Lịch Sử 12: Đề Cương Ôn Tập Học Kỳ 2 - Môn Lịch Sử 12 PDF

Summary

This document contains Vietnamese history practice questions for grade 12 students which include multiple choice and essay questions. The document covers topics relevant to the second semester. Includes questions about revolutionary leaders such as Ho Chi Minh.

Full Transcript

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: LỊCH SỬ 12 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ 5 Câu 1. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX? A. Tổ chức phong trào Đông du. B. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. C. Tham dự n...

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: LỊCH SỬ 12 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ 5 Câu 1. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX? A. Tổ chức phong trào Đông du. B. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. C. Tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản. D. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Câu 2. Trong những năm ở Pháp (1911 – 1925), Phan Châu Trinh đã có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam. B. Sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á và nhiều tổ chức chính trị khác. C. Tố cáo và lên án Chính phủ Pháp cùng chính phủ các nước phương Tây. D. Tổ chức phong trào Đông du, tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Pháp. Câu 3. Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đ ại di ện c ủa Chính phủ Pháp bản hiệp định nào sau đây? A. Bàn Môn Điếm. B. Giơ-ne-vơ. C. Hiệp định Sơ bộ. D. Hiệp định Pa-ri. Câu 4. Sự kiện nào sau đây trong kháng chiến chống Pháp cho thấy mối quan hệ đoàn kết chiến đấu của Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được củng cố và tăng cường? A. Liên minh kinh tế – văn hoá Việt – Lào – Cam-pu-chia ra đời. B. Liên minh ngoại giao Việt – Lào – Cam-pu-chia ra đời. C. Liên minh nhân dân Việt – Xiêm – Lào được thành lập. D. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập. Câu 5. Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari, hãy rút ra bài học kinh nghiệm gì cho vấn đề ngoại giao hiện nay? A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao. B. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao. C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao. Câu 6. Trong giai đoạn 1976 - 1985, hoạt động đối ngoại của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Thế bao vây, cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam đã được dỡ bỏ. B. Việt Nam đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn diễn ra quyết liệt. D. Miền Bắc đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Câu 7. Trong giai đoạn 1975 - 1985, Việt Nam đã thực hiện hoạt động đối ngoại chủ yếu nào sau đây? A. Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô. B. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mĩ. C. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). D. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Câu 8. Nội dung phản ánh không đúng biểu hiện của việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 1975 - 1986 là A. kí với Lào Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác. B. giúp đỡ Campuchia chống lại Khơme đỏ. C. đối thoại với các nước thành viên ASEAN. D. tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN. Câu 9. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức nào dưới đây? A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). B. Tổ chức thương mại thế giới (WTO). C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). D. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Câu 10. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam không thực hiện hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại với các đối tác truyền thống. B. Gia nhập, đóng góp tích cực cho các tổ chức, diễn đàn quốc tế. C. Đẩy mạnh quan hệ, kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô. D. Hợp tác hiệu quả để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. CHUYÊN ĐỀ 6 Câu 11. Nhiệm vụ cấp bách nhất đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. giành độc lập dân tộc. B. đòi dân sinh dân chủ. C. giành ruộng đất cho dân cày. D. đòi quyền tự do bầu cử. Câu 12. Thực tiễn các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối th ế k ỉ XIX đ ến nh ững năm đầu thế kỉ XX ở Việt Nam thất bại chứng tỏ A. yêu cầu cấp thiết hàng đầu của lịch sử dân tộc chưa được giải quyết. B. muốn cứu nước, giải phóng dân tộc phải đi theo cách mạng vô sản. C. con đường đấu tranh vũ trang không phù hợp với truyền thống dân tộc. D. các trí thức phong kiến không có vai trò gì trong lịch sử dân tộc. Câu 13. Nhân tố nào tạo ra điều kiện thuận lợi để người dân Nghệ An tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại trong những năm đầu thế kỉ XX? A. Có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất trong cả nước. B. Có trung tâm công nghiệp, buôn bán lớn của miền Trung. C. Cuộc sống của người dân khó khăn hơn các vùng khác. D. Có truyền thống đấu tranh vũ trang bất khuất, kiên cường. Câu 14. Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình A. nhà nho yêu nước. B. tiểu tư sản trí thức. C. bần cố nông. D. tư sản dân tộc. Câu 15. Trong hành trình tìm đường cứu nước, từ năm 1912 đến năm 1930, Nguyễn Tất Thành không đặt chân đến quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc. B. Liên Xô. C. Nhật Bản. D. Thái Lan. Câu 16. Năm 1918, Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động trong tổ chức nào sau đây ở Pháp? A. Đảng Xã hội Pháp. B. Đảng Cộng hòa. C. Đảng Dân chủ. D. Đảng Cộng sản Pháp. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành năm 1911? A. Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị. B. Sự thất bại, bế tắc của các phong trào yêu nước. C. Ý chí, quyết tâm cứu nước của Nguyễn Tất Thành. D. Tác động của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 18. Nhận xét nào phản ánh không đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1945? A. Lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn. B. Trực tiếp chuẩn bị cho cuộc vận động giải phóng dân tộc. C. Chuẩn bị điều kiện đưa đến bước nhảy vọt vĩ đại của lịch sử dân tộc. D. Thiết lập quan hệ ngoại giao Nhà nước với các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 19. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu có đi ểm tương đồng về A. hướng đi tìm đường cứu nước. B. lựa chọn khuynh hướng cứu nước. C. chủ trương dựa vào Nhật Bản. D. mục đích cao nhất và cuối cùng. Câu 20. Điểm tương đồng trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Châu Trinh là A. hướng đến một xã hội tiến bộ. B. kiên quyết phản đối bạo lực. C. kiên quyết phản đối cải cách. D. lựa chọn khuynh hướng tư sản. Câu 21. Từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh đảm nhận cương vị nào sau đây? A. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Tổng Bí thư nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Tổng Bí thư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. D. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu 22. Con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn có một trong những nội dung sau A. tiến hành làm cách mạng vô sản ở chính quốc trước. B. thực hiện cả hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. C. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. D. muốn giành độc lập phải xây dựng quân đội mạnh. Câu 23. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 là A. độc lập dân tộc. B. độc lập, tự do. C. dân sinh, dân chủ. D. cơm áo, hòa bình. Câu 24. Tờ báo nào sau đây do Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút? A. An Nam trẻ. B. Người Nhà quê. C. Người cùng khổ. D. Đại đoàn kết. Câu 25. Theo chủ trương của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941), mặt trận nào sau đây được thành lập? A. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh. D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Câu 26. Năm 1941, địa điểm nào sau đây được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn làm căn cứ địa đầu tiên của cách mạng Việt Nam? A. Cao Bằng. B. Lạng Sơn. C. Phú Thọ. D. Yên Bái. Câu 27. Một trong những tổ chức cách mạng được Nguyễn Ái Quốc thành lập trong thời gian hoạt động ở nước ngoài là A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925). B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn (1929). C. mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (1941). D. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (1944). Câu 27. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là A. gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai (6/1919). B. đọc Luận cương của Lê-nin in trên báo Nhân Đạo (7/1920). C. bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (12/1920). D. sáng lập ra hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1921). Câu 28. Yếu tố nào quyết định đến sự lựa chọn con đường cứu nước theo xu hướng vô sản của Nguyễn Ái Quốc cho dân tộc Việt Nam? A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. Con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản thất bại. C. Những tác động của thời đại và cuộc cách mạng vô sản. D. Do trí tuệ và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Câu 29. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)? A. Ra Lời kêu gọi toán quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. B. Chủ động kí với Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp. C. Họp bàn và chỉ đạo các chiến dịch quan trọng. D. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 30. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) do Hồ Chí Minh chủ trì là A. xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. B. khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. C. đưa ra dự báo và thể hiện quyết tâm thắng Pháp. D. kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh. Câu 31. Nội dung nào sau đây thể hiện chủ trương của Hồ Chí Minh trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1969? A. Giữ vững quan điểm tự do, tự chủ của cách mạng Đông Dương. B. Khéo léo trong việc cân bằng quan hệ Mỹ – Trung Quốc. C. Khéo léo trong việc cân bằng quan hệ Liên Xô – Mỹ. D. Giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của cách mạng Việt Nam. Câu 32: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù có ph ải đ ốt cháy c ả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. (Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí, NXB Quân đội nhân dân, tr 129-130) Câu nói trên của Hồ Chí Minh đã thể hiện điều gì? A. Thời cơ cách mạng tháng Tám đã chín muồi và quyết tâm giành độc lập tự do của dân tộc. B. Sự dự báo thời cơ cách mạng tháng Tám trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và thế giới. C. Kế hoạch lãnh đạo toàn Đảng toàn dân nổi dậy giành chính quyền. D. Nhân dân ta đã giành chính quyền thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Câu 33. Trong việc giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp (từ đầu tháng 3 đến trước ngày 19- 12-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã A. nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. thực hiện chủ trương “hoà để tiến”. C. đối đầu quân sự với thực dân Pháp. D. từ chối thiết lập quan hệ với phương Tây. Câu 34. Ngày 22/12/1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. B. Việt Nam cứu quốc quân. C. Việt Nam độc lập đồng minh. D. Hội Cứu quốc. Câu 35. Tổ chức nào sau đây do Nguyễn Ái Quốc thành lập và được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Câu 36. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp đào tạo cán b ộ cách m ạng Vi ệt Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc) được tập hợp và in thành sách A. Người cùng khổ. B. Bản án chế độ thực dân Pháp C. Báo Thanh niên. D. Đường Kách mệnh. Câu 37. Những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc hoàn chỉnh trong tài liệu nào sau đây? A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930). B. Tác phẩm Đường Kách mệnh (1927). C. Luận cương chính trị của Đảng (10/1930). D. Cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Câu 38. Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ đầu tháng 3 đến tháng 12/1946) có tác dụng nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Buộc thực dân Pháp thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ. B. Đã tránh được cuộc chiến tranh với thực dân Pháp sau này. C. Kéo dài thời gian hoà bình để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. D. Chuẩn bị trực tiếp cho Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Câu 39. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy mạnh ho ạt động ngoại giao với nhân dân Pháp tiến bộ, Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm mục đích nào sau đây? A. Tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước đối với cuộc kháng chiến. B. Đặt cơ sở cho Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Buộc Chính phủ Trung Hoa Dân quốc rút hết quân ra khỏi Việt Nam. D. Tạo điều kiện thuận lợi để miền Bắc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 40. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc A. Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Quân lệnh số 1. D. Tuyên ngôn Độc lập. Câu 41. Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc trở thành ng ười Đ ảng viên c ộng s ản đầu tiên của Việt Nam? A. Đọc được Luận cương của Lê-nin (7/1920). B. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vec-xai (1919). C. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng l ập Đ ảng C ộng s ản Pháp (12/1920). D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925). Câu 42. Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguy ễn Ái Qu ốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi toàn Đông Dương. B. Thành lập một tổ chức quá độ để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản. C. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng. D. Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp. Câu 43. Một trong những vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc chu ẩn b ị cho gi ải phóng dân tộc Việt Nam (1941-1945) là A. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam. B. thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. C. xác định nhiệm vụ duy nhất của cách mạng tư sản dân quyền. D. hoàn chỉnh lí luận cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Câu 44. Mục đích cao nhất của mặt trận Việt Minh do Nguyễn Ái Quốc sáng lập là A. Tập hợp lực lượng chống phong kiến. B. Tập hợp lực lực chống phát xít. C. Tập hợp lực lượng giành độc lập dân tộc. D. Giành độc lập cho các nước Đông Dương. Câu 45. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò nổi bật nào sau đây? A. Lãnh đạo quân dân miền Nam tiến hành cuộc cải cách ruộng đất ở vùng giải phóng. B. Xây dựng lực lượng ba thứ quân và trực tiếp lãnh đạo phong trào Đồng khởi (1960). C. Chủ trì và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960). D. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội. B/ PHẦN TỰ LUẬN 1. Khái quát các giai đoạn về quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (1911 – 1969). 2. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Phân tích ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930). Vì sao khẳng định: sự ra đời của Đảng đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam? 4. Phân tích vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đ ến trước ngày 19-12-1946. 5. Theo em, thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay cần làm gì để thực hiện lời dạy của Người: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.