Full Transcript

**CHƯƠNG II** **LÝ THUYẾT CUNG - CẦU** **I. Lý thuyết về Cầu** ***1. Khái niệm*** ***1.1. Khái niệm cầu*** ***Cầu (D - Demand) là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (giả sử các yếu tố khác không thay...

**CHƯƠNG II** **LÝ THUYẾT CUNG - CẦU** **I. Lý thuyết về Cầu** ***1. Khái niệm*** ***1.1. Khái niệm cầu*** ***Cầu (D - Demand) là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (giả sử các yếu tố khác không thay đổi).*** \- Cầu bao gồm 2 yếu tố: Khả năng mua (có tiền để thanh toán khi mua hhoá, dvụ ) và sự sẵn sàng mua (muốn mua). *[Thí dụ]* \+ ông A có trong tay 1 triệu đồng, ông A muốn mua một sản phẩm xe máy Super Dream trị giá 16,3 triệu đồng → ông A không có cầu đối với xe máy mà chỉ có nhu cầu về xe máy vì ông A sẵn sàng mua xe nhưng ông A không có khả năng mua xe \+ ông B có trong tay 2 triệu đồng, ông B muốn mua một đôi giầy trị giá 250.000đ → ông B có cầu về giầy vì ông B vừa có khả năng mua, vừa sẵn sàng mua \+ ông C có trong tay 18 triệu đồng, ông C không muốn mua giầy hoặc xe mà muốn đầu tư để kinh doanh → ông C không có cầu về giầy và xe vì ông C có khả năng mua nhưng ông C không sẵn sàng mua. Cầu khác với nhu cầu: Nhu cầu là tất cả những mong muốn và nguyện vọng của con người còn cầu chỉ là những nhu cầu có khả năng thanh toán \- ***Lượng cầu là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.*** Như vậy, cầu mô tả hành vi của người mua ở tất cả các mức giá còn lượng cầu chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với một mức giá cụ thể. Nói cách khác, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả. ***1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường*** *Giả sử có 3 cá nhân tham gia vào thị trường thịt bò với lượng cầu như sau:* ***Bảng 3.** Cầu cá nhân và cầu thị trường* *Giá 1 Kg thịt bò (1000đ)* *Cầu cá nhân (Kg)* *Cầu thị trường (Kg)* ---------------------------- -------------------- ----------------------- --------- ------- *Ông A* *Bà B* *Chị C* *280* *0,2* *0* *0,2* *0,4* *260* *0,3* *0,1* *0,4* *0,8* *250* *0,4* *0,3* *0,6* *1,3* *230* *0,5* *0,5* *0,8* *1,8* *220* *0,6* *0,7* *1* *2,3* *Cầu của từng người tiêu dùng đối với một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó gọi là cầu cá nhân. Còn cầu thị trường là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian đã cho. Nói cách khác, cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân.* **2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu** ***2.1. Giá cả của hàng hoá (P - Price of product)*** Giá cả hàng hoá có quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng cầu. Khi giá tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại ***2.2. Giá cả của các hàng hoá có liên quan (Pr -- Prices of Related product)*** Hàng hoá liên quan bao gồm: Hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung. Hàng hoá thay thế là những hàng hoá có công dụng tương tự nhau và có thể thay thế cho nhau trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn như, chè và cafê, thịt và cá, bếp than và bếp gas... Khi giá của 1 loại hàng hoá này tăng lên hoặc giảm đi thì sẽ làm cho cầu về hàng hoá thay thế với nó tăng lên hoặc giảm đi. Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá khác nhau về công dụng song khi tiêu dùng hàng hoá này bắt buộc phải tiêu dùng kèm theo hàng hoá kia. Thí dụ như, xe máy và xăng, bếp gas và gas... Khi giá của một loại hàng hoá này tăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu hàng hoá bổ sung với nó giảm hoặc tăng. ***2.3. Tâm lý, sở thích, thói quen của người tiêu dùng (Tt - Tastes and preferenes of consumer)*** Người tiêu dùng thường hướng tới những hàng hoá mà họ thích và theo họ là có ích. \+ Tâm lý : Khi có dịch cúm gà thì cầu đối với thịt gà giảm mạnh thậm chí có thể bằng 0 \+ Sở thích: ảnh hưởng đến loại sản phẩm, tính chất của sản phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn \+ Thói quen: Thực tế trên thị trường Việt Nam cho thấy, người Việt Nam chưa có thói quen dùng dầu thực vật nên cầu về dầu thực vật thấp hơn cầu về mỡ động vật. ***2.4. Thu nhập của người tiêu dùng (It - Income of consumer)*** \- Thu nhập là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu vì nó tác động trực tiếp đến quyết định mua của người tiêu dùng đối với hàng hoá thứ cấp và hàng hoá thông thường. \- Hàng hoá thứ cấp là những hàng hoá có cầu tăng khi thu nhập giảm, cầu giảm khi thu nhập tăng \- Hàng hoá thông thường là những hàng hoá có cầu tăng khi thu nhập tăng, cầu giảm khi thu nhập giảm. ***2.5. Dân số (Nt -- Number of buyers)*** Dân số càng đông thì cầu về hàng hoá và dịch vụ càng lớn. VD: Cầu về gạo của Việt Nam và Trung Quốc : Do dân số của Trung Quốc là hơn 1 tỷ trong khi dân số của Việt Nam chỉ có gần 90 triệu người nên ở mỗi mức giá, lượng cầu về gạo của Trung Quốc đều lớn hơn của Việt Nam ***2.6. Các chính sách của Chính phủ (Gt - Policies of Goverment)*** Các chính sách của chính phủ cũng có ảnh hưởng đến lượng cầu. Chẳng hạn, khi Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng sẽ làm giảm cầu và ngược lại, nếu Chính phủ trợ cấp thì sẽ làm cho cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng lên. ***2.7. Các kỳ vọng (E -Future Expectations)*** Cầu về hàng hoá và dịch vụ sẽ thay đổi theo sự mong đợi của người tiêu dùng. Với tất cả các yếu tố xác định cầu, hàm cầu có thể được biểu thị như sau Q**=** f(Px~,t~, It, Pr~,t~, Tt, Gt, Nt, E) +-----------------------------------+-----------------------------------+ | Trong đó:Q: Lượng cầu đối với | | | hàng hoá, dịch vụ | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ ***3. Biểu cầu và đường cầu*** ***3.1. Biểu cầu*** ***Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (giả sử các yếu tố khác không thay đổi).*** *Ví dụ*, có *số liệu cầu về vải thiều tại một địa phương X như sau* ***Bảng 4.** Số liệu cầu về vải thiều* Giá (ngàn đồng/kg) 10 12 14 16 18 -------------------- ----- ----- ---- ---- ---- Lượng cầu (tấn) 120 100 80 60 40 ***3.2. Đường cầu*** *3.2.1. Đường cầu* ***\*** Khái niệm:* ***Đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và mức giá.*** Khi biểu diễn bảng 4 lên đồ thị ta sẽ có đường cầu P D Đường *cầu cho biết lượng cầu đối với vải thiều ở mỗi mức giá nhất định. Chẳng hạn, tại mức giá 12 ngàn đồng/ kg, lượng cầu thị trường là 100 tấn; tại mức giá 18 ngàn đồng/kg, lượng cầu thị trường là 40 tấn...* *\* Đặc điểm:* *- Đường cầu có hình dạng phổ biến là một đường dốc xuống về phía phải do giá cả và lượng cầu có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau (giả sử các yếu tố khác không đổi). Như vậy, đường cầu sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi "Điều gì xảy ra với lượng cầu nếu giá thay đổi còn các yếu tố khác cố định".* *- Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, đường cầu có thể là một đường dốc lên về phía trái hoặc nằm ngang hoặc thẳng đứng (quan sát hình 3).* *+ Đường cầu dốc lên về phía phải : Khi thu nhập tăng, giá của các hàng hoá tăng, cầu tăng. Hoặc do diễn biến đột xuất của thị trường như trời rét đột ngột là cho mọi người đổ xô đi mua đồ rét, nhân cơ hội đố giá cả của các hàng hoá tăng lên.* *+ Đường cầu là một đường thẳng đứng: Cầu về muối ăn, cầu về quan tài* *+ Đường cầu là một đường nằm ngang: Cầu về xăng, các mặt hàng do NN định giá* *Trong đó: Q là lượng cầu về hàng hoá X; f là dạng hàm số; P~X~ là biến số giá cả* *\* Phương trình đường cầu: Q = a~0~ - a~1~. P~X~* +-----------------------------------+-----------------------------------+ | *Trong đó: Q - Lượng cầu về hàng | | | hóa X* | | | | | | *Px - Giá cả của hàng hóa X* | | | | | | *a~0~ - Hệ số biểu thị lượng cầu | | | khi P = 0* | | | | | | *a~1~ - Hệ số biểu thị mối quan | | | hệ giữa giá cả và lượng cầu.* | | | | | | *(-) - Phản ánh quan hệ tỷ lệ | | | nghịch giữa P & Q~D~* | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ *[Ví dụ]: Viết phương trình đường cầu về sản phẩm A* *Ta có: 120 = a~0~ - 10a~1~ Suy ra a~0~ = 220 ; a~1~ = 10* *100 = a~0~ - 12a~1~ Q~D~ = 220 - 10P* *3.2.2. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển đường cầu* +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Sự vận động dọc theo đường | ***Sự dịch chuyển đường cầu*** | | cầu*** | | +===================================+===================================+ | ***-** Xảy ra khi lượng cầu thay | ***-** Xảy ra khi cầu thay đổi* | | đổi* | | | | *- Do giá cả cố định, các yếu tố | | *- Do giá cả thay đổi, các yếu tố | khác thay đổi* | | khác cố định* | | | | *- Ví dụ: Khi giá thịt tăng lên | | *- Ví dụ: Khi giá thịt tăng lên | sẽ làm cho cầu về cá tăng lên ở | | sẽ dẫn tới lượng cầu về thịt ở | mức giá đã cho* | | mỗi mức giá tăng lên* | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ ***4. Co giãn cầu theo giá*** ***Độ co giãn của cầu theo giá cho ta biết có bao nhiêu % biến đổi về lượng cầu khi giá cả hàng hoá đó thay đổi 1 %.*** Gọi co giãn của cầu theo giá là E (E - The Price Elasticity of Demand), ta có =. Hoặc (Giả định các yếu tố khác không thay đổi) *[VÝ dô]*: \+ Giảm giá quạt điện 10% làm cho lượng cầu tăng lên 20%. Vậy E = = 2 \+ Có phương trình đường cầu QD = 10 -- 2P. Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá tại P = 3. E = - 2. = - 1,5 NX: Độ co giãn của cầu theo giá cho ta thấy những quá trình trượt dọc theo đường cầu và độ co giãn của cầu theo giá thường là một số âm do đường cầu có độ dốc xuống. **II. Lý thuyết về cung** ***1. Khái niệm cung*** ***- Cung (S - Supply) là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.*** *- Cung bao gồm 2 yếu tố cơ bản đó là khả năng bán (có hàng để bán) và sự sẵn sàng bán (muốn bán) của người SX hoặc người cung ứng.* *Chẳng hạn, DN A sản xuất ra 1500 SP, DN A quyết định đưa 500 SP ra thị trường bán, 1000 SP còn lại để trong kho chờ tăng giá sẽ bán? Cung của DN A là 500 (vừa có khả năng, vừa sẵn sàng bán), 1000 SP còn lại không phải là cung vì DN A có khả năng nhưng không sẵn sàng bán.* ***- Lượng cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.*** *Như vây, lượng cung mô tả hành vi của các nhà cung ứng tại một mức giá cụ thể nào đó còn cung mô tả hành vi của họ ở các mức giá khác nhau. Nói cách khác, cung là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cung và mức giá.* *- Cung cá nhân và cung thị trường. Cung của từng nhà SX là cung cá nhân. Còn cung thị trường là tổng hợp mức cung của các nhà SX.