HDSD Windows Linux PDF

Summary

Đây là hướng dẫn về việc cài đặt và quản trị các thành phần cơ bản của hệ điều hành Windows. Tài liệu đề cập đến các dịch vụ quan trọng mà hệ điều hành máy chủ Windows cung cấp, yêu cầu phần cứng cơ bản và các khái niệm quản lý máy tính chạy hệ điều hành Windows.

Full Transcript

CHƯƠNG 2. CÀI ĐẶT VÀ QUẢN TRỊ CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA WINDOWS Chương này giới thiệu các dịch vụ quan trọng được hệ điều hành máy chủ Windows cung cấp và các yêu cầu cơ bản về phần cứng với lớp các phiên bản máy chủ. Phần này giới hạn việc trình bày các yêu cầu với phiên bản Windows 20...

CHƯƠNG 2. CÀI ĐẶT VÀ QUẢN TRỊ CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA WINDOWS Chương này giới thiệu các dịch vụ quan trọng được hệ điều hành máy chủ Windows cung cấp và các yêu cầu cơ bản về phần cứng với lớp các phiên bản máy chủ. Phần này giới hạn việc trình bày các yêu cầu với phiên bản Windows 2012. Tiếp theo, các khái niệm và cách thức quản lý máy tính chạy hệ điều hành Windows cũng được nêu ra. Việc này giúp sinh viên làm quen với các khái niệm cũng như công cụ quản lý của Windows trên máy tính cục bộ gồm có các trình điều khiển thiết bị, hệ thống file, các chương trình của Windows. 2.1 Cài đặt Windows Máy chủ là thuật ngữ mô tả một máy tính mà kết hợp cả thiết bị phần cứng và phần mềm để xử lý các công việc khác nhau qua môi trường mạng. Về cơ bản máy chủ được thiết kế để cung cấp các dịch vụ và chạy các ứng dụng trong điều kiện tải nặng, thời gian dài và có khả năng chịu lỗi. Thông thường tên máy chủ sẽ gắn với hệ điều hành chạy trên phần cứng máy chủ như máy chủ Windows cho hệ điều hành Microsoft Windows hay máy chủ Linux sử dụng hệ điều hành Linux. Phần dưới đây giới thiệu quá trình lựa chọn và cài đặt cho máy chủ Micrsoft Windows với trọng tâm là bản Server 2012 và có liên hệ với bản Server 2008. 2.1.1 Các dịch vụ Vai trò hay chức năng máy chủ là công việc chủ yếu mà máy chủ sẽ thực hiện. Thực tế, máy chủ có thể đồng thời cung cấp nhiều chức năng hay dịch vụ cho người dùng cũng như là các máy tính khác trong mạng. Các chức năng phổ biến của máy chủ bao gồm: dịch vụ file, dịch vụ in ấn, dịch vụ Web, truy nhập từ xa, máy chủ thư điện tử, máy chủ cơ sở dữ liệu.... Trong thời gian vừa qua, khái niệm ảo hóa ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc. Công nghệ này cho phép nhiều hệ điều hành có thể chạy đồng thời trên cùng một máy tính vật lý. Như vậy, việc phân tách các dịch vụ sao cho việc thay đổi trên các máy ảo không ảnh hưởng tới nhau được đơn giản hóa và thuận tiện. Mặt khác, công nghệ này cho phép giảm thiểu chi phí thông qua việc chia sẻ phần cứng và tận dụng tối đa năng lực của các thiết bị. Các dịch vụ quan trọng của máy chủ Windows bao gồm: ▪ Xác thực thư mục động (Active Directory Certificate Services): Dịch vụ tạo và quản lý chứng thực khóa công khai cho hệ thống an ninh dùng công nghệ khóa công khai. ▪ Miền thư mục động (Active Directory Domain Services): Lưu thông tin về người quản trị, máy tính và các thiết bị khác trong mạng. Ngoài ra, dịch vụ này giúp người quản trị quản lý các thông tin trên an toàn và làm thuận tiện cho việc chia sẻ và phối hợp giữa các người quản trị. ▪ Liên kết thư mục động (Active Directory Federation Services): Hỗ trợ công nghệ đăng nhập một lần trên Web bằng cách liên kết hay chia sẻ một cách an toàn định danh người dùng, quyền truy nhập giữa các tổ chức với nhau. ▪ Thư mục động rút gọn (Active Directory Lightweight Directory Services): Dùng để lưu dữ liệu mà không cần dịch vụ miền thư mục động. ▪ Quản lý quyền thư mục động (Active Directory Rights Management Services): Công nghệ bảo vệ thông tin cho phép các ứng dụng bảo mật thông tin khỏi việc sử dụng trái phép. ▪ Máy chủ ứng dụng (Application Server): Cung cấp giải pháp hoàn chỉnh cho việc cài đặt và quản lý các ứng dụng doanh nghiệp phân tán:.Net, Web, Message Queuing, COM+… ▪ Quản lý DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol): Cho phép máy chủ tự động cấp phát địa chỉ Internet cho các máy tính và thiết bị dùng DHCP và tự động hóa cấu hình (địa chỉ DNS, gateway) các máy tính và thiết bị. ▪ Tên miền DNS (Domain Name System): Phương pháp tiêu chuẩn liên kết các tên và địa chỉ Internet. ▪ Dịch vụ file: Cung cấp công nghệ cho việc quản lý lưu trữ, sao lưu, tên miền, tìm kiếm nhanh và truy nhập của người quản trị. ▪ Dịch vụ ảo hóa Hyper-V: Cho phép tạo và quản lý máy ảo và tài nguyên. Trong đó, mỗi máy ảo cung cấp môi trường thực thi riêng biệt giúp chạy nhiều hệ điều hành đồng thời. ▪ Truy nhập và chính sách mạng (Network Policy and Access Services): Cho phép người dùng kết nối cục bộ hay từ xa, kết nối các mạng, cho phép quản lý truy nhập tập trung cũng như chính sách cho máy khách. ▪ In ấn tài liệu (Print and Document Services):Giúp quản trị máy in một cách tập trung và cho phép chia sẻ máy in với các người dung trong mạng. ▪ Dịch vụ đầu cuối (Terminal Services): Cho phép người dùng truy nhập các ứng dụng Windows cài trên máy chủ đầu cuối. Người dùng có thể kết nối tới máy chủ đầu cuối để chạy và sử dụng tài nguyên mạng. ▪ Web (Internet Information Services-IIS): Cho phép chia sẻ thông tin trên mạng Internet và Intranet. 2.1.2 Chuẩn bị cài đặt Việc lựa chọn phiên bản cũng như xác định yêu cầu về dịch vụ mà máy chủ cung cấp và phần cứng của máy chủ có vai trò hết sức quan trọng. Với phiên bản Windows Server 2008 việc cài đặt phức tạp do có nhiều lựa chọn như bản 32 hay 64 bit, liệu có cần giao diện đồ họa hay chỉ cần giao diện dòng lệnh (với bản Server Core). Việc thay đổi lựa chọn sẽ dẫn đến việc phải cài lại máy chủ từ đầu, thậm chí phải thay đổi phần cứng. Kể từ bản Windows Server 2008 R2, nền tảng 32 bit không còn được hỗ trợ nữa. Điều này một phần do phần lớn các phần mềm quan trọng sử dụng nền tảng 64 bit cũng như phần cứng hiện đại hỗ trợ nền tảng này. Bản Windows Server 2012 không còn hỗ trợ bộ xử lý Itanium và bỏ phiên bản Web Server so với bản Windows Server 2008 R2. Từ Windows Server 2012, Windows cung cấp các phiên bản sau: 1. Trung tâm dữ liệu (Datacenter): được thiết kế dùng cho các máy chủ mạnh và lớn với 64 bộ xử lý và có các tính năng chịu lỗi như thay nóng bộ xử lý. Phiên bản này chỉ bán thông qua nhà sản xuất thiết bị hoặc cấp phép theo khối (volume-licensing). 