Summary

This document is a set of practice questions on the history of the Soviet Union.

Full Transcript

THỰC HÀNH Họ và tên:.............................................................................Lớp........... Câu 1. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1924)? A. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). C. Cách mạng...

THỰC HÀNH Họ và tên:.............................................................................Lớp........... Câu 1. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1924)? A. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. Câu 2. Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917) là A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới. B. hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến hành tập thể hóa nông dân. C. khôi phục phát triển kinh tế, chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. D. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 3. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động được xem là A. chiến lược phát triển của chính quyền Xô viết. B. mục tiêu trước mắt của chính quyền Xô viết. C. nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết. D. mục tiêu hàng đầu của chính quyền Xô viết. Câu 4. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, người đứng đầu Chính quyền Xô viết là A. Lê-nin. B. Xta-lin. C. Pu-tin. D. Goóc-ba-chốp. Câu 5. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (25/10/1917) đã ra tuyên bố A. thành lập chính quyền Xô viết. B. thông qua sắc lệnh “Hòa bình”. C. thông qua sắc lệnh “Ruộng đất”. D. thông qua chính sách “Kinh tế mới”. Câu 6. Mới thành lập, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết gồm các nước cộng hòa A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. B. Nga, Hung-ga-ri, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ. C. Nga, Hung-ga-ri, Bung-ra-ri và Ngoại Cáp-ca-dơ. D. Liên Xô, Hung-ga-ri, Bung-ra-ri và Ngoại Cáp-ca-dơ. Câu 7. Biểu tượng trên Quốc huy của Liên Xô theo Hiến pháp năm 1924 là A. búa liềm trên quả địa cầu. B. ngôi sao vàng năm cánh. C. Lê-nin cầm cờ đỏ búa liềm. D. bánh răng và bông lúa nước. Câu 8. Bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (30/12/1922) được thông qua tại A. Stalin-grát. B. Mát-xcơ-va. C. Pê-tơ-rô-grat. D. Điện Xmô-nưi. Câu 9. Tháng 1-1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô chính thức được A. thông qua. B. biên soạn. C. xoá bỏ. D. xây dựng. Câu 10. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang (30-12-1922) ở Nga đã thông qua văn kiện nào sau đây? A. Tuyên ngôn thành lập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. B. Hiến pháp đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. C. Cương lĩnh xây dựng đất nước để tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Báo cáo chính trị và báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản. Câu 11. Ngày 30-12-1922, tại Mát-xcơ-va, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua A. bản Hiệp ước Liên bang. B. bản Hiến pháp đầu tiên. C. chính sách “Kinh tế mới”. D. sắc lệnh “Hòa bình”. Câu 12. Tháng 1-1924, Liên Xô đã thông qua A. bản Hiệp ước Liên bang. B. bản Hiến pháp đầu tiên. C. chính sách “kinh tế mới”. D. Sắc lệnh “hòa bình”. Câu 13. Cơ sở việc hợp tác của các nước Cộng hòa Xô viết thành một nhà nước theo Hiến pháp (1924) của Liên Xô là A. thỏa thuận. B. tự nguyện. C. bắt buộc. D. thương lượng. Câu 14. Nội dung nào sau đây là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922 là A. sự bình đẳng về mọi mặt. B. phân biệt về tôn giáo. C. thống nhất về văn hóa. D. phân biệt về chủng tộc. Câu 15. Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A. bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua. B. bản Hiệp ước Liên bang lần đầu tiên được thông qua. C. Thắng lợi trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. D. Khi hoàn thành quá trình khôi phục và phát triển kinh tế. Câu 16. Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa trên đất nước Xô viết trong cuộc chiến chống thù trong, giặc ngoài? A. Sự đoàn kết, giúp đỡ nhau. B. Sự ủng hộ từ bên ngoài. C. Sức mạnh về ngoại giao. D. Có sự ủng hộ của Mỹ. Câu 17. Theo Hiến pháp Liên Xô biện pháp giải quyết vấn đề dân tộc là dựa trên nguyên tắc A. bình đẳng và tình hữu nghị giữa các dân tộc. B. cạnh tranh và hợp tác kinh tế giữa các dân tộc. C. tôn trọng chủ quyền lãnh thổ giữa các dân tộc. D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Câu 18. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu gì đối với các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết? A. Một, hai dân tộc lớn liên minh với nhau giành quyền lực. B. Liên minh, đoàn kết với nhau nhằm tăng cường sức mạnh. C. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc. D. Yêu cầu liên kết với các nước bên ngoài để nhận giúp đỡ. Câu 19. Sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây đối với nhân dân Liên Xô? A. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. B. Phù hợp với các lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. C. Đã tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế. D. Làm cho chủ nghĩa xã hội phát triển trở thành hệ thống trên thế giới. Câu 20. Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Việt Nam có thể học tập điều gì từ sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết? A. Tinh thần đoàn kết, hợp tác và sự giúp đỡ nhau giữa các dân tộc. B. Mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế để khẳng định vị thế đất nước. C. Đoàn kết, hợp tác để đấu tranh chống ngoại xâm giữa các dân tộc. D. Tham gia các liên minh quân sự để tăng cường sức mạnh phòng thủ. Câu 21. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) năm 1922? A. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. B. Phù hợp với các xu thế phát triển chung của thế giới lúc bấy giờ. C. Đã đáp ứng nhiệm vụ cấp bách trong đấu tranh chống ngoại xâm. D. Chưa phù hợp với nguyện vọng các dân tộc trên đất nước Xô viết. Câu 22. Trước cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga là nước theo thể chế A. Cộng hòa dân chủ. B. Dân chủ đại nghị. C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ lập hiến. Câu 23. Nguyên nhân chủ quan quan trọng dẫn đến cách mạng bùng nổ ở Nga năm 1917 là gì? A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội. B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc. C. Tác động từ Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho nước Nga suy yếu. D. Giai cấp vô sản ở Nga đã có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn. Câu 24. Chính quyền cách mạng được thành lập sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. nền chuyên chính của giai cấp vô sản. B. chính quyền do giai cấp tư sản lập ra. C. nền chuyên chính chế độ phong kiến. D. chính phủ tư sản lâm thời phản động. Câu 25. Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng có tính chất gì? A. Dân chủ tư sản kiểu cũ. B. Cách mạng dân tộc dân chủ. C. Dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 26. Một trong những điểm khác biệt giữa cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga với các cuộc cách mạng trước đó ở Âu - Mĩ là về A. nhiệm vụ cách mạng. B. lực lượng tham gia. C. lãnh đạo cách mạng. D. đối tượng cách mạng. Câu 27. Nhiệm vụ của cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga là A. lật đổ Chính phủ lâm thời. B. lật đổ chế độ phản động. C. lật đổ chế độ Nga hoàng. D. thoát khỏi chiến tranh. Câu 28. Một trong những ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam là đã A. vạch ra kẻ thù chính cho những người cách mạng Việt Nam. B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh. C. nước Nga giúp đỡ Việt Nam nhiều về vật chất lẫn tinh thần. D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 29. Nhận xét nào dưới đây về cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là đúng? A. Là một sự kiện lịch sử vĩ đại trong lịch sử nước Nga và nhân loại ở thế kỉ XX. B. Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nổi bật và triệt để nhất trong lịch sử. C. Mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn hệ thống chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. D. Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, mở ra thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Câu 30. Nhận xét nào dưới đây về vai trò của Lê-nin đối với sự ra đời của Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (1924) là đúng? A. Lãnh đạo chuyên chế nắm mọi quyền hành chính trị, quân sự, tài chính. B. Là hạt nhân đoàn kết, vạch ra chủ trương đường lối cho sự ra đời Liên Xô. C. Là đối trọng với Mỹ trong quá trình đấu tranh thiết lập trật tự thế giới. D. Chủ trương ủng hộ giúp đỡ, viện trợ cho các nước gia nhập vào Liên Xô. Câu 31. Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, đâu là điều kiện thuận lợi để nhân dân các nước Đông Âu giành chính quyền? A. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. B. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. C. Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông. D. Phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. Câu 32. Đâu là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Sự đoàn kết của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Các thành tựu về kinh tế, quân sự của Liên Xô. C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhanh. D. Sự ủng hộ, viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc. Câu 33. Nhiệm vụ nào sau đây không được nhân dân các nước Đông Âu thực hiện trong giai đoạn 1945 – 1949? A. Tiến hành cải cách ruộng đất. B. Quốc hữu hóa tài sản tư bản. C. Tiến hành chiến tranh du kích. D. Thực các quyền tự do, dân chủ. Câu 34. Từ 1949 đến những năm 70, các nước Đông Âu tiến hành A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. công cuộc khôi phục kinh tế. C. chiến tranh giải phóng dân tộc. D. viện trợ để Việt Nam đánh Mỹ. Câu 35. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập sau cuộc nội chiến giữa A. Đảng Cộng sản Trung Quốc và phát xít Nhật. B. Đảng Cộng sản Trung Quốc và đế quốc Mỹ. C. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân đảng. D. Đảng Cộng sản Trung Quốc và thực dân Pháp. Câu 36. Sự kiện nào sau đây đánh dấu cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội? A. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. B. Miền Nam hoàn toàn giải phóng. C. Hiệp định Paris được ký kết. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ. Câu 37. Nước Cộng hòa Cu-ba được thành lập (1959) sau khi đánh bại A. đế quốc Tây Ban Nha. B. chế độ độc tài thân Mỹ. C. chủ nghĩa thực dân cũ. D. sự nô dịch của thực dân Anh. Câu 38. Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới trong giai đoạn A. trước Chiến tranh thế giới thứ hai. B. sau Chiến tranh thế giới thứ hai. C. trước khi Liên bang Xô Viết ra đời. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Câu 39. Thời điểm kinh tế Liên Xô và các nước Đông Âu bắt đầu suy giảm bắt đầu từ A. nửa sau những năm 70. B. nửa sau những năm 60. C. nửa sau những năm 80. D. nửa sau những năm 90. Câu 40. Sự kiện nào sau đây được coi là tổn thất nặng nề nhất đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939 – 1945). B. Trung Quốc gây ra vụ xung đột với Liên Xô (1969). C. Trung Quốc gây chiến tranh với Việt Nam (1979). D. Chủ nghĩa xã hội Liên Xô, Đông Âu sụp đổ (1991). Câu 41. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã là A. đường lối chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp. B. đi tắt, đón đầu sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến. C. khi tiến hành cải tổ phạm phải nhiều sai lầm trên nhiều mặt. D. hoạt động chống phá của các thế lực thù địch ở ngoài nước. Câu 42. Nguyên nhân khách quan dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã là A. đường lối chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp. B. không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến. C. khi tiến hành cải tổ phạm phải nhiều sai lầm trên nhiều mặt. D. sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser