Chương 5: Cơ Cấu Xã Hội - Giai cấp & Liên Minh Giai cấp (PDF)
Document Details
Uploaded by AdvancedEmpowerment
SIM - HCMUT
Tags
Summary
This document explores the social structure, classes, and alliances in Vietnam during its transition to socialism. It analyzes the roles of different social groups, including the working class, farmers, and intellectuals, in the nation's development. It also discusses the importance of unity and collaboration among these groups.
Full Transcript
III. Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt...
III. Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam luôn ở trạng thái biến đổi không ngừng. Sự biến đổi này tùy thuộc vào những thay đổi trong kết cấu kinh tế, thể chế chính trị, xã hội và tác động bởi các yếu tố quốc tế. - Là giai cấp lãnh đạo cách mạng; - Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; ân h n g n ô C - Giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; - Là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; - Là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. n Nông dâ Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, tư liệu sản xuất chính là đất đai n Nông dâ - Là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái; - Là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp. Đ c ứ h t í r t ội ngũ Theo Từ điển Triết học “Trí thức là tập đoàn người gồm những người làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và người làm công tác khoa học, một bộ phận lớn viên chức” (Từ điển triết học, 1986, tr. 598). Đ ân h n h n a o ội ngũ d Cuốn Từ điển tiếng Việt (xuất bản tháng 4-2007) của Trung tâm từ điển học, do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Doanh nhân được định nghĩa là “Người làm nghề kinh doanh”; đồng thời còn có từ Doanh gia, được định nghĩa là “nhà doanh nghiệp, nhà kinh doanh lớn, có tiếng tăm” (tr. 218). ủ h c u ể ti Tầng lớp - Tầng lớp này ra đời, phát triển ngày càng đông đảo và đang đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước; - Tầng lớp này còn hoạt động mạnh mẽ hơn trong điều kiện đất nước mở cửa, hội nhập. ên i n h n a h t Đội ngũ - Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; - Chăm lo, phát triển, thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. 2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam a. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đại hội XII (2016) “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo” Giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân. Chính trị Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giữ vững độc lập dân tộc và định hướng lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế Là sự hợp tác, đồng thời mở rộng liên kết hợp tác với các lực lượng khác, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân. Thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải đảm bảo kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội. Văn hoá xã hội Xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa; bảo vệ môi trường sinh thái; Xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xoá đói giảm nghèo; thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân; chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống cho nhân dân; nâng cao dân trí, thực hiện tốt an sinh xã hội. b. Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp theo hướng tích cực. Hai là, xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tác động tạo sự biến đổi tích cực cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan đến cơ cấu xã hội - giai cấp. Ba là, tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực lượng trong khối liên minh và toàn xã hội. Bốn là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các chủ thể trong khối liên minh Năm là, đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tăng cường khối liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân CÂU HỎI Làm rõ trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc góp phần củng cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.