Nhận thức cảm tính Câu 2.2.0,2.124. Nhận thức cảm tính được thực hiện dưới các hình thức nào? a. Khái niệm và phán đoán b. Cảm giác, tri giác và khái niệm c. Cảm giác, tri giác và biểu tượng d. Cảm giác, Suy luận, Phán đoán Câu 2.1.0,2.125. Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn nhận thức cảm tính? a. Khái niệm b. Biểu tượng c. Cảm giác d. Tri giác Câu 2.1.0,2.126. Đặc điểm chung của các hình thức nhận thức cảm tính là gì? a. Trực tiếp, bề ngoài b. Gián tiếp, bề ngoài c. Trực tiếp, bản chất d. Gián tiếp, bản chất Câu 2.2.0,2.127. Sự phản ánh trừu tượng, khái quát những đặc điểm chung, bản chất của các sự vật được gọi là giai đoạn nhận thức nào? a.Nhận thức cảm tính b. Nhận thức lý tính c. Nhận thức kinh nghiệm d. Nhận thức Khoa học Câu 2.2.0,2.128. Tư duy trừu tượng được thể hiện dưới các hình thức cơ bản nào? a. Khái niệm, Biểu tượng, Tri giác b. Suy luận, Biểu tượng, Tri giác c. Khái niệm, Suy luận, Phán đoán d. Cảm giác, Suy luận, Phán đoán Câu 2.1.0,2.129. Theo quan niệm của Triết học Mác - Lênin, thực tiễn là gì? a. Hoạt động của con người b. Hoạt động vật chất của con người c. Hoạt động vật chất của con người có tính mục đích. d. Hoạt động vật chất của con người, nhằm cải tạo tự nhiên theo yêu cầu của con người Câu 2.1.0,2.130. Chọn đáp án thích hợp vào dấu...:\"Thực tiễn là toàn bộ những \... có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội\". a. Hoạt động. b. Hoạt động vật chất c. Hoạt động có mục đích d. Hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội Câu 2.2.0,2.131. Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản nhất quy định đến các hình thức khác là hình thức nào? a. Hoạt động sản xuất vật chất b. Hoạt động chính trị xã hội c. Hoạt động quan sát và thực nghiệm khoa học d. Hoạt động tinh thần Câu 2.2.0,2.132. Hoạt động thực tiễn là hoạt động chủ yếu, cơ bản dẫn đến sự ra đời của ý thức, vì: a. Hoạt động thực tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng hiện thực buộc chúng phải bộc lộ thuộc tính, kết cấu, bản chất... qua đó, con người nhận biết được nó. b. Hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản của con người c. Hoạt động thực tiễn là hoạt động giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới d. Hoạt động thực tiễn là quá trình con người cải tạo tự nhiên bắt chúng phải bộc lộ thuộc tính, kết cấu, bản chất.. qua đó con người nhận biết nó Câu 2.2.0,2.133. Thực tiễn đóng vai trò gì đối với nhận thức? a. Là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý b. Là điểm khởi đầu của nhận thức c. Tồn tại song hành, hỗ trợ quá trình nhận thức d. Là đích đến của nhận thức Câu 2.3.0,2.134. Câu thành ngữ nào dưới đây phản ánh mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn? a. Có công mài sắt, có ngày nên kim b. Nước chảy, đá mòn c. Gieo gió, gặt bão d. Đi một ngày đàng học một sàng khôn Câu 2.2.0,2.135. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bệnh giáo điều là do tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố nào dưới đây? a. Vai trò của cảm tính b. Vai trò của lý tính c. Vai trò của kinh nghiệm d. Vai trò của lý luận Câu 2.4.0,2.136. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là nguyên tắc được rút ra trực tiếp từ nghiên cứu nội dung triết học nào dưới đây? a. Mối quan hệ giữa nhận thức và ý thức b. Lý luận về nhận thức c. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực d. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức Câu 2.1.0,2.137. Hãy lựa chọn câu trả lời đúng. Chân lý là gì? a. Suy luận của con người b. Tri thức đúng, phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. c. Tri thức phù hợp với hiện thực d. Là cái được Thượng Đế định sẵn Câu 2.2.0,2.138. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống: "Chân lý là những tri thức\.... với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm". a. Đầy đủ b. Đúng đắn c. Hợp lý d. Phù hợp Câu 2.1.0,2.139. Khái niệm nào dưới đây chỉ sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người một cách tích cực, năng động, sáng tạo dựa trên cơ sở thực tiễn và đưa ra tri thức đúng? a. Ý thức b. Nhận thức c. Chân lý d. Thực tiễn Câu 2.2.0,2.140. Tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý là gì? a.Tri thức đựơc nhiều người công nhận b.Tri thức do các thế hệ trước để lại c. Lời nói của các vĩ nhân d. Thực tiễn **Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử (180 câu hỏi) Nội dung chính:** - Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội - Giai cấp và dân tộc - Nhà nước và cách mạng xã hội - Ý thức xã hội - Triết học về con người 1. Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội (Sản xuất vật chất, các quy luật xã hội cơ bản và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Câu 3.1.0,2.1. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm: a. Sản xuất vật chất b. Sản xuất tinh thần c. Sản xuất ra bản thân con người d. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 3.1.0,2.2. Điền vào chỗ trống, khái niệm... là hoạt động không ngừng sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. a. Sản xuất vật chất b. Sản xuất tinh thần c. Sản xuất d. Sản xuất ra bản thân con người Câu 3.2.0,2.3. Vai trò quyết định của sản xuất vật chất được thể hiện: a. Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội b. Là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội c. Là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người d. Tất cả các phương án đều đúng Câu 3.1.0,2.4. Phương thức sản xuất bao gồm: a. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ sở hạ tầng b. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất c. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng d. Tất cả các đáp án trên đều không đúng Câu 3.4.0,2.5. Mối quan hệ nào sau đây được coi là mối quan hệ song trùng trong quá trình sản xuất? a. Nhận thức và thực tiễn b. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng c. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất d. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội Câu 3.1.0,2.6. Phạm trù thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất là: a. Lực lượng sản xuất b. Quan hệ sản xuất c. Tư liệu sản xuất d. Phương thức sản xuất Câu 3.2.0,2.7. Trong lực lượng sản xuất, nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định là? b. Công cụ lao động c. Tư liệu sản xuất d. Tư liệu lao động Câu 3.2.0,2.8. Trong