CHƯƠNG II - lý thuyết về cầu.docx
Document Details
Uploaded by WellWishersManticore3831
Cao Đẳng Thống Kê
Tags
Related
- Wages and Prices Not Always Sticky: US, UK, and Japan (PDF)
- Principles of Economics 3e PDF
- Ultimate Study Guide for Economic Theory and Evidence Midterm Exam PDF
- CAIE IGCSE Economics Past Paper PDF
- Econ 201 Ch. 6-10 - Supply, Demand & Welfare Economics (PDF)
- Chapter 4: Money, Prices, and Interest PDF
Full Transcript
**CHƯƠNG II** **LÝ THUYẾT CUNG - CẦU** **I. Lý thuyết về Cầu** ***1. Khái niệm*** ***1.1. Khái niệm cầu*** ***Cầu (D - Demand) là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (giả sử các yếu tố khác không thay...
**CHƯƠNG II** **LÝ THUYẾT CUNG - CẦU** **I. Lý thuyết về Cầu** ***1. Khái niệm*** ***1.1. Khái niệm cầu*** ***Cầu (D - Demand) là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (giả sử các yếu tố khác không thay đổi).*** \- Cầu bao gồm 2 yếu tố: Khả năng mua (có tiền để thanh toán khi mua hhoá, dvụ ) và sự sẵn sàng mua (muốn mua). *[Thí dụ]* \+ ông A có trong tay 1 triệu đồng, ông A muốn mua một sản phẩm xe máy Super Dream trị giá 16,3 triệu đồng → ông A không có cầu đối với xe máy mà chỉ có nhu cầu về xe máy vì ông A sẵn sàng mua xe nhưng ông A không có khả năng mua xe \+ ông B có trong tay 2 triệu đồng, ông B muốn mua một đôi giầy trị giá 250.000đ → ông B có cầu về giầy vì ông B vừa có khả năng mua, vừa sẵn sàng mua \+ ông C có trong tay 18 triệu đồng, ông C không muốn mua giầy hoặc xe mà muốn đầu tư để kinh doanh → ông C không có cầu về giầy và xe vì ông C có khả năng mua nhưng ông C không sẵn sàng mua. Cầu khác với nhu cầu: Nhu cầu là tất cả những mong muốn và nguyện vọng của con người còn cầu chỉ là những nhu cầu có khả năng thanh toán \- ***Lượng cầu là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.*** Như vậy, cầu mô tả hành vi của người mua ở tất cả các mức giá còn lượng cầu chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với một mức giá cụ thể. Nói cách khác, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả. ***1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường*** *Giả sử có 3 cá nhân tham gia vào thị trường thịt bò với lượng cầu như sau:* ***Bảng 3.** Cầu cá nhân và cầu thị trường* *Giá 1 Kg thịt bò (1000đ)* *Cầu cá nhân (Kg)* *Cầu thị trường (Kg)* ---------------------------- -------------------- ----------------------- --------- ------- *Ông A* *Bà B* *Chị C* *280* *0,2* *0* *0,2* *0,4* *260* *0,3* *0,1* *0,4* *0,8* *250* *0,4* *0,3* *0,6* *1,3* *230* *0,5* *0,5* *0,8* *1,8* *220* *0,6* *0,7* *1* *2,3* *Cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó gọi là cầu cá nhân. Còn cầu thị trường là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian đã cho. Nói cách khác, cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân.* **2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu** ***2.1. Giá cả của hàng hoá (P - Price of product)*** Giá cả hàng hoá có quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng cầu. Khi giá tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại ***2.2. Giá cả của các hàng hoá có liên quan (Pr -- Prices of Related product)*** Hàng hoá liên quan bao gồm: Hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung. Hàng hoá thay thế là những hàng hoá có công dụng tương tự nhau và có thể thay thế cho nhau trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn như, chè và cafê, thịt và cá, bếp than và bếp gas... Khi giá của 1 loại hàng hoá này tăng lên hoặc giảm đi thì sẽ làm cho cầu về hàng hoá thay thế với nó tăng lên hoặc giảm đi. Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá khác nhau về công dụng song khi tiêu dùng hàng hoá này bắt buộc phải tiêu dùng kèm theo hàng hoá kia. Thí dụ như, xe máy và xăng, bếp gas và gas... Khi giá của một loại hàng hoá này tăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu hàng hoá bổ sung với nó giảm hoặc tăng. ***2.3. Tâm lý, sở thích, thói quen của người tiêu dùng (Tt - Tastes and preferenes of consumer)*** Người tiêu dùng thường hướng tới những hàng hoá mà họ thích và theo họ là có ích. \+ Tâm lý : Khi có dịch cúm gà thì cầu đối với thịt gà giảm mạnh thậm chí có thể bằng 0 \+ Sở thích: ảnh hưởng đến loại sản phẩm, tính chất của sản phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn \+ Thói quen: Thực tế trên thị trường Việt Nam cho thấy, người Việt Nam chưa có thói quen dùng dầu thực vật nên cầu về dầu thực vật thấp hơn cầu về mỡ động vật. ***2.4. Thu nhập của người tiêu dùng (It - Income of consumer)*** \- Thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu vì nó tác động trực tiếp đến quyết định mua của người tiêu dùng đối với hàng hoá thứ cấp và hàng hoá thông thường. \- Hàng hoá thứ cấp là những hàng hoá có cầu tăng khi thu nhập giảm, cầu giảm khi thu nhập tăng \- Hàng hoá thông thường là những hàng hoá có cầu tăng khi thu nhập tăng, cầu giảm khi thu nhập giảm. ***2.5. Dân số (Nt -- Number of buyers)*** Dân số càng đông thì cầu về hàng hoá và dịch vụ càng lớn. VD: Cầu về gạo của Việt Nam và Trung Quốc : Do dân số của Trung Quốc là hơn 1 tỷ trong khi dân số của Việt Nam chỉ có gần 90 triệu người nên ở mỗi mức giá, lượng cầu về gạo của Trung Quốc đều lớn hơn của Việt Nam ***2.6. Các chính sách của Chính phủ (Gt - Policies of Goverment)*** Các chính sách của chính phủ cũng có ảnh hưởng đến lượng cầu. Chẳng hạn, khi Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng sẽ làm giảm cầu và ngược lại, nếu Chính phủ trợ cấp thì sẽ làm cho cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng lên. ***2.7. Các kỳ vọng (E -Future Expectations)*** Cầu về hàng hoá và dịch vụ sẽ thay đổi theo sự mong đợi của người tiêu dùng. Với tất cả các yếu tố xác định cầu, hàm cầu có thể được biểu thị như sau Q**=** f(Px~,t~, It, Pr~,t~, Tt, Gt, Nt, E) +-----------------------------------+-----------------------------------+ | Trong đó:Q: Lượng cầu đối với | | | hàng hoá, dịch vụ | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ ***3. Biểu cầu và đường cầu*** ***3.1. Biểu cầu*** ***Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (giả sử các yếu tố khác không thay đổi).*** *Ví dụ*, có *số liệu cầu về vải thiều tại một địa phương X như sau* ***Bảng 4.** Số liệu cầu về vải thiều* Giá (ngàn đồng/kg) 10 12 14 16 18 -------------------- ----- ----- ---- ---- ---- Lượng cầu (tấn) 120 100 80 60 40 ***3.2. Đường cầu*** *3.2.1. Đường cầu* ***\*** Khái niệm:* ***Đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và mức giá.*** Khi biểu diễn bảng 4 lên đồ thị ta sẽ có đường cầu P D Đường *cầu cho biết lượng cầu đối với vải thiều ở mỗi mức giá nhất định. Chẳng hạn, tại mức giá 12 ngàn đồng/ kg, lượng cầu thị trường là 100 tấn; tại mức giá 18 ngàn đồng/kg, lượng cầu thị trường là 40 tấn...* *\* Đặc điểm:* *- Đường cầu có hình dạng phổ biến là một đường dốc xuống về phía phải do giá cả và lượng cầu có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau (giả sử các yếu tố khác không đổi). Như vậy, đường cầu sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi "Điều gì xảy ra với lượng cầu nếu giá thay đổi còn các yếu tố khác cố định".* *- Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, đường cầu có thể là một đường dốc lên về phía trái hoặc nằm ngang hoặc thẳng đứng (quan sát hình 3).* *+ Đường cầu dốc lên về phía phải : Khi thu nhập tăng, giá của các hàng hoá tăng, cầu tăng. Hoặc do diễn biến đột xuất của thị trường như trời rét đột ngột là cho mọi người đổ xô đi mua đồ rét, nhân cơ hội đố giá cả của các hàng hoá tăng lên.* *+ Đường cầu là một đường thẳng đứng: Cầu về muối ăn, cầu về quan tài* *+ Đường cầu là một đường nằm ngang: Cầu về xăng, các mặt hàng do NN định giá* *Trong đó: Q là lượng cầu về hàng hoá X; f là dạng hàm số; P~X~ là biến số giá cả* *\* Phương trình đường cầu: Q = a~0~ - a~1~. P~X~* +-----------------------------------+-----------------------------------+ | *Trong đó: Q - Lượng cầu về hàng | | | hóa X* | | | | | | *Px - Giá cả của hàng hóa X* | | | | | | *a~0~ - Hệ số biểu thị lượng cầu | | | khi P = 0* | | | | | | *a~1~ - Hệ số biểu thị mối quan | | | hệ giữa giá cả và lượng cầu.* | | | | | | *(-) - Phản ánh quan hệ tỷ lệ | | | nghịch giữa P & Q~D~* | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ *[Ví dụ]: Viết phương trình đường cầu về sản phẩm A* *Ta có: 120 = a~0~ - 10a~1~ Suy ra a~0~ = 220 ; a~1~ = 10* *100 = a~0~ - 12a~1~ Q~D~ = 220 - 10P* *3.2.2. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển đường cầu* +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Sự vận động dọc theo đường | ***Sự dịch chuyển đường cầu*** | | cầu*** | | +===================================+===================================+ | ***-** Xảy ra khi lượng cầu thay | ***-** Xảy ra khi cầu thay đổi* | | đổi* | | | | *- Do giá cả cố định, các yếu tố | | *- Do giá cả thay đổi, các yếu tố | khác thay đổi* | | khác cố định* | | | | *- Ví dụ: Khi giá thịt tăng lên | | *- Ví dụ: Khi giá thịt tăng lên | sẽ làm cho cầu về cá tăng lên ở | | sẽ dẫn tới lượng cầu về thịt ở | mức giá đã cho* | | mỗi mức giá tăng lên* | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ ***4. Co giãn cầu theo giá*** ***Độ co giãn của cầu theo giá cho ta biết có bao nhiêu % biến đổi về lượng cầu khi giá cả hàng hoá đó thay đổi 1 %.*** Gọi co giãn của cầu theo giá là E (E - The Price Elasticity of Demand), ta có =. Hoặc (Giả định các yếu tố khác không thay đổi) *[VÝ dô]*: \+ Giảm giá quạt điện 10% làm cho lượng cầu tăng lên 20%. Vậy E = = 2 \+ Có phương trình đường cầu QD = 10 -- 2P. Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá tại P = 3. E = - 2. = - 1,5 NX: Độ co giãn của cầu theo giá cho ta thấy những quá trình trượt dọc theo đường cầu và độ co giãn của cầu theo giá thường là một số âm do đường cầu có độ dốc xuống. \+ Khi đường cung thẳng đứng và đường cầu nằm ngang, người SX sẽ chịu toàn bộ gánh nặng thuế.