2. Tiêu chuẩn (Standard): chứa đựng đầy đủ các chức năng và chỉ khác phiên bản Datacenter ở số lượng máy ảo. 3. Cơ bản (Essential):so với bản tiêu chuẩn thì có chức năng lõi máy chủ ServerCore, máy ảo Hyper-V và liên kết thư mục động và tối đa là 25 người dùng. 4. Thiết yếu (Foundation): là phiên bản rút gọn hướng đến doanh nghiệp nhỏ chỉ cần các chức năng máy chủ thiết yếu như dịch vụ file hay in ấn hay ứng dụng. Yêu cầu phần cứng tối thiểu để chạy máy chủ Windows Server 2008, 2012, 2016, 2019 được mô tả trong bảng dưới đây: Bảng 2-1. Cấu hình tối thiểu Server 2008 Server 2012 Server 2016 Server 2019 Bộ xử lý 1GHz(x86)- 1.4GHz x64 1.4GHz x64 1.4 GHz 1.4GHz(x64) x64 RAM 512MB 512MB 512 MB 512 MB Ổ cứng 10GB 32GB 32 GB 32 GB Khác DVD-ROM, màn hình, bàn phím, kết nối mạng Sự khác biệt giữa các bản Windows Server còn thể hiện qua khả năng quản lý phần cứng cũng như các tính năng máy chủ như trong các bảng dưới đây. Bảng 2-2. Khả năng quản lý phần cứng và ảo hóa Server 2008 Server 2012 Server 2016 Server 2019 Bộ xử lý 64 320 512 512 Bộ nhớ vật lý 1TB 4TB 24 TB 24 TB Bộ xử lý ảo trên 512 MB 2 GB 2 GB 2 GB máy chủ Bộ xử lý trên máy 4 VPs per VM 64 VPs per 240 VPs per 240 VPs per ảo VM VM VM Bộ nhớ trên máy ảo 64GB 1TB 12TB 12 TB Số lượng các nốt 16 64 64 64 liên kết (cluster) Bảng 2-3. Các tính năng của các phiên bản Windows Server Server Server Server Server 2008 2012 2016 2019 Dịch vụ thư mục động Có Có Có Có Hỗ trợ ảo hóa thư mục động Không Có Có Có Hỗ trợ ảo hóa VDI-Virtual Desktop Có Có Có Có Infrastructure Sao lưu Hyper-V Không Có Có Có Di chuyển lưu trữ trực tiếp (live Không Có Có Có storage migration) Hạn chế IP động Không Có Có Có ServerCore Có Có Có Có Quản lý nhiều máy chủ Không Có Có Có Windows PowerShell Có Có Có Có Phần cứng ảo bổ sung nóng Hyper-V Không Không Có Có Khởi động an toàn Linux Không Không Có Có Containers Không Không Có Có Máy chủ Nano Không Không Có Có Nâng cấp Trung tâm quản trị Windows Không Không Không Có Hỗ trợ Linux Không Không Không Có Cải thiện khắc phục sự cố Không Không Không Có Cải thiện máy ảo được bảo vệ Không Không Không Có Bảo mật với mạng được xác định bằng Không Không Không Có phần mềm (SDN) Windows Defender Advanced Threat Không Không Không Có Protection (ATP) Hybrid Cloud Không Không Không Có 2.1.3 Các lựa chọn cài đặt Việc cài đặt ServerCore, giao diện người dùng sẽ ở mức tối thiểu và không còn giao diện đồ họa quen thuộc của Windows. Tuy nhiên, lựa chọn này mang lại một số ưu điểm như sử dụng phần cứng tối thiểu, giảm không gian lưu trữ, bớt việc cập nhật các mô-đun đồ họa, và giảm rủi ro lỗ hổng bảo mật. Một số tính năng quản trị và dịch vụ mạng không được hỗ trợ khi cài đặt ở chế độ này như: dịch vụ liên kết thư mục động, máy chủ fax, dịch vụ truy nhập và chính sách mạng, các dịch vụ làm việc từ xa (remote desktop) và dịch vụ cài đặt qua mạng (Windows Deployment Services). Hình 2-1. Lựa chọn chức năng cài đặt Cài đặt giao tiếp máy chủ tối thiểu (Minimal Server Interface) là giải pháp dung hòa giữa các làm việc với môi trường Windows truyền thống và giao tiếp dòng lệnh. Các phần tử giao diện được cung cấp có trình duyệt IE, các thành phần căn bản của Windows như phần vỏ (shell), màn hình làm việc, duyệt file và ứng dụng màn hình làm việc. Một số chức năng trong Control Panel được chuyển thành các ứng dụng shell như quản lý chương trình (Programs and features), quản trị giao tiếp mạng (Network and sharing center), quản trị các thiết bị, hiển thị... Để lựa chọn cài đặt giao diện tối thiểu này cần loại bỏ chức năng vỏ đồ họa máy chủ “Server Graphical Shell” như trong Hình 2-1. 2.1.4 Cài đặt sử dụng giao diện Phần này sử dụng cách cài đặt mới bản Server 2012. Về cơ bản giao diện đồ họa cung cấp đầy đủ thông tin và thao tác sử dụng chuột nên việc cài đặt tương đối dễ dàng và thuận tiện cho người dùng để hoàn tất quá trình cài đặt. Để cài đặt cần chuẩn bị đĩa khởi động DVD hay thẻ nhớ USB. Sau khi khởi động thành công, Server 2012 yêu cầu cung cấp các thông tin cơ bản như ngôn ngữ, định dạng thời gian và tiền tệ, kiểu bàn phím. Bước tiếp theo, chương trình cài đặt sẽ hiển thị lựa chọn cài đặt các phiên bản cho người quản trị như trong hình dưới đây. Người quản trị sẽ lựa chọn phiên bản phù hợp với nhu cầu của mình. Hình 2-2. Các lựa chọn phiên bản cài đặt Các bước tiếp theo, người quản trị lựa chọn kiểu nâng cấp từ hệ thống cũ hay cài mới và chấp nhận các điều khoản sử dụng của Microsoft. Khi cài mới người quản trị cần chỉ định ổ cứng và phân vùng dùng để cài đặt. Trong trường hợp đặc biệt như sử dụng ổ đĩa theo chuẩn RAID, người quản trị cần cung cấp trình điều khiển cho chương trình cài đặt thông qua chức năng nạp “Load driver”. Đến đây chương trình cài đặt sẽ thực hiện việc giải nén và chép các chương trình và đoạn mã sang thiết bị lưu trữ của máy chủ. Tùy thuộc vào cấu hình cụ thể của máy tính, quá trình này có thể mất khoảng 20 phút hay lâu hơn. Sau khi chương trình cài đặt thành công và máy tính khởi động lại, người quản trị cần cài đặt mật khẩu quản trị máy chủ. Thông thường, mật khẩu này phải đủ phức tạp: có độ dài hơn 8 ký tự, có chữ hoa, số và ký tự đặc biệt. Kết thúc đăng nhập, người quản trị sẽ thấy được màn hình khái quát cho việc quản lý máy chủ như trong hình dưới đây và có thể tiếp tục cài đặt các dịch vụ cần thiết cho mục đích sử dụng của mình. Hình 2-3. Màn hình khái quát cho quản trị máy chủ 2.2 Trình điều khiển thiết bị Do máy tính sử dụng nhiều thiết bị phần cứng khác nhau nên việc đảm bảo các thiết bị vận hành chính xác rất quan trọng. Với môi trường máy chủ, việc lựa chọn thiết bị tiêu chuẩn và hỗ trợ kỹ thuật là thiết yếu cho việc vận hành. Về cơ bản, trình điều khiển thiết bị là các chương trình kiểm soát thiết bị giúp máy tính/người dùng sử dụng được các thiết bị này. Để khai thác tối đa thiết bị, định kỳ cần cập nhật trình điều khiển từ nhà sản xuất thiết bị hoặc hệ điều hành. Để hoạt động được, mỗi thiết bị cần được đặt cấu hình để sử dụng một phần hoặc tất cả các tham số sau: ▪ Số ngắt (Interrupt Request - IRQ) ▪ Kênh truy nhập bộ nhớ trực tiếp (Direct Memory Access - DMA) ▪ Địa chỉ cổng vào/ra ▪ Dải địa chỉ ô nhớ Để đơn giản hóa và thuận tiện cho việc sử dụng máy tính Intel và Microsoft đề xuất thiết bị cắm-chạy (Plug and Play - PnP). Các thiết bị này được máy tính và hệ điều hành nhận biết, cấu hình một cách tự động và cài đặt trình điều khiển phù hợp. Hệ điều hành tự động yêu cầu cài đặt phần mềm điều khiển nếu phần mềm này không có sẵn. Các trình điều khiển được kiểm tra tính tương thích và toàn vẹn kỹ lưỡng được gọi trình điều khiển đã được xác nhận (signed driver). Để quản lý các thiết bị như tình trạng cài đặt, trạng thái các phần mềm điều khiển, người quản trị sử dụng chương trình “Device Manager” như hình dưới đây. Hình 2-4. Trình quản lý thiết bị Device Manage và hộp thoại thuộc tính thiết bị Với mỗi thiết bị người quản trị được cung cấp chức năng ▪ Thông tin chi tiết: hiện thông tin về file chương trình điều khiển, vị trí trong ổ đĩa, nhà cung cấp… ▪ Cập nhật: giúp tải về phần mềm điều khiển mới nhất. ▪ Quay lui trình điều khiển: Sử dụng lại trình điều khiển cũ khi bản cập nhật gây lỗi ▪ Cấm/cho phép: sử dụng hay không cho phép sử dụng thiết bị. ▪ Gỡ bỏ: loại bỏ phần mềm điều khiển. 2.3 Hệ thống lưu trữ “Disk Management” cung cấp giao diện đồ họa cho việc quản trị thiết bị lưu trữ. Các ổ đĩa có thể được phân chia thành các vùng lưu trữ theo kiểu truyền thống MBR (Master Boot Record) với tối đa 4 vùng hay theo kiểu mới GPT (GUID partition table) với tối đa 128 vùng. Mặt khác, phân vùng truyền thống MBR chỉ hỗ trợ kích thước tối đa cho mỗi vùng là 2TB. Điều cần chú ý để máy tính khởi động được từ phân vùng dùng GPT cần máy tính hỗ trợ cơ chế khởi động UEFI* (Unified Extensible Firmware Interface). * UEFI-Unified Extensible Firmware Interface: Giao tiếp firmware mở rộng hợp nhất. Mỗi ổ đĩa có hai dạng: cơ bản và động. Ổ đĩa cơ bản là kiểu ổ đĩa truyền thống và là kiểu mặc định khi khởi tạo hay định dạng ổ đĩa. Kiểu ổ đĩa động cung cấp các chức năng tiên tiến như có khả năng mở rộng hay thu hẹp không gian lưu trữ một cách linh hoạt, hỗ trợ các chức năng RAID* mềm. Việc thay đổi kiểu ổ đĩa được thực hiện dễ dàng thông qua giao diện đồ họa như trong hình dưới đây. Hình 2-5. Giao tiếp chuyển đổi kiểu và dạng ổ đĩa Với mỗi phân vùng (volume) có thể lựa chọn một trong các dạng sau: ▪ Ổ đơn (Simple Volume): tương ứng với 1 phân vùng đơn khi dùng đĩa cứng cơ bản. ▪ Ổ mở rộng (Spanned Volume): Ổ có thể mở rộng trên nhiều ổ đĩa cứng khác nhau. Từ hệ điều hành, người dùng chỉ thấy có 1 ổ duy nhất. ▪ Ổ phân đoạn (Striped Volume): Cung cấp RAID mềm mức 0. ▪ Ổ đúp (Mirrored Volume): Cung cấp RAID mềm mức 1. ▪ Ổ RAID 5 (RAID 5 Volume): Cung cấp RAID mềm mức 5. 2.4 Người dùng và quyền truy nhập Để sử dụng được máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows, mỗi một người dùng cần phải có tài khoản riêng còn gọi là tài khoản người dùng. Tài khoản này được sử dụng khi: ▪ Người dùng truy nhập vào mạng, ▪ Cho phép người dùng đăng nhập vào máy hay miền thư mục động. Tài khoản cho phép người dùng truy nhập vào máy tính cụ thể được gọi là tài khoản cục bộ (local account). Tài khoản này chỉ có giá trị đối với một máy tính duy nhất. Khi người dùng muốn sử dụng các tài nguyên trong mạng của một miền (domain) người dùng cần tài khoản miền (domain account). Tài khoản này được tạo trên máy chủ miền và * RAID - Redundant Array of Independent Disks: Chuỗi dự phòng các ổ đĩa độc lập được phép truy nhập vào các tài nguyên của miền. Các thông tin người dùng được lưu trong cơ sở dữ liệu miền và được sao chép tới các máy chủ miền. Để thuận tiện cho việc quản trị, Windows tạo sẵn một số tài khoản như quản trị (Administrator) và khách (Guest). Ngoài ra, các người dùng có vai trò và yêu cầu truy tương tự nhau có thể được xếp vào nhóm người dùng (User group). Điều này giúp cho việc quản trị được dễ dàng và thuận tiện. Tương tự như tài khoản người dùng, nhóm người dùng cũng phân biệt nhóm cục bộ và nhóm miền. Cụ thể như sau: ▪ Nhóm miền cục bộ (Domain local group) tương ứng với nhóm tài khoản ở bất kỳ miền nào có giá trị cục bộ. ▪ Nhóm toàn thể (Global group) chứa tài khoản người dùng và nhóm toàn thể khác áp dụng cho một miền cụ thể. ▪ Nhóm vạn năng (Universal group) áp dụng cho nhiều miền, chứa các nhóm toàn thể của các miền khác. Để đơn giản cho công việc quản trị Windows Server cung cấp các nhóm tạo sẵn: ▪ Domain Admins: dùng cho các thành viên làm nhiệm vụ quản trị. ▪ Domain Users: nhóm người dùng miền. ▪ Account Operators: thành viên nhóm có thể tạo, xóa và sửa nhóm và tài khoản người dùng. ▪ Backup Operators: Sao lưu và khôi phục máy chủ miền. ▪ Authenticated Users: người dùng hợp lệ. ▪ Everyone: bao gồm tất cả các người dùng. Để quản trị người dùng cục bộ, người dùng quản trị truy nhập “Local User and Group” của “Server manager” như trong Hình 2-6 dưới đây. “Active Directory Users and Computers” cung cấp chức năng quản lý các máy tính và người dùng trong miền. Mỗi tài khoản người dùng cần cung cấp các thông tin cơ bản sau: ▪ Tên người dùng: được dùng để định danh người sử dụng khi truy nhập vào mạng. ▪ Mật khẩu: được gán cho từng tài khoản người dùng và đảm bảo chỉ người dùng được phép mới truy nhập được vào mạng. ▪ Các thuộc tính của tài khoản người dùng như họ tên, số điện thoại, thư điện tử. Hình 2-6. Giao diện quản trị người dùng và nhóm cục bộ Với mỗi tài nguyên có kiểm soát truy nhập người dùng có thể thực hiện hay cấp các quyền tiêu biểu như sau: ▪ Toàn quyền kiểm soát (Full control) : bao gồm quyền đọc, ghi, sửa và thực thi đối tượng tài nguyên. thay đổi thuộc tính và quyền; cũng như lấy quyền sở hữu các đối tượng tài nguyên. ▪ Sửa (Modify): cho phép đọc ghi sửa và thay đổi thuộc tính đối tượng tài nguyên. ▪ Đọc (Read): Hiển thị dữ liệu, thuộc tính, chủ sở hữu và quyền của các đối tượng tài nguyên. ▪ Ghi (Write): Ghi và thêm dữ liệu vào đối tượng tài nguyên và đọc hay thay đổi các thuộc tính tài nguyên. 2.5 Chính sách nhóm Công cụ quản trị nhóm là tính năng quan trọng với Windows cho phép kiểm soát môi trường làm việc với tài khoản người dùng và máy tính. Ngoài ra, quản trị chính sách nhóm cho phép quản lý và cấu hình tập trung với hệ điều hành, ứng dụng và các cài đặt của người dùng giúp đơn giản hóa công việc quản trị. Hình 2-7. Giao diện quản trị chính sách nhóm Chính sách nhóm xây dựng dựa trên các đối tượng chính sách nhóm GPO (Group policy objects). Đây là tập hợp các hướng dẫn cấu hình mà máy tính có thể áp dụng cho miền, vị trí (site) hay ở cấp độ thấp hơn. Mặc dầu, việc áp dụng các chính sách nhóm làm thay đổi danh mục đăng ký (Registry) song việc này vẫn dễ dàng hơn nhiều so với việc sửa đổi bằng tay. Các đối tượng chính sách nhóm bao gồm các cài đặt của người dùng và máy tính. Các cài đặt có thể liên quan đến hệ thống (System settings) bao gồm cài đặt ứng dụng, màn hình làm việc và các dịch vụ hệ thống. Ngoài ra còn có thể là các cài đặt như: ▪ Cài đặt an ninh (Security settings): cài đặt an ninh mạng, miền và máy tính cục bộ. ▪ Cài đặt phần mềm (Software installation settings): Quản lý việc cài đặt phần mềm, cập nhật và gỡ bỏ. ▪ Cài đặt mã (Scripts settings): Các đoạn mã dùng khi máy tính bật và đóng, người dùng đăng nhập hay thoát. ▪ Cái đặt chuyển hướng thư mục (Folder redirection settings): Thư mục của người dùng trên mạng. Chính sách nhóm có thể sử dụng trong máy tính cụ thể và có giá trị cục bộ dùng để xây dựng các chính sách giám sát việc hoạt động của máy tính như là xác định việc lưu các sự kiện an ninh trong “Event viewer”. Mặt khác, việc xác định người dùng hay nhóm người dùng có đặc quyền gì với máy tính cũng được thiết lập thông qua chính sách nhóm. Tương tự, quản trị hệ thống có thể áp dụng các biện pháp an ninh như cấm hay cho phép các cài đặt an ninh của máy tính, cụ thể thay đổi tên của tài khoản hay truy nhập vào ổ đĩa nhất định. Hình 2-8. Giao diện gán chính sách cho việc đăng nhập/xuất 2.6 Các dịch vụ của Windows Dịch vụ là chương trình đang chạy (còn gọi là tiến trình) nhằm thực hiện chức năng hệ thống cụ thể như phục vụ việc truy nhập file, in ấn, thông báo lỗi… Thông thường, các dịch vụ hoạt động ở chế độ nền mà không cần giao diện người dùng. Việc quản trị các dịch vụ sử dụng giao diện thông qua trình Services như trong hình dưới đây. Hình 2-9. Giao diện quản trị dịch vụ và thuộc tính của dịch vụ Dịch vụ có thể được chạy theo các cách như sau: ▪ Tự động (Automatic): Tự động chạy khi hệ thống khởi động. ▪ Tự động khởi động trễ (Automatic Delayed Start): Tự động khởi động sau các dịch vụ được dán nhãn tự động khởi động xong (khoảng 2 phút). ▪ Thủ công (Manual): Người dùng hay dịch vụ phụ thuộc có thể khởi động dịch vụ. Dịch vụ kiểu này không được chạy khi hệ thống khởi động. ▪ Cấm (Disable): Ngăn chặn dịch vụ được chạy do người dùng hay hệ thống cũng như dịch vụ phụ thuộc. Các tài khoản mà dịch vụ có thể dùng để chạy gồm có: ▪ Hệ thống (Local System): Tài khoản có rất nhiều đặc quyền và truy nhập toàn bộ tài nguyên trên máy cục bộ ▪ Dịch vụ cục bộ (NT Authority\LocalService): Có đặc quyền giống như người dùng cục bộ. Khi truy nhập mạng không cần mật khẩu và phiên làm việc. ▪ Dịch vụ mạng (NT Authority\NetworkService): có cùng mức truy nhập như người dùng cục bộ. Khi sử dụng mạng giống như tài khoản cục bộ. Để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro, nên sử dụng tài khoản với quyền tối thiểu để chạy các dịch vụ. 2.7 Câu hỏi ôn tập cuối chương 1. Khái niệm về máy chủ? Các đặc điểm của máy chủ? 2. Trình bày các dịch vụ quan trọng của máy chủ Windows? 3. Trình bày đặc điểm các phiên bản của hệ điều hành Windows Server 2012? 4. Trình bày quá trình cài đặt chung của hệ điều hành Windows Server? 5. Trình bày đặc điểm của trình điều khiển thiết bị trong Windows? 6. Trình bày đặc điểm của hệ thống lưu trữ trong Windows Server? 7. Trình bày đặc diểm của quản lý người dung và quyền truy nhập trong Windows Server? 8. Trình bày đặc điểm của chính sách nhóm trong Windows Server 9. Trình bày đặc điểm cảu các dịch vụ của Windows?

Use Quizgecko on...
Browser
Browser