* *- [Ví dụ:] Có số liệu cung về bia của một số doanh nghiệp và thị trường như sau:* *Gía 1 cốc bia(1000đ)* *Cung cá nhân ( 1000 cốc)* *Cung thị trường (1000 cốc)* ------------------------ ---------------------------- ------------------------------ ------- *DN A* *DN B* *3* *80* *70* *150* *2.5* *60* *50* *110* *2* *40* *35* *75* *1.5* *20* *15* *35* ***2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung*** ***2.1. Giá cả hàng hoá (P - Price of product)*** Khi tất cả các yếu tố đầu vào khác giữ nguyên, cung và giá có quan hệ tỷ lệ thuận. Khi giá cả hàng hoá tăng lên sẽ có nhiều ngqười muốn cung ứng hàng hoá hơn làm cho lượng cung tăng lên. Ngược lại khi giá cả hàng hoá giảm xuống, các nhà cung ứng sẽ thu hẹp SX làm cho lượng cung giảm xuống. ***2.2. Giá cả các yếu tố đầu vào (Pi - Price of Input)*** Giá của các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm của các nhà sản xuất hoặc cung ứng. Giảm giá các yếu tố đầu vào sẽ làm cho các doanh nghiệp cung ứng nhiều sản phẩm hơn ở mỗi một mức giá. Ngược lại, giá của các yếu tố đầu vào tăng lên sẽ làm cho sản xuất kém hấp dẫn hơn và lượng hàng cung ứng bị giảm xuống. ***2.3. Công nghệ (T- Technology)*** Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí lao động trong quá trình tạo ra sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ sẽ làm cho lượng cung tăng lên vì các nhà sản xuất sẽ muốn cung ứng một số lượng lớn hơn ở mỗi mức giá. Cần phải hiểu công nghệ là bao gồm tất cả các bí quyết về phương pháp sản xuất chứ không phải chỉ có tình trạng máy móc. Chẳng hạn: Trong nông nghiệp, việc tạo ra giống cây có sức chống sâu bệnh cao là một tiến bộ công nghệ. Hay việc dự báo thời tiết đúng hơn có thể tạo điều kiện cho việc gieo trồng và thu hoạch tốt hơn cũng là một tiến bộ công nghệ... Một tiến bộ công nghệ là một sáng kiến bất kỳ cho phép tạo ra được nhiều sản phẩm hơn với cùng một lượng đầu vào như cũ. ***2.4. Số lượng các nhà sản xuất (N - Number of sellers)*** Càng có nhiều người sản xuất thì lượng cung càng lớn. ***2.5. Chính sách của Chính phủ (G - Policiess of Goverment)*** **Các chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của các nhà sản xuất từ đó ảnh hưởng đến việc cung ứng sản phẩm ra thị trường. Chẳng hạn, chính sách tăng thuế của Chính phủ sẽ làm cho phần thu nhập còn lại của nhà sản xuất ít đi và họ sẽ không muốn tiếp tục cung ứng hàng hoá đó nữa.** ***2.6. Các kỳ vọng (E -- Future expectations)*** **Đó là sự mong đợi của người sản xuất vào sự thay đổi của giá cả hàng hoá, giá cả các yếu tố sản xuất, chính sách của chính phủ, tiến bộ công nghệ...** **Với tất cả các yếu tố xác định cung, hàm cung có thể được viết như sau:** **Q= g (P~x,t~, P~it~, T~t~, G~t~, N~t~, E)** Trong đó: Q: Lượng cung đối với hàng hoá X -- -- -- -- ***3. Biểu cung, đường cung*** ***3.1. Biểu cung là gì?*** ***Biểu cung là một bảng mô tả số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.*** *Ví dụ:* Có số liệu cung về vải thiều tại địa phương X như sau: ***Bảng 5.** Số liệu cung về vải thiều* Giá (ngàn đồng/kg) 10 12 14 16 18 -------------------- ---- ---- ---- ----- ----- Lượng cung (tấn) 40 60 80 100 120 ***3.2. Đường cung*** *3.2.1. Đường cung* ***\* Khái niệm: Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và mức giá, khi tất cả các yếu tố khác giữ nguyên*** Biểu diễn bảng 5 lên đồ thị ta sẽ được đường cung. P S Đường *cung cho ta biết lượng cung đối với vải thiều ở mỗi mức giá nhất định. Chẳng hạn, tại mức giá 12 ngàn đồng/kg, lượng cung thị trường là 60 tấn; tại mức giá 18 ngàn đồng/kg, lượng cung thị trường là 120 tấn...* *\* Đặc điểm:* *- Đường cung có hình dạng phổ biến là một đường dốc lên về phía phải do người sản xuất (người bán) sẽ bán ít hàng hoá và dịch vụ hơn khi giá cả của hàng hoá dịch vụ giảm đi và ngược lại (giả sử các yếu tố khác không đổi). Như vậy, đường cung sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi " Các hãng (doanh nghiệp) sẽ bán bao nhiêu hàng hóa, dịch vụ ở các mức giá khác nhau trong khi các yếu tố khác cố định".* \- Chú ý: Trong một số trường hợp đặc biệt, đường cung cũng có thể là một đường nằm ngang hoặc thẳng đứng (Hình 6). +-----------------------------------+-----------------------------------+ | *- Đường cung nằm ngang (Cung co | *- Đường cung thẳng đứng (Cung | | giãn hoàn toàn)* | hoàn toàn không co giãn)* | | | | | *- Giá cả cố định cho dù lượng | *- Giá cả thay đổi nhưng lượng | | cung thay đổi* | cung không thay đổi* | +-----------------------------------+-----------------------------------+ *\* Hàm cung:* Mối quan hệ giữa lượng cung và mức giá là mối quan hệ hàm số có dạng: Q= g (P~X~) Trong đó: Q- Lượng cung về hàng hoá X; g - Dạng hàm số; P~X~ - Biến số giá cả Cũng như đường cầu, để đơn giản ta có thể mô tả đường cung dưới dạng một phương trình bậc nhất như sau: Q= b~0~ + b~1~. P~X~ Trong đó: Q- Lượng cung về hàng hóa X +-----------------------------------+-----------------------------------+ | P~X~ - Giá cả của hàng hoá X | | | | | | b~0~ - Hệ số biểu thị lượng cung | | | khi P = 0 | | | | | | (+) - Phản ánh quan hệ tỷ lệ | | | thuận giữa P & Q~S~ | | +-----------------------------------+-----------------------------------+ *[Ví dụ]*: Quay trở lại bảng số liệu về cung -- cầu sản phẩm A. Hãy viết phương trình đường cung về sản phẩm A *Ta có: 60 = b~0~ + 12b~1~* *100 = b~0~ + 16b~1~ Suy ra b~0~ = - 60 ; b~1~ = 10 →Q~S~ = - 60 + 10 P* ***3.2.2. Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển đường cung*** +-----------------------------------+-----------------------------------+ | ***Sự vận động dọc theo đường | ***Sự dịch chuyển đường cung*** | | cung*** | | +===================================+===================================+ | ***-*** xảy ra khi lượng cung | ***-*** xảy ra khi cung thay đổi | | thay đổi | | | | \- Do các yếu tố khác thay đổi, | | \- Do gía cả của bản thân hàng | giá cả của bản thân hàng hoá cố | | hoá thay đổi, các yếu tố khác cố | định | | định | | | | \- Ví dụ, việc lắp dặt công nghệ | | \- Ví dụ, khi giá xe máy tăng lên | mới làm cho NSLĐ tăng lên và | | sẽ làm cho lượng cung về xe máy ở | lượng cung ở một mỗi mức giá đã | | một mức giá nào đó tăng lên | cho tăng lên | +-----------------------------------+-----------------------------------+ ***4. Co giãn cung theo giá*** ***Độ co giãn của cung theo giá cho ta biết có bao nhiêu % biến đổi về lượng cung khi giá thay đổi 1%.*** Gọi E là co giãn của cung hàng hoá X theo giá (E - The Price Elasticity of Supply), ta có: =. hoặc E =. Khác với hệ số co giãn của cầu theo giá, hệ số của cung theo giá thường là một số dương vì giá cả và lượng cung có mối quan hệ tỷ lệ thuận và đường cung là một đường dốc lên. *[Ví dụ:]* + Giá sản phẩm A tăng 2% làm cho cung sản phẩm A tăng 10% khi đó độ co giãn của cung theo giá là E = = 5 \+ Có phương trình đường cung về một sản phẩm X như sau: Q~S~ = -10 + 4P. Hãy tính độ co giãn của cung theo giá tại P = 6 Tại P = 6 thì Q~S~ = 14 khi đó E = 4. = 1,7 **III. Cân bằng cung cầu** ***1. Trạng thái cân bằng*** ***1.1. Xác định điểm cân bằng dựa vào biểu cung - cầu*** Theo biểu cung - cầu thì điểm cân bằng được xác định là điểm tại đó có lượng cung bằng với lượng cầu. Khi đó sẽ xác định giá cân bằng (P~E~ -- Equilibrium Price) và sản lượng cân bằng (Q~E~ -- Equilibrium Quantity) Quay lại ví dụ về thị trường vải thiều ở địa phương X ta có bảng 6: ***Bảng 6.** Trạng thái thị trường* P(ngàn đồng/kg) 10 12 **14** 16 18 ----------------------- -------------- ----------------- ------------ ----- ----- Q~S~(Tấn) 40 60 **80** 100 120 Trạng thái thị trường Thiếu hụt TT **Cân bằng TT** Dư thừa TT Q~D~(Tấn) 120 100 **80** 60 40 Nhìn vào bảng 6 ta thấy, tại mức giá 14 ngàn đồng/kg lượng cung bằng lượng cầu và bằng 80 (tấn). Như vậy, vải thiều tại địa phương X được trao đổi với giá 14 ngàn đồng/kg và mức sản lượng trao đổi trên thị trường là 80 (Tấn). ***1.2. Xác định điểm cân bằng dựa theo đồ thị*** Trên đồ thị (hình 8), điểm cân bằng được xác định là giao điểm của đường cung và đường cầu đối với vải thiều, đó chính là điểm E. Tại điểm cân bằng E, người bán bán hết được số hàng muốn bán và tất cả người tiêu dùng muốn mua vải thiều đều mua được. Nhưng cần lưu ý rằng mức giá cân bằng không được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà nó được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán. Giá cả được hình thành một cách khách quan trên thị trường. P D S *E* 0 40 60 80 100 120 Q ***1.3Xác định điểm cân bằng bằng toán học*** Ta có Q~D~ = ao - a~1~P và Q~S~ = bo + b~1~P Do tại điểm cân bằng lượng cung bằng với lượng cầu nên ao - a~1~P = bo + b~1~P → P~E~ thay P~E~ vào 1 trong 2 PT ở trên ta được Q~E~ *[Ví dụ]*: ở trên ta đã viết được PT *Q~D~ = 220 - 10P* và PT *Q~S~ = - 60 + 10P. Vậy giá và lượng cân bằng sẽ là:* *Vì tại điểm CB Q~D~ = Q~S~ → 220 - 10P* *= - 60 + 10P* → P~E~ = 14 (ngàn đồng/Kg ) Thay PE = 14 vào 1 trong 2 phương trình đường cung, đường cầu ta được Q~E~ = 80 (T?n).**2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt thị trường** \- Sự dư thừa của thị trường là kết quả của việc lượng cung lớn hơn lượng cầu ở một mức giá nào đó. Trong thí dụ trên, trạng thái dư thừa thị trường xảy ra ở mức giá 18 ngàn đồng/kg, khi đó lượng cung là 120 tấn/tuần trong khi lượng cầu chỉ là 40 tấn/tuần. ở mức giá 16 ngàn đồng/kg tình trạng thị trường cũng xảy ra tương tự. \- Thiếu hụt thị trường là kết quả của việc lượng cầu lớn hơn lượng cung ở một mức giá nào đó.Vẫn trong ví dụ về thị trường sản phẩm A, ta thấy trạng thái thiếu hụt thị trường xảy ở mức giá 12 ngàn đồng/kg, khi đó lượng cầu là 100 tấn/tuần còn lượng cung là 60 tấn/tuần. Tình trạng tương tự như vậy cũng xảy ra khi giá của sản phẩm A giảm xuống 10 ngàn đồng/kg. Khi xuất hiện trạng thái dư thừa hay thiếu hụt thị trường, cơ chế thị trường sẽ tự điều chỉnh để giá cả giảm đi hoặc tăng lên tới điểm cân bằng. Đồng thời cả người mua và người bán sẽ thay đổi hành vi của họ để đạt tới điểm cân bằng. ***3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng*** ***3.1.Ảnh hưởng của sự dịch chuyển cầu*** *Giả sử thu nhập của người tiêu dùng giảm đi trong khi giá của thịt lợn không thay đổi. Rõ ràng người tiêu dùng không thể dành toàn bộ thu nhập của mình để mua thịt lợn và vì thế lượng thịt lợn mà người tiêu dùng sẽ mua giảm đi tại mọi mức giá làm cho đường cầu về thịt lợn dịch chuyển sang trái (D~1~ sang D~2~). Điểm cân bằng của thị trường sẽ dịch chuyển từ E~1~***sang E~2~. Kết quả là cả giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm.** **VD. Giả sử do người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu dùng làm cho lượng cầu về vải thiều giảm đi 20 tấn ở tất cả các mức giá. Khi đó giá và lượng trao đổi trên thị trường là bao nhiêu?** **Khi lượng cầu về vải thiều giảm 20 tấn ở tất cả các mức giá thì ta có Q~D1~ = Q~D~ -- 20 = 220 -- 10P -- 20 = 200 -- 10P** **Tại điểm cân bằng mới ta có Q~D1~ = Q~S~ ↔ 200 -- 10P = - 60 + 10P → P~E1~ = 13 (ng đ/kg); Q~E1~ = 70 (Tấn)** **Như vây, khi lượng cầu giảm đi 20 tấn ở tất cả các mức giá thì giá và lượng cân bằng đều giảm** ***3.2. Ảnh hưởng của sự dịch chuyển đường cung*** **Bây giờ ta lại giả định rằng giá thịt lợn vẫn không thay đổi và thu nhập của người tiêu dùng không đổi nên người tiêu dùng không thay đổi cầu về thịt lợn nhưng giá thức ăn dành cho lợn giảm đi. Khi đó việc chăn nuôi lợn sẽ trở lên có lãi hơn và người nuôi lợn sẽ mở rộng việc chăn nuôi làm cho đường cung về thịt lợn dịch chuyển sang phải (từ S~1~ sang S~2~), điểm cân bằng trên thị trường dịch chuyển từ E~1~ sang E~2~. Kết quả là giá cân bằng trên thị trường sẽ giảm còn lượng cân bằng trên thị trường thì tăng lên.** **VD. Do giá vải thiều cao nên nhiều nông dân chuyển từ trông lúa sang trồng vải thiều làm cho lượng cung về vải thiều tăng 40 tấn ở tất cả các mức giá. Khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu?** **Khi lượng cung về vải thiều tăng 40 tấn ở tất cả các mức giá thì ta có Q~S1~ = Q~S~ + 40 = - 60 + 10P + 40 = - 20 + 10P** **Tại điểm cân bằng mới ta có Q~S1~ = Q~D~ ↔ - 20 + 10P = 220 - 10P → P~E2~ = 12 (ng đ/kg); Q~E2~ = 100 (Tấn)** **Như vậy, khi lượng cung tăng 40 tấn ở tất cả các mức giá thì giá cân bằng đã giảm và lượng cân bằng tăng lên** ***3.3*. *Ảnh hưởng của sự thay đổi cả cung và cầu*** -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- **Thực tế cho thấy các nhân tố xác định cung, xác định cầu đều có thể thay đổi nên trạng thái thị trường cũng sẽ luôn có sự thay đổi. Hình 11 cho thấy khi đường cung dịch chuyển sang phải (từ S~1~ sang S~2~) và đường cầu cũng dịch chuyển sang phải (từ D~1~ sang D~2~) thì điểm cân bằng của thị trường sẽ dịch chuyển từ E~1~ sang E~2~. Khi đó giá cân bằng trên thị trường sẽ giảm (từ P~E1~ xuống P~E2~) còn lượng cân bằng trên thị trường sẽ tăng (từ Q~E1~ lên Q~E2~).** -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- **VD. Giả sử trên thị trường cả người tiêu dùng và người sản xuất đều thay đổi hành vi của mình làm cho lượng cầu tăng 15 tấn và lượng cung tăng 10 tấn ở tất cả các mức giá. Khi đó giá và lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?** **Khi lượng cầu về vải thiều tăng 15 tấn ở tất cả các mức giá thì ta có** **Q~D2~ = Q~D~ + 15 = 220 -- 10P + 15 = 235 -- 10P** **Khi lượng cung về vải thiều tăng 10 tấn ở tất cả các mức giá thì ta có :** **Q~S2~ = Q~S~ + 10 = - 60 + 10P + 10 = - 50 + 10P** **Tại điểm cân bằng mới ta có Q~S2~ = Q~D2~ ↔ - 50 + 10P = 235 - 10P → P~E3~ = 14,25 (ng đ/kg); Q~E3~ = 92,5 (Tấn)** **Như vậy, khi lượng cầu tăng 15 tấn và lượng cung tăng 10 tấn ở tất cả các mức giá thì giá cân bằng đã tăng và lượng cân bằng cũng tăng lên** **IV. Thuế và kiểm soát giá** ***1. Kiểm soát giá*** ***1.1. Giá trần (P~C~ - Ceiling of Price)*** Giá trần là mức giá cao nhất mà các mức giá cụ thể không được cao hơn. Mục đích của việc Chính phủ quy định giá trần là để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng nhằm thực hiện một số mục tiêu như khuyến khích tiêu dùng hay thực hiện một số chính sách xã hội. Thí dụ như, giá trần áp dụng cho nguyên liệu đầu vào nhằm khuyến khích phát triển SX, xây dựng các khu công nghiệp... Giá trần áp dụng cho lương thực, thực phẩm nhằm tạo điều kiện cho những người nghèo cũng có thể mua được lương thực, thực phẩm để tồn tại. Trong thí dụ trên ta thấy nếu nhà nước quy định giá trần là 12000đ/sản phẩm thì thị trường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt. Muốn cho giá trần đó có hiệu lực nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích các nhà sản xuất để tăng mức cung lên. ***1.2. Giá sàn (P~F~ - Floor of Price)*** Giá sàn là mức giá thấp nhất mà các mức giá cụ thể không được thấp hơn. Chính phủ quy định giá sàn để đảm bảo lợi ích cho người SX, đặc biệt có lợi cho nông dân khi mùa màng bội thu. Một ví dụ về giá sàn là mức tiền công tối thiểu tính theo giờ trong cả nước. Bằng cách quy định mức tiền công tối thiểu các Chính phủ muốn duy trì một mức sống tối thiểu cho người lao động. Tuy nhiên, trong thực tế, khi mức tiền công tối thiểu cao hơn mức tiền công thị trường thì sẽ nảy sinh hiện tượng dư thừa lao động và số người thất nghiệp sẽ tăng lên. ***2. Thuế và việc phân chia gánh nặng thuế*** ***2.1. Thuế*** *\* Khái niệm thuế* *Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc về tiền (đôi khi là hàng hoá hoặc dịch vụ) từ các cá nhân, tổ chức hoặc các đơn vị kinh tế cho NN* Thuế này có thể được đánh vào của cải hoặc thu nhập hoặc dưới hình thức tính thêm vào giá. Trong trường hợp thứ nhất, nó được gọi là thuế trực thu; trường hợp thứ hai, gọi là thuế gián thu. Đánh thuế là một trong những biện pháp có tính nguyên tắc mà nhờ nó Nhà nước tài trợ cho những khoản chi tiêu của mình. *\* Đặc điểm của thuế* \- Thuế là hình thức động viên mang tính chất bắt buộc trên nguyên tắc luật định. \- Thuế là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Nó vận động một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp. \- Thuế là hình thức đóng góp được quy định trước. *\* Hệ thống thuế nước ta hiện nay* Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế môn bài. Ngoài ra còn một số loại thu khác có tính chất thuế như lệ phí chước bạ, lệ phí chứng thư, lệ phí hải quan, phí giao thông, phí cầu phà, phí đường, phí bay qua bầu trời... ***2.2. Ai là người thực sự nộp thuế cho chính phủ ?*** Ai thực sự là người nộp thuế cho Chính phủ, người sản xuất (người bán) hay người tiêu dùng (người mua) và ai là người phải nộp nhiều hơn? Điều này phụ thuộc vào loại hàng hoá đánh thuế mà cụ thể là phụ thuộc vào độ co giãn của cầu, của cung theo giá. Bởi vì, khi Chính phủ đánh thuế vào sản xuất hoặc tiêu dùng đều làm cho giá cả thay đổi. Trong thí dụ ở trên giả sử Chính phủ đánh thuế 2000đ/kg bán ra thì người sản xuất phải chịu bao nhiêu? người tiêu dùng phải chịu bao nhiêu: Khi Chính phủ đánh thuế 2000đ/kg bán ra sẽ làm cho giá cung tăng một khoản đúng bằng thuế do đó P~St~ = 0,1 Q + 6 + 2 = 0,1Q + 8 trong khi P~D~ vẫn giữ nguyên và P~D~ = 22 -- 0,1Q. Lúc này giá bán trên thị trường sẽ là: Ta có 0,1Q + 8 = 22 -- 0,1Q → Q~Et~ = 70 (Tấn) và P~Et~ = 15 (ng đ/kg) Như vậy, nếu Chính phủ đánh thuế 2000đ/kg vào người sản xuất thì cả người sản xuất và người tiêu dùng đều phải chịu thuế trong đó người tiêu dùng sẽ phải chịu 1000đ/kg (vì họ đã phải mua hàng với giá 15 ngàn đồng/kg ) và người sản xuất chịu 1000đ/kg. → ∑ t~td~ = t~td~. Q~Et~ = 1. 70 = 70 (tr đồng) → ∑ t~sx~ = t~sx~. Q~Et~ = 1. 70 = 70 (tr đồng) → ∑ t~CP~ = t. Q~Et~ = ∑ t~td~ + ∑ t~sx~ = 140 (tr đồng) *Tổng quát:Khi Chính phủ đánh thuế t/sản phẩm bán ra làm cho giá cung tăng P~St~ = P~S~ + t trong khi cầu không thay đổi làm cho giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm. Lúc đó người tiêu dùng sẽ phải chịu 1 khoản là ( P~Et~ - P~E~) và người sản xuất sẽ chịu 1 khoản là t -- (P~Et~ - P~E~ )* \- Trường hợp đặc biệt (Xem hình vẽ trong GT) \+ Khi đường cầu thẳng đứng, đường cung nằm ngang, người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ gánh nặng thuế. \+ Khi đường cung thẳng đứng và đường cầu nằm ngang, người SX sẽ chịu toàn bộ gánh nặng thuế.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser