Chương 6: Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và Hội nhập Kinh tế Quốc tế của Việt Nam PDF
Document Details
Uploaded by SteadiestOganesson861
Đại học Đà Nẵng
Tags
Related
- Industrialization and Migration PDF
- Práctica 4º Año La Era Meiji, El Expansionismo de Japón PDF
- Industrialization in America (Google Slides)
- 19th Century Industrialization PDF
- SEMANA 12 Industrialización, Modernización y Globalización PDF
- International Economics: Backwardness, Modernization, and Industrialization PDF
Summary
This document covers the concept of industrialization, modernization, and integration into the global economy in Vietnam. It includes information about different industrial revolutions and their impact on the country. It provides historical background and specific details throughout the various phases of modernization.
Full Transcript
Chương 6 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1 6.1. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 6.1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa 6.1.1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp * Khái n...
Chương 6 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1 6.1. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 6.1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa 6.1.1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp * Khái niệm cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội. 2 * Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (giữa tk18 đến giữa tk 19) 3 Tiền đề của cuộc CMCN lần thứ nhất - Kinh tế hàng hóa Tây Âu phát triển mạnh ở tk 17 – 18, với sự phát triển của công trường thủ công tb. - Cuộc cách mạng tư sản Anh đã thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tạo điều kiện cho cuộc CMCN thành công. - Cuộc cách mạng trong nông nghiệp đã tạo tiền đề cho CMCN lần thứ nhất 1 ở Anh phát triển 4 Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc Thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước Những phát minh quan trọng: - Máy hơi nước James Watt - xe kéo sợi Jenny - Máy dệt vải Edmund Cartwright 5 Máy dệt vải 6 7 Máy kéo sợi 8 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Dẫn đến sự thay đổi to lớn + Nâng cao năng suất lao động về kinh tế - xã hội, văn hóa và kỷ thuật + Gia tăng của cải vật chất + Tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNTB khẳng định sự thắng lợi của nó với chế độ PK. + Làm tăng mức độ bóc lột lao động dẫn đến đối kháng ngày càng gay gắt 9 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai Nội dung cơ bản của cuộc CMCN lần thứ hai (nửa cuối tk 19 – đầu thế kỷ 20) Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao Chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa Tìm ra các nguồn năng lượng mới như: năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời... 10 Sản xuất ô tô 11 Alexander Graham Bell giới thiệu phát minh của ông 12 13 Tác động của cuộc CMCN lần thứ 2 + Nâng cao hơn nữa năng suất lao động, thúc đẩy llsx phát triển. + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại + Làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nước phát triển dẫn đến CTTG lần thứ 1 và CTTG lần thứ 2 + Đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, thúc đẩy CNTB từ cạnh tranh tự do sang độc quyền 14 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (những năm 60 đến cuối tk 20) Nội dung của cuộc CMCN lần thứ ba Sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Chuyển từ công nghiệp điện tử - cơ khí sang công nghệ số 15 Máy tính bàn 16 Máy tính bảng 17 Máy tính xách tay 18 Vai trò của cuộc cách mạng lần thứ ba + Sản xuất có những bước nhảy vọt, tạo sự kết nối rộng khắp + Sáng chế và áp dụng máy tính bảng, hoàn thiện quá trình tự động hóa, đưa tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế chuyển sang trạng thái công nghệ hoàn toàn mới + Đưa nền kinh tế từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức + Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường 19 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nội dung cơ bản của cuộc CMCN lần thứ tư Về vật lý với công nghệ nổi bật in 3D Về công nghệ số với những công nghệ nổi bật là internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo và chuỗi khối Về công nghệ sinh học với công nghệ nổi bật là gen tế bào 20 21 22 23 24 25 26 Vai trò cuộc CMCN lần thứ tư + Làm thay đổi nhận thức con người, giúp chúng ta có định hướng đúng đắn trong tương lai + Cuộc CMCN 4.0 tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. + Làm thay đổi hệ thống sản xuất, chuyển sản xuất từ tập trung sang phân cấp. + Trí tuệ nhân tạo làm thay con người trong quá trình sản xuất + Có khả năng kết nối và tạo ra mạng lưới trao đổi thông tin tất cả mọi vật + Đưa kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo + Thay đổi hoàn toàn cách con người sinh sống, làm việc và quan hệ với nhau 27 * Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất + Máy móc ra đời thay thế cho lao động chân tay, sản xuất chuyển sang quá trình tự hóa + Quá trình sản xuất con người dần ít có sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống + Sự ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất ngày càng tăng + Tạo cơ hội cho các nước kém phát triển tiếp cận được thành tựu khkt, rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước 28 + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế + Với người tiêu dùng, cuộc CMCN đã giúp cho người dân tiếp cận được những sản phẩm và dịch vụ mới với chất lượng tốt, chi phí rẻ + Tạo điều kiện cho các quốc gia kém phát triển có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với những nước phát triển 29 Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất Sự thay đổi về sở hữu tư liệu sản xuất Sự thay đổi về lĩnh vực tổ chức, quản lý Sự thay đổi trong lĩnh vực phân phối 30 Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển Với cuộc CMCN 4.0, việc điều hành nhà nước thông qua hạ tầng số và internet, cho phép người dân được tham gia rộng rãi vào việc hoạch định chính sách. Các doanh nghiệp cần phát huy các nguồn lực , mà chủ yếu là nguồn lực công nghệ, trí tuệ đổi mới, sáng tạo 31 6.1.1.2. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới Công nghiệp hoá Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Các mô hình công nghiệp hoá tiêu biểu trên thế giới - Mô hình công nghiệp hoá cổ điển Công nghiệp hoá của các nước tư bản cổ điển, mà tiêu biểu là nước Anh được thực hiện gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nổ ra vào giữa thế kỷ XVIII. Công nghiệp hoá ở nước Anh được bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ, mà trực tiếp là ngành công nghiệp dệt là ngành đòi hỏi vốn ít, thu lợi nhuận nhanh. Mô hình công nghiệp hoá kiểu Liên Xô (cũ) Con đường công nghiệp hoá theo mô hình Liên Xô (cũ) thường là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs) Chiến lược công nghiệp hoá của các nước này, thực chất là chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước, cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tiến hành công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá. 6.1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 6.1.2.1. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Một là, lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau. Hai là, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 6.1.2.2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ. Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ phát triển, đòi hỏi phải dựa trên những tiền đề trong nước, quốc tế. Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) 6.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 6.2.1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 6.2.1.1. Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triền trong điều kiện hiện nay. 6.2.1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả thành công Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. 6.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam 6.2.2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế * Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. * Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực * Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng. 6.2.2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội. Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp... 6.2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam 6.2.3.1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại Trước hết cần phải thấy rằng hội nhập kinh tế là một thực tiễn khách quan, là xu thế khách quan của thời đại, không một quốc gia nào có thể né tránh hoặc quay lưng với hội nhập. Nhận thức về hội nhập kinh tế cần phải thấy rõ cả mặt tích cực và tiêu cực vì tác động của nó là đa chiều, đa phương diện. Chủ thể tham gia hội nhập, nhà nước là một chủ thể quan trọng nhưng không phải là duy nhất. 6.2.3.2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp Cần đánh giá đúng được bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giới; tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng công nghiệp đối với các nước và cụ thể hóa đối với nước ta. Cần phải đánh giá được vai trò của tổ chức kinh tế quốc tế, các công ty xuyên quốc gia và vai trò của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và EU cũng như các điều chỉnh chính sách của họ trong vai trò chủ đạo, dẫn dắt các xu hướng liên kết kinh tế quốc tế. 6.2.3.3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực Việt nam đã thực hiện nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ. Thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN; thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC, tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM... Việt Nam triển khai đầy đủ, nghiêm túc các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là về cắt giảm thuế quan, mở cửa dịch vụ, đầu tư,... về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm theo WT0 từ năm 2014. Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các biểu thuế ưu đãi, thuế nhập khẩu đối với các FTA đã ký kết. 6.2.3.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp Đi đôi với hoàn thiện cơ chế thị trường cần đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước trên cơ sở thực hiện đúng các chức năng của nhà nước trong định hướng, tạo môi trường, hỗ trợ và giám sát hoạt động các chủ thể kinh tế. Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật pháp liên quan đến hội nhập kinh tế như: đất đai, đầu tư, thương mại, doanh nghiệp, thuế, tài chính tín dụng,... 6.2.3.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vượt qua những thách thức của thời kỳ hội nhập. 6.2.3.6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam Xây dựng thành công nền kinh tế độc lập tự chủ phải thực hiện một số biện pháp sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước. Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu, tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác. Thứ ha, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đáp ứng yêu cầu và lợi ích của đất nước trong quá trình phát triển đồng thời qua đó phát huy vai trò của Việt Nam trong quá trình hợp tác với các nước, các tổ chức khu vực và thế giới. Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, hành chính, đặc biệt là tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là những ngành có vị thế của Việt Nam. Thứ năm, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc tế.