NHẬN BIẾT NHANH RẮN ĐỘC.docx

Full Transcript

NHẬN BIẾT NHANH RẮN ĐỘC Dịch tễ học Dịch tễ rắn cắn ở vùng Đông Nam Á chưa được nghiên cứu kỹ, chủ yếu dựa trên các số liệu báo cáo từ bệnh viện. WHO khuyến cáo rắn cắn là tai nạn cần được chú ý ở các nước vùng Đông Nam Á. Nguy cơ rắn cắn khi tiếp xúc trực tiếp với rắn khi con người di chuyển đến mô...

NHẬN BIẾT NHANH RẮN ĐỘC Dịch tễ học Dịch tễ rắn cắn ở vùng Đông Nam Á chưa được nghiên cứu kỹ, chủ yếu dựa trên các số liệu báo cáo từ bệnh viện. WHO khuyến cáo rắn cắn là tai nạn cần được chú ý ở các nước vùng Đông Nam Á. Nguy cơ rắn cắn khi tiếp xúc trực tiếp với rắn khi con người di chuyển đến môi trường sống ưa thích của rắn hoặc người ta dẫm phải rắn hoạt động về đêm khi đi đêm trên đường. Rắn cắn nhiều nhất trong năm vào mùa mưa, mùa làm ruộng. Việt Nam có hơn 190 loài rắn (hơn 60 loài có độc), thuộc ba họ: rắn hổ, rắn lục và rắn nước. Theo sự phân chia rắn của WHO. Ở Việt Nam phân chia thành hai nhóm sau: Nhóm 1: Rắn hổ (cạp nia nam, cạp nia bắc, cạp nia sông Hồng); Hổ mang (miền Bắc), hồ đất (miền Nam); Rắn lục (Chàm quạp); Lục tre; Rắn lục mũi hếch. Nhóm 2 (dịch tễ chính xác chưa được biết rõ/ít gặp): rắn hổ (cạp nong, cạp nia đầu vàng (miền Nam)); hổ mèo; hổ chúa; rắn lục (rắn lục mac crop); rắn lục hoa cải, rắn khô mộc (miền Bắc); rắn lục xanh. [*] Đặc điểm phân bố một số loại rắn thường gặp ở Việt Nam Rắn hổ đất: Miền Nam Việt Nam. Rắn hổ mèo: Miền Nam Việt Nam. Rắn hổ chúa: Trên cả nước Rắn cạp nong: Trên cả nước. Rắn cạp nia Nam: Miền Trung (Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế) và miền Nam. Rắn cạp nia đầu vàng: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu. Rắn lục tre: Trên cả nước. Rắn lục mac crop: Miền Nam. Rắn choàm quạp: Ninh Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Gia Lai, An Giang. Rắn lục xanh miền Nam – Popeia popeorum: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam: Vĩnh Phúc, Gia Lai, Lâm Đồng, Cà Mau. Phân biệt nhanh loại rắn Rắn nước - không độc: đồng tử tròn, lỗ mũi tròn, đầu hình tam giác nhưng không bè 2 bên, phần thân có vảy kép. Rắn độc: đồng tử hình elip, có hốc dưới mắt, đầu bự ra 2 bên, cổ teo, thân mình có vảy đơn. Vảy đơn Vảy kép Dựa vào con rắn (nhìn mặt hiền → không độc, dữ → độc). Màu sắc, hình thái Móc độc Đầu rắn Phân biệt nhanh qua vết cắn Nhóm rắn Bộ răng Vết cắn Loại thường gặp ở VN Độc (gây độc máu) Họ rắn lục: lục xanh, lục tím, lục cườm, chàm quạp Độc (độc thần kinh) Rắn biển Họ rắn hổ: hổ đất, vú nàng, cạp nong, cạp nia,... Ít độc Họ rắn nước: rắn rồng, rắn roi, rắn bông súng,... Không độc Rắn ráo Rắn nước Trăn (*1) (*2) (*3) (*4) (*5) Phân biệt qua triệu chứng lâm sàng Nhóm rắn không độc Nhóm rắn độc Nhóm rắn hổ (độc tố thần kinh) Nhóm rắn cạp nia, cạp nong Nhóm rắn lục (gây độc máu) Vết cắn có 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh. Không gây ra phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn đau, sưng nề, có thể có hoại tử đen da vùng bị cắn, nhiễm khuẩn, sưng đỏ, có mủ. Bệnh nhân mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ. Vết cắn không có gì đặc biệt. Bệnh nhân bị đau nhiều, nói khó, mờ mắt, yếu chân tay, khó thở, liệt toàn thân, loạn nhịp tim, đái ít,… dễ tàn phế hoặc tử vong do liệt các cơ hô hấp. Vết cắn sưng nề, phỏng nước, chảy máu vùng vết cắn, chảy máu toàn thân khó cầm. Toàn chi đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Bệnh nhân sau 30 phút đến 1 tiếng nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất xỉu, có thể tử vong do chảy máu, mất máu. (*) Đặc điểm phân bố ở phần [*] TÀI LIỆU THAM KHẢO: : Sách Nhi Khoa Tập 2 - Đại học Y Dược TPHCM. : Bài giảng: Rắn cắn - BS CKI. Nguyễn Quí Tỷ Dao. : Pucca, M. B., & Knudsen, C. (2020). S. Oliveira I, Rimbault C, A. Cerni F, Wen FH, et al. Current knowledge on snake dry bites. Toxins, 12, 668.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser