Christian Counseling 2 - VMN.docx

Full Transcript

Chương 2 Nhà Tư Vấn Và Sự Tư Vấn Anne là một người vợ và người mẹ ở tuổi trung niên sống trong một thành phố lớn và làm việc trong một văn phòng ở dưới phố. Cô được những đồng nghiệp của mình yêu thích, được người chủ thăng chức vài lần, và có mối quan hệ tốt với chồng con. Tại Hội Thánh và những...

Chương 2 Nhà Tư Vấn Và Sự Tư Vấn Anne là một người vợ và người mẹ ở tuổi trung niên sống trong một thành phố lớn và làm việc trong một văn phòng ở dưới phố. Cô được những đồng nghiệp của mình yêu thích, được người chủ thăng chức vài lần, và có mối quan hệ tốt với chồng con. Tại Hội Thánh và những nơi khác, người ta thấy cô là người thân thiện, có năng lực, vui vẻ, dễ gần và được yêu thích nhiều. Ít có ai ngờ rằng người không thích Anne lại chính là Anne. Lớn lên trong một gia đình nơi cô không ngừng bị chỉ trích và nhắc lại về những sai trật của mình, Anne thiếu sự tự tin nơi những khả năng Chúa đã ban cho cô, và không thể tin rằng mọi người thực sự thích cô. Nhờ sự thúc giục của chồng, Anne đến gặp một nhà tư vấn. Cô nói về những bất an trong lòng mình, nhưng nhà tư vấn dường như không lắng nghe. Ông nói với cô rằng Cơ Đốc nhân không có lý do gì để cảm thấy tốt về bản thân mình. Ông nói về sự trụy lạc của con người, khẳng định rằng con người giống như những con trùng không có giá trị bản thân, trích dẫn những câu Kinh Thánh mà ông bảo Anne phải học thuộc lòng, và cho rằng khao khát đạt được sự tự tin của cô là bằng chứng của tội lỗi, là điều mà cô nên ăn năn. Khi cô rời văn phòng của nhà tư vấn, Anne nghĩ về những lời chỉ trích của gia đình cô trong quá khứ. Thay vì giúp đỡ, nhà tư vấn đã khắc sâu thêm sự tự lên án của Anne, và khiến cô thấy mặc cảm tội lỗi vì muốn thay đổi. Đúng như bạn có thể đã đoán ra, câu chuyện của Anne không có thật, nhưng nan đề của cô rất phổ biến và sẽ được bàn đến trong một chương sau về sự mặc cảm và lòng tự trọng. Đáng buồn thay, lời mô tả của người tư vấn cho cô cũng rất phổ biến, đặc biệt là giữa vòng những người lãnh đạo Hội Thánh có ý tốt, nhưng lại xem tư vấn như là bảo người ta việc phải làm, trích dẫn Kinh Thánh, và đưa ra hướng dẫn. Đây là những người nói thay vì lắng nghe, cố gắng tìm một câu Kinh Thánh phù hợp với mọi nan đề, có khuynh hướng lên án, và thiếu lòng thương xót vốn là dấu ấn trong chức vụ của Chúa Jêsus. Việc làm một nhà tư vấn có một điều gì đó tự nó rất hấp dẫn. Rõ ràng nhiều người xem sự tư vấn như là một việc rất đẹp gồm có cho lời khuyên, chữa lành các mối quan hệ đổ vỡ, và giúp đỡ người khác giải quyết những nan đề của họ. Sự tư vấn chắc chắn có thể là công việc khiến cho rất hài lòng, nhưng hầu hết chúng ta sẽ sớm khám phá rằng đây cũng là công việc có thể rất khó khăn, làm cạn kiệt cảm xúc. Nó là công việc đòi hỏi sự tập trung và khôn ngoan cao độ, bất chấp tuổi tác, sự huấn luyện, hoặc kinh nghiệm. Những nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm hoặc không vững vàng trong vai trò tư vấn đôi lúc đưa ra những phán đoán vội vàng và cho lời khuyên giống như nhà tư vấn tưởng tượng mà Anne đã gặp. Một số đông ngày càng nhạy cảm hơn với những người đến để được tư vấn, nhưng đối với tất cả chúng tôi, thật khó khăn khi thấy quá nhiều nỗi đau đồng thời cảm thấy mình không đủ khả năng để giúp đỡ. Khi những người chúng ta tư vấn không cải thiện, vốn là điều thường xảy ra, chúng ta rất dễ đổ lỗi cho bản thân mình. Chúng ta nỗ lực nhiều hơn và tự hỏi không biết mình sai ở đâu. Khi ngày càng có nhiều người đến nhờ giúp đỡ hơn, chúng ta có khuynh hướng gia tăng những gánh nặng tư vấn của mình---đẩy chúng ta đến gần những giới hạn chịu đựng của chúng ta hơn. Đôi lúc những người được tư vấn nhắc lại những bất an hay xung đột của chính họ, và điều này có thể tác động tiêu cực đến sự ổn định hay cảm nhận về giá trị bản thân của nhà tư vấn. Chẳng có gì ngạc nhiên khi tư vấn có thể là một nghề vừa thỏa nguyện, vừa mạo hiểm. Trong chương này chúng ta sẽ bàn đến một số những hiểm họa này và xem thử có những cách nào để khiến công việc của nhà tư vấn được thỏa nguyện và thành công hơn. Những Đặc Điểm Của Nhà Tư Vấn Trong những tình huống tư vấn, những người giúp đỡ phải trả lời bốn câu hỏi: (1) Nan đề thật sự là gì? (Nan đề này có thể khác xa nan đề mà người được tư vấn trình bày.) (2) Tôi có nên thử giúp đỡ không? (3) Tôi có thể làm gì để giúp? (4) Có ai khác đủ tiêu chuẩn hơn để giúp đỡ không?[^1^](#fn1){#fnref1.footnote-ref} Điều quan trọng là những nhà tư vấn Cơ Đốc hiểu rõ những nan đề (chúng xuất hiện như thế nào và có thể giải quyết chúng ra sao), hiểu biết sự dạy dỗ của Kinh Thánh về những nan đề mà người ta mang đến cho những nhà tư vấn, và cả kinh nghiệm lẫn sự quen thuộc với những kỹ năng tư vấn. Có bằng chứng cho thấy rằng những đặc điểm cá nhân của nhà tư vấn thậm chí còn quan trọng hơn nữa trong sự giúp đỡ. Bốn mươi năm trước, những nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu những phẩm chất của nhà tư vấn hữu hiệu. Những nghiên cứu đầu tiên khám phá rằng các bệnh nhân trong nhiều bệnh viện tâm thần thường cải thiện khi những nhà tư vấn của họ bày tỏ sự nồng ấm, đồng cảm và chân thành cao độ, bất luận những kỹ thuật hoặc quan điểm lý thuyết của nhà tư vấn. Khi không có những đặc tính này, những bệnh nhân bị nặng hơn, bất luận những nhà tư vấn sử dụng các phương pháp gì.[^2^](#fn2){#fnref2.footnote-ref} Tâm lý gia Cơ Đốc Les Parrott đã làm một cuộc tham khảo chuyên sâu của vô số nghiên cứu và kết luận rằng có vài phẩm chất quan trọng quyết định hiệu quả của nhà tư vấn.[^3^](#fn3){#fnref3.footnote-ref} Không ai trong số chúng ta có dư dật những điều này, nhưng danh sách dưới đây cho phép những nhà tư vấn ý thức được điều gì có thể đang giúp họ hiệu quả cũng như điều gì mà họ có thể đang thiếu trong đời sống mình và cần được phát triển thêm. *Sức khỏe tâm lý* không có nghĩa là nhà tư vấn hoàn toàn không có những nan đề nào cả. Những nhà tư vấn hiệu quả có thể dùng cảm nhận về ý nghĩa và mục đích vốn mang lại cho họ sức mạnh bên trong để điều chỉnh những hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Những người có sức khỏe tâm lý, bao gồm cả những nhà tư vấn, đều sẵn sàng để chịu trách nhiệm về bản thân họ mà không đổ lỗi cho người khác hoặc hành xử giống như những nạn nhân thụ động. Thay vì sống trong quá khứ hoặc không ngừng mơ ước về tương lai, những người này bình an trước hiện tại và bản thân. *Sự quan tâm người khác cách chân thành* không nhất thiết mô tả điều những nhà tư vấn hiệu quả này làm, mà mô tả họ là ai. Sự quan tâm đến người khác là một phần bản chất của họ. Đó không phải là một vai trò nào đó mà họ đảm nhận. Đó là sự chân thành cá nhân cho phép người ta nhìn thấy họ là chân thật---"thứ thiệt." *Sự đồng cảm* là khả năng "cảm với" người được tư vấn và nhìn thấy thế giới như cách người đó thấy. Robert Carkhuff, người đã thực hiện phần lớn nghiên cứu sớm nhất về những đặc điểm của nhà tư vấn, đã viết rằng "không có sự thấu hiểu đồng cảm về thế giới của người được tư vấn và những khó khăn như cách người đó nhìn nhận, thì không có nền tảng để giúp đỡ."[^4^](#fn4){#fnref4.footnote-ref} *Sự nồng ấm cá nhân* mô tả những nhà tư vấn quan tâm, chú ý, chấp nhận và chân thành để ý đến những người họ tư vấn mà không sở hữu hay kiểm soát. Hầu hết chúng ta nhận biết và đáp ứng tích cực trước những người như thế. Họ có khuynh hướng cởi mở, thư giãn và không đoán xét. Nhiều người trong số họ rất thân thiện và cười nhiều. *Sự tự nhận thức* có nghĩa là những nhà tư vấn biết rõ những động cơ thật, những giới hạn, những vấn đề cá nhân, và những điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ. Những nhà tư vấn tự nhận thức luôn cam kết thường xuyên dò xét nội tâm (introspection), tăng trưởng cá nhân, và sẵn sàng thay đổi. Họ có thể gạt sang một bên mong muốn bản thân được yêu thích hay ngưỡng mộ để làm điều tốt nhất cho những người họ đang cố gắng giúp đỡ. *Ý thức về những giá trị* là cốt lõi của sự ổn định cá nhân. Những người lãnh đạo doanh nghiệp, các chính trị gia hoặc bất cứ ai thiếu những giá trị được xác định rõ ràng luôn gặp phải nguy cơ bị dao động bởi những xu hướng mới nhất hoặc bởi những người đầy thuyết phục. Các giá trị là những sự tin quyết hoặc niềm tin cốt lõi của sự hiện hữu, và chúng định hình hành vi của chúng ta. Nhà tư vấn nào đề cao sự thành công bằng mọi giá, sự giàu có, sự ca ngợi, sự tự do cá nhân, hoặc tham vọng ích kỷ thường hay để những giá trị này tác động đến việc tư vấn trừ phi người đó nhận thức được tác động tiềm tàng của chúng. Những nhà tư vấn hiệu quả đã suy nghĩ tường tận về những giá trị của họ, sống phù hợp với những giá trị này, và hiểu rõ những giá trị của họ có thể tác động đến người khác như thế nào. Những nhà tư vấn này cũng nhạy cảm với những giá trị của người khác, kể cả những giá trị của những người họ tư vấn. *Khả năng chịu đựng sự mơ hồ* (tolerance of ambiguity) là một khái niệm tâm lý có nghĩa là khả năng sống với sự không chắc chắn. Những người đến để được tư vấn thường mơ hồ về những triệu chứng hay ước muốn của họ. Nhà tư vấn giỏi có thể chấp nhận sự không chắc chắn ngay cả khi người đó đang cố gắng làm rõ và hiểu thêm về nan đề. Vì mỗi người cần tư vấn và mỗi nan đề đều là độc nhất, không có một phương pháp tiếp cận nào có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Những nhà tư vấn giỏi nhất có thể linh hoạt và làm việc với sự không chắc chắn mà không trở nên lo lắng hoặc không cần phải đứng ở vị trí kiểm soát. Những nhà tư vấn sẽ kém hiệu quả hơn khi họ thiếu nhẫn nại và cần một lối tiếp cận cố định mà họ có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Những nhà tư vấn giỏi biết rằng không có một cuốn sách công thức nào để hướng dẫn sự điều trị của họ. Lấy từ một sách giáo khoa bên ngoài (Cơ Đốc giáo), danh sách này không đề cập đến những đặc điểm thuộc linh của nhà tư vấn. Tuy nhiên, những nhà tư vấn Cơ Đốc biết rằng họ sẽ hiệu quả nhất khi họ tìm cách trở nên giống như Chúa Jêsus, phản ánh những đặc tính thuộc linh từ nơi Chúa như yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, và tự chủ (Ga-la-ti 5:22-23). Một nghiên cứu chi tiết về sự cố vấn của hai tâm lý gia Cơ Đốc ghi lại thêm ba đặc điểm tỏ ra hết sức quan trọng đối với những nhà tư vấn. Những nhà tư vấn Cơ Đốc giỏi, giống như những nhà cố vấn giỏi, cần phải bày tỏ *sự liêm chính* (có nhận thức rõ ràng về điều đúng và kiên định sống phù hợp với sự tin quyết này), *lòng can đảm*, vừa để chấp nhận những thiếu sót của một người, vừa thách thức hoặc truyền năng lực cho những người khác, và *sự quan tâm*, thể hiện mối ưu tư chân thành cho những người mình tư vấn.[^5^](#fn5){#fnref5.footnote-ref} Tính Độc Nhất Của Nhà Tư Vấn Cơ Đốc Giống như các chuyên gia trong các ngành y khoa, giáo dục, thuyết giảng, và những lĩnh vực công việc khác, những nhà tư vấn Cơ Đốc dùng những kỹ thuật do những người không tin phát triển. Hiểu biết của chúng ta về những vấn đề tư vấn và những phương cách hữu hiệu để giúp đỡ phần lớn bắt nguồn từ rất nhiều những nghiên cứu được xuất bản trong các cộng đồng thế tục. Thêm vào đó, sự tư vấn Cơ Đốc có ít nhất bốn điểm phân biệt. 1\. *Những Giả Định Độc Nhất*. Không một nhà tư vấn nào là hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi một giá trị nào, hoặc trung lập về những giả định của mình. Mỗi người chúng ta đều mang những niềm tin và quan điểm của bản thân mình vào tình huống tư vấn. Những giả định này ảnh hưởng đến phán đoán và những lời nhận xét của chúng ta dù chúng ta nhận ra hay không. Bất luận sự quan tâm rộng khắp về đời sống tâm linh, nhiều nhà tư vấn thế tục sẽ đồng ý với quan điểm của nhà phân tâm học Erich Fromm, người đã nói rằng tất cả chúng ta đều sống "trong một vũ trụ không quan tâm đến số phận của chúng ta." Quan điểm đó không có chỗ cho niềm tin nơi một Đức Chúa Trời toàn trị, đầy lòng thương xót. Không có chỗ cho sự cầu nguyện, suy ngẫm "Lời Đức Chúa Trời," trải nghiệm sự tha thứ thiêng liêng, hoặc hướng đến sự sống sau cái chết. Những giả định của Fromm đã ảnh hưởng đến các tác phẩm của ông và định hình những phương pháp tư vấn ông đề ra. Dù có những quan điểm khác nhau về thần học, hầu hết những nhà tư vấn tự gọi mình là Cơ Đốc nhân đã có (hoặc nên có) nhiều niềm tin về những đặc tính của Đức Chúa Trời, bản chất của con người, thẩm quyền của Kinh Thánh, thực tại tội lỗi, sự tha thứ của Đức Chúa Trời, và niềm hy vọng cho tương lai.[^6^](#fn6){#fnref6.footnote-ref} Ví dụ, hãy đọc bốn câu đầu tiên của sách Hê-bơ-rơ trong Kinh Thánh Tân Ước. Cuộc đời và sự tư vấn của chúng ta có khác với những đồng nghiệp thế tục của mình hay không nếu chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã phán với nhân loại và vẫn còn phán, đã tạo nên vũ trụ thông qua Con Ngài, đã ban sự tha thứ tội lỗi, và bây giờ đang giữ mọi sự lại với nhau và *dùng lời quyền năng của Ngài mà nâng đỡ muôn vật?* 2\. *Những Mục Tiêu Độc Nhất.* Tất cả những nhà tư vấn đều tìm cách giúp đỡ người khác thay đổi hành vi, thái độ, những giá trị và/hoặc quan điểm của họ. Chúng ta dạy những kỹ năng, bao gồm cả những kỹ năng xây dựng và giải quyết nan đề; khích lệ nhận biết và bày tỏ cảm xúc; sẵn sàng hỗ trợ những lúc cần; dạy về trách nhiệm; truyền đạt những ý tưởng sâu sắc; hướng dẫn khi đưa ra những quyết định; giúp người được tư vấn vận dụng những tài nguyên nội tâm và môi trường những lúc khủng hoảng; và nỗ lực để gia tăng năng lực và sự tự tin của người được tư vấn. Người Cơ Đốc đi xa hơn như thế. Không bỏ qua những ưu tư và nan đề của người được tư vấn, và không thao túng bằng bất cứ cách nào, người chăm sóc Cơ Đốc hy vọng kích thích sự tăng trưởng tâm linh nơi những người đến tìm sự giúp đỡ. Nhiều lúc chúng ta có thể khích lệ sự xưng tội và kinh nghiệm sự tha thứ thiêng liêng. Chúng ta có thể khích lệ người được tư vấn cam kết đi theo Đức Chúa Jêsus Christ và sống một đời sống phù hợp với sự dạy dỗ của Thánh Kinh thay vì sống theo những tiêu chuẩn tương đối của con người, vốn lan tràn trong xã hội của chúng ta. Vì cớ bản sắc của mình, chúng ta noi theo và phổ biến những tiêu chuẩn, giá trị, thái độ, và lối sống Cơ Đốc, ngay cả khi chúng ta làm việc trong những bối cảnh mà sự giảng đạo hay nói về tôn giáo bị cấm. Một số người sẽ lên án điều này là "mang tôn giáo vào tư vấn." Tuy nhiên, phớt lờ những vấn đề thần học và tâm linh là xây dựng sự tư vấn của chúng ta trên tôn giáo nhân bản của chủ nghĩa hiện đại, là bóp nghẹt những niềm tin của mình, và phân chia đời sống chúng ta ra thành những mảng thiêng liêng và thế tục. Thêm vào đó, việc nghiêm cấm tôn giáo trong phòng tư vấn đã phớt lờ bằng chứng càng thêm nhiều rằng dù một số người xem đời sống tâm linh và tôn giáo là nguồn gốc nỗi đau của họ, một số lớn hơn rất nhiều thấy rằng những niềm tin tâm linh của họ là nguồn gốc sức mạnh và sự đương đầu (coping).[^7^](#fn7){#fnref7.footnote-ref} Những nghiên cứu khoa học đã minh chứng rằng "tín ngưỡng ngăn cản những đứa trẻ hút thuốc, uống rượu và sử dụng" ma túy bằng cách "làm giảm tác động của sự căng thẳng" và những hoàn cảnh căng thẳng, chẳng hạn như bệnh tật hoặc cha/mẹ bị thất nghiệp. Những người trưởng thành thường xuyên đi nhà thờ có nhiều khả năng hơn để duy trì những cuộc hôn nhân hòa hợp và có những kỹ năng nuôi dạy con cái tốt hơn.[^8^](#fn8){#fnref8.footnote-ref} Nhờ đó, điều này nâng cao năng lực, sự tự điều chỉnh, sự điều chỉnh tâm lý, và thành tích học tập của các thiếu niên.[^9^](#fn9){#fnref9.footnote-ref} Những bằng chứng khác gợi ý rằng việc bàn luận về những niềm tin tôn giáo và các tài nguyên thuộc linh giúp những người được tư vấn có niềm hy vọng, ý nghĩa, và hỗ trợ hầu họ có thể đương đầu với những nan đề của mình cách tốt hơn.[^10^](#fn10){#fnref10.footnote-ref} Không một nhà tư vấn giỏi nào, dù có phải là Cơ Đốc nhân hay không, lại áp đặt những niềm tin lên những người được tư vấn. Chúng ta có nghĩa vụ đối xử cách tôn trọng với người khác và cho họ sự tự do để đưa ra những quyết định của riêng mình.[^11^](#fn11){#fnref11.footnote-ref} Tuy nhiên, những người giúp đỡ người khác cách chân thành và chân thật không hề áp đặt những niềm tin của họ và giả đò là một ai đó không phải chính họ. 3\. *Những Phương Pháp Độc Nhất*. Tất cả những kỹ thuật tư vấn có ít nhất bốn đặc điểm: (a) Họ tìm cách truyền niềm hy vọng bằng cách khơi dậy niềm tin rằng sự giúp đỡ là hoàn toàn có thể; (b) họ điều chỉnh những niềm tin sai lầm của người được tư vấn; (c) họ giúp người khác phát triển những kỹ năng để có thể sống cách đầy tràn năng lực hơn; (d) và họ giúp người khác chấp nhận bản thân là những người có giá trị. Để hoàn thành những mục tiêu này, những nhà tư vấn kiên trì sử dụng những kỹ thuật căn bản như lắng nghe, bày tỏ sự quan tâm, cố gắng thông hiểu, và ít nhất thì thỉnh thoảng cũng đưa ra sự hướng dẫn. Những nhà tư vấn Cơ Đốc hoặc không phải Cơ Đốc đều dùng nhiều những phương pháp giúp đỡ giống nhau. Tất cả những nhà tư vấn có năng lực đều tránh những kỹ thuật bị xem là vô đạo đức, nhưng người Cơ Đốc cũng tránh bất cứ phương pháp nào không phù hợp với sự dạy dỗ của Thánh Kinh. Ví dụ, những nhà tư vấn Cơ Đốc sẽ không khuyên người khác quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hoặc trước hôn nhân, dùng ngôn ngữ xúc phạm, thúc giục những người được tư vấn phát triển các giá trị chống lại Thánh Kinh, dù rằng những nhà tư vấn thế tục có thể sử dụng chúng. Những kỹ thuật khác thì thuần Cơ Đốc, và thường xuyên được sử dụng trong sự tư vấn Cơ Đốc. Những ví dụ gồm có sự cầu nguyện trong giờ tư vấn, đọc Kinh Thánh, đối chất cách nhẹ nhàng bằng những lẽ thật Cơ Đốc, hoặc khích lệ những người được tư vấn tham gia một Hội Thánh địa phương hoặc những nhóm tín nhân khác. 4\. *Sự Ban Ơn Độc Nhất*. Đặc biệt là từ lúc đầu, những nhà tư vấn thường khám phá một khoảng trống giữa sự đào tạo chính quy của họ và kinh nghiệm thực tiễn trong việc giúp đỡ người khác với một nan đề thật sự. Một khi chúng ta nhận ra sự khó khăn trong việc tư vấn, việc tự hỏi không biết chúng ta có thể thực sự làm công việc này cách có hiệu quả hay không cũng là việc bình thường. Ngay cả những nhà tư vấn có kinh nghiệm đôi lúc cũng thấy mình đối diện với những nghi ngờ và những cảm xúc không đủ năng lực về hiệu quả của họ trong sự tư vấn. Ai cũng biết rằng một số người làm nhà tư vấn tốt hơn những người khác. Điều này đặt ra một câu hỏi nền tảng quan trọng. Mỗi Cơ Đốc nhân có thể trở thành một nhà tư vấn hiệu quả hay không, hay sự tư vấn là một ân tứ dành cho một số ít các thành viên trong thân thể Đấng Christ? Theo lời Kinh Thánh, tất cả các tín nhân đều phải có sự quan tâm thương xót người khác, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các tín nhân đều có thể hoặc nên trở thành những nhà tư vấn hiệu quả. Không khó để biết liệu bạn có phải là một trong những người được ban ơn đặc biệt để làm nhà tư vấn hay không. Hãy hỏi những người biết bạn nhiều nhất xem việc chăm sóc những người khác có phải là một trong những điểm mạnh của bạn hay không. Hãy nhìn lại cuộc đời bạn và tự hỏi xem người khác có tỏ ra hướng về bạn một cách tự nhiên để nói về những nan đề của họ hay không. Bạn có nhận sự thỏa lòng cá nhân khi giúp đỡ, hỗ trợ, khích lệ, thách thức, hay hướng dẫn người khác không? Khi người ta nói chuyện với bạn, họ có thấy họ được giúp đỡ hay không? Nếu có, bạn có thể được Chúa trang bị đặc biệt để làm công việc tư vấn. Hãy tạ ơn Đức Chúa Trời vì điều này và học cách tư vấn tốt hơn. Trái lại, nếu sự tư vấn của bạn dường như không hiệu quả, có lẽ Đức Chúa Trời đã ban ơn cho bạn trong một lĩnh vực khác. Điều này không có nghĩa là mỗi người không cần phải giúp đỡ người khác, nhưng nó có thể khuyến khích bạn dồn những nỗ lực lớn của mình vào chỗ khác và chừa sự tư vấn cho những người được ơn trong lĩnh vực này. Nếu bạn là một mục sư, một người lo cho giới trẻ, hay một người nào đó mà vai trò của bạn bao gồm sự tư vấn dù bạn không cảm nhận mình có ơn đặc biệt trong lĩnh vực này thì sao? Điều này không có nghĩa là bạn nên tránh né việc tư vấn, hoặc sẽ chẳng có ai cải thiện bởi sự tư vấn của bạn. Việc thiếu ơn trong một lĩnh vực nào đó có nghĩa là bạn sẽ phải làm việc cực nhọc hơn so với người được ơn mà thôi. Điều đó cũng áp dụng cho việc diễn thuyết, giảng dạy, hoặc làm một nhà quản lý nếu đây là một phần vai trò của bạn, nhưng bạn biết rằng chúng không thuộc sở trường của mình. Hãy nỗ lực hết mình và cố gắng tập trung vào những điểm mạnh của bạn, và để những người khác lo về những lĩnh vực mà bạn yếu hơn. Rõ ràng chúng ta là một phần trong Hội Thánh, chúng ta cần lẫn nhau, và sự tư vấn là một phần---nhưng chỉ là một phần---của một Hội Thánh lành mạnh. Trong hoặc ngoài Hội Thánh, nhiều người được giúp đỡ bởi sự tư vấn, nhưng chúng ta cũng giúp bằng sự truyền giáo, giảng dạy, hành động xã hội, hướng dẫn thờ phượng, và những khía cạnh khác của mục vụ. Động Lực Của Nhà Tư Vấn Vì sao bạn muốn tư vấn?[^12^](#fn12){#fnref12.footnote-ref} Lượng giá những động cơ của bản thân chúng ta là điều luôn luôn khó khăn. Có lẽ điều này đặc biệt đúng khi chúng ta xem xét những lý do lựa chọn nghề tư vấn. Một khao khát chân thành nhằm giúp đỡ người khác là một lý do phù hợp để trở thành nhà tư vấn. Một lý do phù hợp khác là bằng chứng khách quan cho thấy sự tư vấn của bạn thực sự có một tác động tích cực trên những người khác, rằng người ta tự động tìm đến bạn để nói về những nan đề của họ, hoặc bạn thấy rằng việc giúp đỡ người khác sẽ khiến cá nhân bạn được thỏa nguyện. Nhưng cũng có những vấn đề khác, đôi khi không nhận ra được, là những điều có thể đang hướng bạn đến sự tư vấn. Một số những điều này có thể ngăn trở hiệu quả tư vấn của bạn thay vì giúp bạn tư vấn tốt hơn. Khi bạn tư vấn chủ yếu là để đáp ứng những nhu cầu cá nhân của bạn, thì hầu như bạn không thể giúp đỡ những người được bạn tư vấn. Hãy suy xét những điều sau đây: 1\. *Nhu Cầu Về Các Mối Quan Hệ*. Mọi người đều cần sự gần gũi và mối liên hệ thân thiết với ít nhất hai hoặc ba người khác. Đối với một số người được tư vấn, nhà tư vấn sẽ là người bạn tốt nhất của họ, ít nữa là tạm thời. Nhưng giả sử nhà tư vấn không có những người bạn thân ngoài những người mà mình tư vấn. Trong những trường hợp như vậy, nhu cầu của nhà tư vấn về một mối quan hệ sẽ làm mất tính khách quan và có thể ngăn trở nỗ lực giúp đỡ. Nếu bạn để ý rằng bạn đang tìm kiếm những cơ hội để kéo dài sự tư vấn, gọi điện cho người mình tư vấn giữa các buổi gặp, hoặc gặp nhau xã giao, rất có thể mối quan hệ này đang đáp ứng những nhu cầu của bạn về tình bạn tương đương với (hoặc nhiều hơn) việc giúp đỡ người được tư vấn. Đến điểm này, mối liên hệ giữa nhà tư vấn và người được tư vấn không còn là mối quan hệ giúp đỡ hữu ích nữa. Nếu bạn là nhà tư vấn chuyên nghiệp, vượt qua ranh giới này là điều vô đạo đức, và việc tư vấn chính thức phải dừng lại. Thông thường, điều ích lợi cho cả hai bên là giới thiệu người được tư vấn này cho một nhà tư vấn khác. Giúp đỡ cho bạn bè không hẳn là điều xấu, nhưng bạn bè thường không phải lúc nào cũng là những nhà tư vấn tốt nhất, và tình bạn bắt nguồn từ sự tư vấn là điều nên tránh, ít nhất là cho tới khi sự tư vấn chấm dứt. 2\. *Nhu Cầu Kiểm Soát*. Nhà tư vấn độc đoán thích "uốn thẳng" những người khác, đưa ra lời khuyên (ngay cả khi không được yêu cầu), và đóng vai trò "người giải quyết nan đề." Một số người được tư vấn lệ thuộc (dependent) có thể muốn điều này, nhưng rốt cuộc thì hầu hết mọi người đều chống lại hoặc phẫn nộ trước những nhà tư vấn có khuynh hướng kiểm soát vì họ tỏ ra kẻ cả và không thực sự giúp được gì. Khi những người được tư vấn được bảo phải làm gì, họ có thể nhầm lẫn giữa quan điểm của nhà tư vấn Cơ Đốc với ý muốn của Đức Chúa Trời. Một số thấy mặc cảm tội lỗi và kém cỏi nếu họ không làm theo lời khuyên mà họ đã nghe. Những người được tư vấn khó mà trưởng thành về phương diện tâm linh hay cảm xúc nếu họ không thể đưa ra quyết định mà không cần sự giúp đỡ của một nhà tư vấn. Nhà tư vấn và người được tư vấn cần phải làm việc với nhau như một đội, trong đó nhà tư vấn đóng vai trò huấn luyện viên---giáo viên với mục tiêu cuối cùng là rút khỏi sân chơi. 3\. *Nhu Cầu Giải Cứu*. Người giải cứu thường có khao khát giúp đỡ chân thành, nhưng loại nhà tư vấn này gánh trách nhiệm cho người được tư vấn bằng cách bày tỏ thái độ rằng, "Bạn không thể giải quyết chuyện này; hãy để tôi làm cho bạn." Điều này có thể thỏa mãn cho người được tư vấn trong một khoảng thời gian, nhưng hiếm khi giúp ích về lâu dài. Khi kỹ thuật giải cứu thất bại (như điều thường xảy ra), nhà tư vấn có thể cảm thấy bị khước từ, không được đánh giá cao, không thích đáng, đôi khi thấy mặc cảm tội lỗi, tổn thương, và hết sức nản lòng. 4\. *Nhu Cầu Thông Tin*. Khi mô tả những nan đề của mình, những người được tư vấn thường đưa ra những mẩu thông tin lý thú mà trong hoàn cảnh khác có thể họ không chia sẻ. Khi một nhà tư vấn tò mò quá mức, đặc biệt là về hành vi tình dục hoặc hành vi cá nhân khác, người này rơi vào trường hợp đáp ứng những nhu cầu của nhà tư vấn thay vì những nhu cầu của người được tư vấn. Đôi lúc những mẩu thông tin này trở thành đề tài nói hành, hiếm khi được giữ kín. Những nhà tư vấn tò mò quá mức có nguy cơ vướng vào hành vi vô đạo đức. Hiếm khi nào họ giúp ích được điều gì, và cuối cùng thì người ta cũng không nhờ họ giúp đỡ nữa. 5\. *Nhu Cầu Được Khẳng Định Và Chấp Nhận.* Những người được tư vấn thường nói cách tích cực về những nhà tư vấn của họ, đặc biệt là khi sự tư vấn diễn ra tốt đẹp. Một số nhà tư vấn, bao gồm những người cảm thấy bất an hoặc thiếu năng lực, đói khát sự khẳng định và sự bày tỏ lòng biết ơn hoặc lời khen. Cái "nhu cầu được yêu thích" này tác động đến mọi điều mà nhà tư vấn nói hoặc làm, thường ngăn trở bất cứ sự tư vấn can thiệp (counseling interventions) nào có thể giúp người được tư vấn, nhưng có thể tạo ra sự phản đối hoặc kháng cự. 6\. *Nhu Cầu Chữa Lành Cá Nhân*. Hầu hết chúng ta đều có những nhu cầu và những sự bất an kín giấu, là điều có thể cản trở việc giúp đỡ người khác của chúng ta. Đây là một lý do vì sao các trường cao học về tư vấn thường đòi hỏi các sinh viên phải đi tư vấn trước khi họ bắt đầu giúp những người khác. Các buổi tư vấn có khả năng sẽ không hiệu quả nếu nhà tư vấn sử dụng những người được tư vấn để đáp ứng những nhu cầu cá nhân của mình. Những điều này gồm có nhu cầu của nhà tư vấn để thao túng người khác, chuộc lại một lỗi lầm nào đó, làm hài lòng một nhân vật có thẩm quyền, giải quyết những xung đột giới tính, bày tỏ sự thù nghịch, hoặc chứng minh rằng người đó có năng lực tri thức, trưởng thành thuộc linh, và tâm lý ổn định. Sử dụng những người được tư vấn để đáp ứng những nhu cầu của bạn hoặc giúp chữa lành những vấn đề trong chính đời sống bạn là điều vừa vô đạo đức, vừa không công bằng. Đôi khi mỗi nhà tư vấn (gồm cả một số người đã có kinh nghiệm) sẽ cảm nhận được những khuynh hướng này, nhưng điều quan trọng là những nhu cầu cá nhân cần phải được giải quyết tách biệt khỏi công việc của chúng ta với những người được tư vấn. Khi người ta đến để được tư vấn, họ mạo hiểm chia sẻ thông tin cá nhân và đặt mình dưới sự chăm sóc của nhà tư vấn. Nhà tư vấn sẽ xúc phạm lòng tin này và làm giảm tính hiệu quả nếu mối quan hệ giúp đỡ này được dùng chủ yếu là để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của người giúp đỡ. Những Sai Lầm Của Nhà Tư Vấn Ít có điều gì trong cuộc sống này là chắc chắn, nhưng điều này thì chắc chắn: là một nhà tư vấn, bạn sẽ phạm nhiều sai lầm. Bạn chẳng cần mất nhiều thời gian để viết ra một danh sách những sai lầm của mình, nhưng dưới đây là một số lĩnh vực mà nhà tư vấn thất bại, đặc biệt là từ ban đầu. *Nhà tư vấn trò chuyện thay vì tư vấn.* Trò chuyện là một cử chỉ thân mật bao gồm sự chia sẻ lẫn nhau. Tư vấn là một cuộc trò chuyện xoay quanh nan đề, hướng đến mục tiêu, tập trung chủ yếu vào những nhu cầu của chỉ một người---đó là người được tư vấn. Toàn bộ sự tư vấn bao gồm những cuộc trò chuyện định kỳ, nhưng khi chủ yếu chỉ có trò chuyện và nó bị kéo dài, thì sẽ làm giảm hiệu quả của sự tư vấn. Nếu bạn quá nghiêng về việc trò chuyện thân mật, hãy hỏi xem bạn có đang cố tránh né đối diện với những vấn đề của người được tư vấn hay không. Kế đến hãy hỏi bản thân bạn xem lý do là gì. *Nhà tư vấn bắt đầu giải quyết nan đề quá sớm*. Những người bận rộn, chạy theo mục tiêu có thể thiếu nhẫn nại. Là những người được tư vấn, họ muốn câu trả lời ngay lập tức, và nhanh chóng giảm các triệu chứng. Đến lượt những nhà tư vấn, họ nóng lòng muốn giúp đỡ, thế nên họ bắt đầu đưa ra lời khuyên và những câu trả lời quá nhanh. Hậu quả là không có đủ thời gian lắng nghe, làm rõ các vấn đề, và suy tư về điều mà người được tư vấn đang cố nói ra. Đôi lúc những nhà tư vấn tiếp cận sự tư vấn cách nhẹ nhàng, chậm rãi hơn, nhưng họ có thể trở nên nản lòng và lo lắng khi họ không thấy tiến bộ ngay lập tức. Đúng là những nhà tư vấn không nên lãng phí thời gian, nhưng việc tư vấn cũng không thể vội được. Những nan đề thường phải mất nhiều thời gian để phát triển, và sẽ không thực tế khi cho rằng chúng sẽ nhanh chóng biến mất và chỉ biến mất nhờ những sự can thiệp của nhà tư vấn. Những thay đổi tức thì có thể xảy ra, nhưng rất là hiếm. Khi tốc độ tư vấn chậm rãi và thư giãn, nhà tư vấn ít có khuynh hướng đưa ra những nhận xét vội vàng, và người được tư vấn có khả năng cảm nhận được sự hỗ trợ, thấu hiểu, và sự quan tâm nghiêm túc của nhà tư vấn. Trong hầu hết các trường hợp, những người được tư vấn cần thì giờ để từ bỏ những lối tư duy hoặc hành vi cũ của họ, và thay thế chúng bằng những điều mới và tốt hơn. *Nhà tư vấn trở thành người tra hỏi*. Khi bị hỏi dồn dập quá nhiều câu hỏi, những người được tư vấn thường cảm thấy bị hiểu lầm. Họ cũng có thể cho rằng khi hỏi xong, nhà tư vấn sẽ có chẩn đoán và giải pháp giống như một người thợ máy hỏi một loạt câu hỏi về chiếc xe đang bị trục trặc của bạn. Sẽ ích lợi hơn nếu đặt ra ít câu hỏi hơn, dùng những câu hỏi khuyến khích người được tư vấn nói. Hãy để thời gian yên lặng trong khi người được tư vấn suy nghĩ hầu đưa ra một bức tranh hoàn thiện hơn về các vấn đề. *Nhà tư vấn thiếu tôn trọng hoặc có thành kiến.* Một số nhà tư vấn (không phải những người giỏi hơn) nhanh chóng phân loại người khác. Chẳng hạn, nhà tư vấn có thể cho rằng người được tư vấn là một "Cơ Đốc nhân xác thịt," một "chàng độc thân vô tư," hoặc thuộc loại "lãnh đạm." Kế đến người ta bị xếp vào nhiều loại khác nhau, và bị cho về với những lượng giá vội vã, sự đối chất chóng vánh, những tuyên bố nặng thành kiến, hoặc lời khuyên thiếu nhạy cảm và cứng nhắc. Không một ai thích bị đối xử cách thiếu tôn trọng như vậy, và không ai thích bị phân loại như thế và bị biến thành chủ đề của thành kiến. Hiếm có ai thấy mình được giúp đỡ bởi những nhà tư vấn đoán xét hoặc không lắng nghe cách đồng cảm và tôn trọng. Đức Chúa Jêsus hoàn toàn hiểu người khác. Thậm chí hôm nay Ngài cũng hiểu những cảm xúc và yếu đuối của chúng ta. Ngài không bao giờ xem nhẹ các nan đề hoặc bỏ qua tội lỗi, nhưng Ngài hiểu tội nhân và luôn luôn tỏ lòng nhân từ và tôn trọng những người sẵn sàng học hỏi, ăn năn, và thay đổi hành vi của họ, giống như người đàn bà bên giếng nước. *Nhà tư vấn bị cuốn hút quá mức (overly involved) về phương diện cảm xúc.* Ranh giới giữa việc quan tâm và bị cuốn hút quá mức đến không thể giúp được rất là mong manh. Điều này đặc biệt đúng khi người được tư vấn bị bối rối sâu sắc, hoặc đang đối diện một nan đề tương tự như những tranh chiến của cá nhân nhà tư vấn. Sự gắn bó quá mức về phương diện cảm xúc (emotional overinvolvement) có thể khiến nhà tư vấn mất đi sự khách quan, và điều này sẽ làm giảm hiệu quả tư vấn. Ở một mức độ nào đó, những người đầy lòng trắc ẩn không thể tránh khỏi sự gắn bó cảm xúc (emotional involvement), nhưng nhà tư vấn Cơ Đốc có thể chống lại khuynh hướng này bằng cách xem việc tư vấn như là một mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp rõ ràng phải bị giới hạn về độ dài hoặc số lượng các cuộc hẹn. Những giới hạn này là nhằm giữ cho nhà tư vấn khách quan đủ để có thể giúp đỡ người khác. *Nhà tư vấn tỏ ra xa cách và giả tạo*. Điều này có thể không đúng đối với bạn, nhưng đôi lúc những nhà tư vấn tự đặt cho mình gánh nặng với niềm tin rằng phải làm đúng mọi chuyện. Họ làm việc với giả định rằng những nhà tư vấn giỏi luôn nói những lời phù hợp, tránh những sai lầm, hoặc chứng tỏ rằng họ có tri thức và kỹ năng để giải quyết bất cứ trường hợp tư vấn nào. Thường thì những nhà tư vấn này do dự khi thừa nhận những điểm yếu hoặc những lỗ hổng kiến thức của mình. Họ quá lo lắng để tỏ ra chuyên nghiệp và thành công đến độ họ có vẻ giả tạo và xa cách. Người được tư vấn sẽ thấy thật khó, hay có lẽ là không thể, để thư giãn và chia sẻ cách thành thật với nhà tư vấn nào tạo ấn tượng xa cách hoặc "có tất cả rồi." Trong lịch sử của thế giới này, chỉ có một nhà tư vấn từng đạt mức hoàn hảo, không bao giờ phạm sai lầm, và luôn luôn nói đúng những điều cần thiết. Là môn đồ của Ngài, chúng ta cần phải thả lỏng, thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều phạm sai lầm, thôi trốn đằng sau vai trò chuyên môn của mình, và tin cậy rằng Ngài sẽ ban cho chúng ta những lời cần nói, và sự khôn ngoan để tư vấn cho người khác cách hiệu quả. *Nhà tư vấn phòng thủ*. Có lúc hầu hết những nhà tư vấn cảm thấy bị đe dọa trong lúc tư vấn. Khả năng lắng nghe cách đồng cảm bị ngăn trở khi chúng ta bị chỉ trích cách không công bằng, nhận biết rằng chúng ta đang không giúp ích gì cả, bị quấy rầy bởi mặc cảm tội lỗi, hoặc lo sợ sẽ bị người được tư vấn hãm hại. Khi những lời đe dọa như thế này xuất hiện, bạn nên tự hỏi mình tại sao. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy thảo luận chuyện này với một người bạn hoặc một đồng nghiệp tư vấn. Chúng ta càng biết nhiều hơn và càng chấp nhận bản thân mình, thì càng ít có khả năng chúng ta bị những người mình tư vấn đe dọa. Nhà tư vấn cần phải duy trì thái độ thận trọng nếu muốn tránh những sai lầm mà chúng ta đang bàn đến. Là những người giúp đỡ Cơ Đốc, chúng ta tôn kính Đức Chúa Trời bằng cách làm công việc tốt nhất có thể. Hãy xin lỗi khi bạn phạm sai lầm, và dùng những sai lầm của mình như những bài học và những bước cải thiện chính mình. Những sai lầm và sự nhầm lẫn về vai trò không phải là những thảm họa không thể đảo ngược. Mối quan hệ tốt với những người được tư vấn có thể khỏa lấp vô số những sai lầm trong tư vấn, nhưng bạn không nên dùng điều này để bào chữa cho sự tư vấn cẩu thả và thiếu năng lực. Khi bạn phạm sai lầm hoặc rơi vào những vai trò tư vấn không lành mạnh, hãy xin lỗi, và nếu cần, hãy tái cấu trúc lại mối quan hệ. Bạn có thể nói với người được tư vấn bạn dự định thay đổi như thế nào (ví dụ như đặt ra những giờ tư vấn chắc chắn hơn; từ chối bỏ hết mọi chuyện khác khi người được tư vấn gọi đến; nhẫn nại hơn; hoặc ít ra chỉ thị hơn). Sự tái cấu trúc này luôn hữu ích vì nó gồm có việc thừa nhận một thất bại hoặc lấy lại một điều gì đó đã được trao ban. Nếu không, hậu quả sẽ là sự bối rối về vai trò thêm nghiêm trọng, và sự tư vấn không hiệu quả. Sự Thương Tổn Của Nhà Tư Vấn Sự tư vấn sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu chúng ta có thể cho rằng những ai cần tư vấn cũng muốn được giúp đỡ, chân thật và đáng tin cậy, và sẽ tham gia hoàn toàn vào tiến trình tư vấn. Dĩ nhiên điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Một số người được tư vấn ý thức hoặc không ý thức rằng mình có mong muốn thao túng, vô hiệu hóa các dữ kiện, hoặc không hợp tác. Đây là một phát hiện khó khăn cho nhà tư vấn nào muốn giúp đỡ và thấy thỏa lòng cũng như thích thú khi người khác thay đổi. Làm việc với những người phản kháng và không hợp tác lúc nào cũng khó cả. Khi đồng ý giúp đỡ, chúng ta đang mở lòng mình ra trước khả năng có những tranh giành quyền lực, sự bóc lột, và thất bại. Có vài cách người ta có thể làm cho nhà tư vấn thất vọng, và tăng mức tổn thương của người đó lên. 1\. *Sự* Thao *Túng*. Một số người là bậc thầy trong việc làm cho được điều họ muốn bằng cách điều khiển những người khác. Có câu chuyện kể rằng một nhà tư vấn trẻ tuổi bất an muốn được hữu dụng. Không muốn bị dán nhãn là "nhà tư vấn trước đây, người chẳng thèm quan tâm," nhà tư vấn mới quyết tâm chìu chuộng. Các buổi tư vấn kéo dài ra và trở nên thường xuyên hơn. Không lâu sau đó, nhà tư vấn thấy mình gọi điện thoại, lo việc vặt, cho mượn ít tiền, thậm chí đi mua sắm cho người được tư vấn, là người không ngừng tỏ lòng biết ơn nhưng cứ đòi hỏi thêm cách hết sức thê lương. Nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm này nhanh chóng phát hiện ra rằng *những nhà tư vấn bị thao túng hiếm khi nào là những nhà tư vấn hữu ích*. Những người cố gắng thao túng những nhà tư vấn của họ thường làm việc này cách tinh tế và rất giỏi; đối với họ, sự thao túng trở thành một lối sống. Nhà tư vấn phải thách thức những mánh khóe này, không để cho chúng điều khiển mình, và dạy những cách thỏa mãn hơn để liên hệ với người khác. Vì sự thao túng có thể rất êm ái và tinh vi, nhà tư vấn khôn ngoan không ngừng đặt ra câu hỏi: "Tôi có đang bị thao túng không?" "Tôi có đang đi quá những trách nhiệm của mình trong vai trò nhà tư vấn hay không?" "Có bằng chứng nào cho thấy rằng tôi đang thiếu khách quan, hoặc bị ép phải nói hoặc làm những điều có thể không khôn ngoan không?" Ngay cả những nhà tư vấn có kinh nghiệm cũng có thể không thấy được rằng họ đang bị thao túng, cho nên những nhà tư vấn thường có các đồng nghiệp chuyên môn, hoặc những người bạn có thể giúp họ thấy điều họ không thấy ở chính mình. Nếu bạn tự hỏi người được tư vấn thực sự muốn gì, điều đó cũng rất hữu ích. Đôi lúc người ta nhờ giúp đỡ với một nan đề, nhưng điều họ thực sự muốn là sự chú ý và thời gian của bạn, được bạn tán thành về một hành vi tội lỗi hoặc có hại nào đó, hoặc sự ủng hộ của bạn như một đồng minh trong một xung đột gia đình hoặc một xung đột nào khác. Đôi lúc người ta đến vì họ hy vọng rằng những người phối ngẫu, các thành viên gia đình, hoặc những người chủ đang lo lắng sẽ ngừng than phiền về hành vi của họ nếu họ đang được tư vấn. Khi bạn nghi rằng người mình đang tư vấn có động cơ giả tạo này, hoặc cảm nhận rằng bạn đang bị thao túng, hãy nhẹ nhàng nêu mối bận tâm của bạn với người được tư vấn, biết trước rằng ý đó sẽ bị bác bỏ, nhưng sau đó hãy cấu trúc sự tư vấn sao cho có thể ngăn ngừa sự thao túng hoặc bóc lột trong tương lai. Đừng cho rằng tất cả những người được tư vấn đều là những người thao túng. Những người thực lòng muốn được giúp đỡ ít có khả năng thao túng, giữ bí mật, không thành thật, hoặc đòi hỏi khắt khe. 2\. *Sự Vướng Mắc Cảm Xúc (Emotional Engtanglements). Sự chuyển dịch ngược* (countertransference) là một thuật ngữ kỹ thuật mà Freud đề ra trước tiên. Điều này diễn ra khi người được tư vấn nhắc bạn nhớ đến một ai đó từng có ảnh hưởng trong cuộc đời bạn. Nếu người được tư vấn nhắc bạn nhớ đến con trai, cha, hoặc một người chủ cũ chẳng hạn, bạn có thể mất đi sự khách quan và đối xử với người được tư vấn theo cách mà nó sẽ không xảy ra nếu không có sự tương đồng này. Nếu bạn không thích người sếp cũ của mình, bạn có thể vô thức chuyển cái không thích đó lên khách hàng của mình là người trông giống người sếp đó. Sự vướng mắc cảm xúc xảy ra khi những nhu cầu hoặc nhận thức của riêng nhà tư vấn cản trở mối liên hệ trị liệu. Đây chính là lúc những buổi tư vấn có thể biến thành chỗ giải quyết những nan đề của nhà tư vấn. Khi điều này xảy ra, những người được tư vấn không nhận được sự giúp đỡ họ cần. Trên thực tế, bạn có thể bị cám dỗ đưa ra những tuyên bố hoặc hành động mà sau này bạn sẽ hối hận. Ví dụ, giả sử bạn bắt đầu có tình cảm hoặc ham muốn tình dục đối với người mình tư vấn, bạn bị cám dỗ để bao phủ và bảo vệ một hoặc nhiều người đang được bạn tư vấn, hoặc bạn mơ tưởng đến một người được tư vấn nào đó giữa các buổi gặp gỡ, bạn cần được những người mình tư vấn chấp nhận và phê chuẩn, hoặc bạn cảm thấy gần gũi với một người mình tư vấn đến độ bạn không thể phân biệt những cảm xúc của riêng mình với cảm xúc của khách hàng của bạn. Có thể bạn tìm ra nhiều cách để tránh những người được bạn tư vấn mà bạn không thích, nhưng lại dành thêm thì giờ và những buổi gặp mặt dài hơn với những người mà bạn thích. Tất cả những điều này có thể là dấu hiệu cho thấy rằng những nhu cầu và nan đề của riêng bạn đang xâm nhập vào công việc của bạn trong cương vị một nhà tư vấn. Nếu được huấn luyện cách hiệu quả, những nhà tư vấn ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự chuyển dịch ngược và những vướng mắc cảm xúc khác, nhưng đôi lúc chúng xuất hiện trong tất cả chúng ta. Bước đầu tiên để tránh sự vướng mắc và tổn thương là nhìn biết những nguy cơ và khả năng của sự gắn bó cảm xúc với một số người được tư vấn. Thảo luận với một người bạn sâu sắc hoặc một nhà tư vấn khác cũng có thể rất hữu ích. Người này có thể giúp bạn nhìn rõ mọi thứ, và giúp bạn thấy những vấn đề trong chính đời sống của mình, là những điều có thể ngăn trở một số những hoạt động giúp đỡ người khác của bạn. 3\. *Sự Kháng Cự*. Người ta thường đến tìm kiếm sự giúp đỡ vì họ muốn được thoát khỏi những triệu chứng hoặc những hoàn cảnh đau đớn của mình. Khi họ phát hiện ra rằng sự thay đổi lâu dài và sự giải thoát có thể đòi hỏi thời gian, nỗ lực, và sự đau đớn nhiều hơn nữa, họ kháng cự sự tư vấn. Ngạc nhiên là có những lúc người ta thấy đau khổ về những nan đề của mình, nhưng họ lại không sẵn lòng thay đổi vì những nan đề của họ mang lại những lợi ích mà họ không thực sự muốn từ bỏ. Những lợi ích này có thể bao gồm sự chú ý và đồng cảm từ những người khác, trợ cấp thất nghiệp, giảm bớt trách nhiệm, hoặc những sự hài lòng tinh tế hơn, chẳng hạn như sự trừng phạt bản thân vì làm sai hoặc cơ hội gây khó khăn cho những người khác. Vì sự tư vấn thành công sẽ làm mất đi những lợi ích này, người được tư vấn không hợp tác. Rồi cũng có những người cảm thấy mình có quyền lực và thành tích khi làm rối những nỗ lực của người khác, kể cả những nhà tư vấn của họ. Ở cấp độ tiềm thức, những người này có thể thuyết phục bản thân họ rằng, "Chẳng ai giúp được mình đâu---nhưng người tư vấn nào thất bại với mình thì cũng chẳng giỏi giang gì." Thế nên nhà tư vấn tiếp tục tư vấn, người được tư vấn giả đò hợp tác, và không có điều gì thay đổi cả. Sự tư vấn rất có khả năng xuyên thấu đời sống của một người, nên khi tiến trình này bắt đầu, những cơ chế tự vệ tâm lý của người được tư vấn có thể bị đe dọa. Điều này có thể dẫn đến sự lo lắng, tức giận, và kháng cự khi đối diện với những sự thật về bản thân, là điều có thể vừa đau đớn vừa không thuận lợi. Nếu sự kháng cự và không hợp tác cứ kéo dài, có thể cần phải dùng đến sự tư vấn tỉ mỉ và cẩn thận hơn. Tuy nhiên, khi người được tư vấn tương đối thích nghi tốt, sự kháng cự có thể mang ra thảo luận nhẹ nhàng và cởi mở. Hãy cho người được tư vấn biết rằng không ai có thể bị ép để thay đổi. Suy cho cùng, người đó (không phải nhà tư vấn) phải chịu trách nhiệm về sự cải thiện hoặc thiếu cải thiện. Nhà tư vấn tạo một mối quan hệ có cấu trúc và an toàn, tránh rơi vào thế phòng thủ, và nhìn nhận rằng cuối cùng thì hiệu quả của một người trong vai trò một nhà tư vấn (và một con người) không nhất thiết tỉ lệ thuận với tốc độ cải thiện của những người được tư vấn. Cũng hãy nhìn biết rằng dù sự kháng cự thường đến từ người được tư vấn nhất, có những lúc nan đề lại nằm ở những nhà tư vấn thiếu nhạy cảm, hoặc ra chỉ thị quá mức, là những người có lời nói và hành động làm tổn hại đến mối quan hệ tin cậy vốn rất cần thiết cho sự tư vấn thành công. Những nhà tư vấn có thể cảnh giác trước những nan đề tiềm tàng khi họ hỏi bản thân (và lẫn nhau) những câu hỏi dưới đây:[^13^](#fn13){#fnref13.footnote-ref} Tại sao tôi nói rằng đây là người tốt nhất (hoặc tệ nhất) mà tôi từng tư vấn? Có lý do gì đằng sau việc tôi hoặc người tôi tư vấn luôn luôn trễ giờ không? Có lý do gì đằng sau việc tôi hoặc người tôi tư vấn muốn thêm (hoặc bớt) lượng thời gian mà chúng tôi đã thỏa thuận với nhau trước không? Tôi có phản ứng thái quá trước những tuyên ngôn mà người được tư vấn này đưa ra không? Những lý do khiến tôi thấy chán khi tôi ở với người này là gì? Sự chán chường này là vì cớ người được tư vấn, tôi, hay cả hai chúng tôi? Vì sao lúc nào tôi cũng bất đồng (hoặc đồng ý) với người mình đang tư vấn? Tôi thấy mình muốn chấm dứt mối quan hệ này hoặc muốn duy trì nó, ngay cả khi nên chấm dứt nó? Tôi có bắt đầu cảm thấy quá nhiều gắn bó cảm xúc hoặc thông cảm với người được tư vấn hay không? Tôi có thường xuyên nghĩ về người được tư vấn này giữa những buổi gặp gỡ, mơ tưởng về người đó suốt ngày, hoặc tỏ sự quan tâm khác thường nơi người này hoặc nan đề hay không? Nếu có, việc đó nói lên điều gì về tôi? 4\. *Bản Năng Tình Dục*. Bất cứ khi nào hai người làm việc gần gũi với nhau vì một mục tiêu chung, những cảm xúc thân thiết và nồng ấm thường xuất hiện giữa họ. Khi những người này có bối cảnh xuất thân tương tự, và nhất là khi họ khác giới, những cảm xúc nồng ấm thường có yếu tố tình dục trong đó. Điều này bao gồm sự thu hút tình dục, và đôi khi là những câu nói hoặc hành vi gợi tình không phù hợp giữa nhà tư vấn và người được tư vấn. Bản năng tình dục không phù hợp này cũng có thể xuất hiện dưới hình thức quấy rối và ngược đãi tình dục bắt nguồn từ quyền lực của nhà tư vấn trong mối quan hệ và ảnh hưởng tư vấn trên những người được tư vấn dễ bị thương tổn hơn. Bản năng tình dục và hành vi tình dục của nhà tư vấn sẽ được bàn đến chi tiết hơn trong một chương sau. Tình Trạng Cháy Sạch (Burnout) Của Nhà Tư Vấn Các sinh viên tư vấn đôi khi cho rằng việc giúp đỡ người khác sẽ mang lại sự thỏa nguyện cả đời và sự mãn nguyện trong công việc. Tuy nhiên, theo thời gian, hầu hết chúng ta phát hiện ra rằng tư vấn có thể là một công việc nặng nhọc. Nhiều người được tư vấn không cải thiện, và sự dính líu đến những nan đề và nỗi thống khổ của những người khác là điều rút cạn năng lực tâm lý, thể chất, và đôi khi cả thuộc linh nữa. Tất cả những điều này góp phần vào sự mất dần lý tưởng, năng lượng, và mục đích, còn được gọi là *tình trạng cháy sạch* (kiệt quệ). Đầu tiên, tình trạng cháy sạch là một từ chỉ áp dụng cho những người ở trong các ngành nghề giúp đỡ (helping professions), nơi mà đòi hỏi thì cao còn phần thưởng thì có thể ít. Ngày nay, tình trạng cháy sạch được áp dụng rộng hơn cho bất cứ ai ở trong bất cứ ngành nghề nào, những người bắt đầu với nhiều kỳ vọng và sự nhiệt tình cao để rồi trải qua "sự kiệt quệ về thể chất, tình cảm, và tinh thần do những nguyện vọng cao đến phi thực tế và những mục tiêu hão huyền, bất khả thi."[^14^](#fn14){#fnref14.footnote-ref} Những người này gồm có các vận động viên, những người biểu diễn, các giám đốc điều hành doanh nghiệp, các chuyên gia, và nhiều người khác (kể cả những người viết sách), mà công việc của họ đầy áp lực, đe dọa lòng tự trọng của họ, và/hoặc không còn thỏa mãn về phương diện tâm lý nữa.[^15^](#fn15){#fnref15.footnote-ref} Thường thì tình trạng cháy sạch diễn ra trong những người cầu toàn, là những người có lý tưởng, hết mình vì công việc, ít nói "không," và có khuynh hướng là những người nghiện công việc, ngay cả khi họ có thể không thừa nhận điều đó. Đôi lúc tình trạng cháy sạch diễn ra trong cả một nhóm người, chẳng hạn như đội ngũ nhân viên mục vụ, một nhóm những nhà tư vấn, hoặc đội ngũ nhân viên trong bệnh viện nơi những đòi hỏi cao đến độ hiệu suất bị tổn hại, và các thành viên nhóm thiếu năng lượng hoặc khả năng để tập trung tốt nhất vào công việc của họ. Giống như những cá nhân bị kiệt quệ, cả nhóm thể hiện ba đặc điểm phổ biến nhất của tình trạng cháy sạch: (1) *kiệt quệ cảm xúc*, cảm xúc của cả nhóm bị choáng ngợp bởi gánh nặng công việc; (2) *sự giải thể nhân cách* (depersonalization),[^16^](#fn16){#fnref16.footnote-ref} đây là một thuật ngữ tâm lý quan trọng với hàm ý rằng về phương diện cảm xúc, những người kiệt quệ rút lui khỏi công việc và những người muốn được phục vụ; và (3) *suy giảm cảm xúc về thành tựu* (reduced feelings of accomplishment), là điều khiến các cá nhân hoặc các nhóm cảm thấy họ không còn mang lại những đóng góp tích cực cho người khác. Những người được tư vấn hoặc những người mà chúng ta phục vụ không phải lúc nào cũng nhận ra nhà tư vấn đang bị kiệt quệ, mặc dù nhiều người cuối cùng rồi cũng cảm nhận khoảng cách về cảm xúc.[^17^](#fn17){#fnref17.footnote-ref} Tình trạng cháy sạch có khuynh hướng kéo theo những cảm xúc như vô dụng, bất lực, mệt mỏi, yếm thế, lãnh đạm, cáu kỉnh, và thất vọng. Những nhà tư vấn tin nơi tầm quan trọng của sự nồng ấm, chân thành, và đồng cảm trở nên những người giúp đỡ lạnh lùng, xa cách, không thông cảm, tách rời, kiệt quệ. Trong nỗ lực tinh vi và đôi khi vô ý thức hòng bảo vệ bản thân, các chuyên gia đeo vào một tấm giáp dày đến độ không ai có thể xuyên thủng được. Những triệu chứng này không chỉ giới hạn giữa vòng những nhà tư vấn, hoặc những người đang hành nghề y, và tình trạng cháy sạch cũng không giới hạn trong bất cứ khu vực nào của thế giới. Ví dụ, những người làm công tác cứu trợ cũng trải nghiệm tình trạng cháy sạch bất cứ nơi nào họ làm việc.[^18^](#fn18){#fnref18.footnote-ref} Để tránh tình trạng cháy sạch, trước hết chúng ta cần sức mạnh thuộc linh đến từ sự cầu nguyện, thờ phượng, suy gẫm Kinh Thánh, và những kỷ luật thuộc linh thường xuyên. Thứ hai, chúng ta cần sự hỗ trợ từ những người khác, là những người chấp nhận chúng ta là ai thay vì những điều chúng ta làm. Mỗi người trong chúng ta đều cần ít nhất một người yêu thương và thông cảm, là người mà chúng ta có thể khóc với họ, người biết những yếu đuối của chúng ta, nhưng có thể tin cậy rằng họ sẽ không dùng điều này để chống lại chúng ta. Thứ ba, mỗi chúng ta cần phải không ngừng lượng giá động cơ thành đạt sâu xa của mình. Chúng ta cần phải nhắc nhở bản thân, hoặc nhờ một ai đó nhắc chúng ta, rằng giá trị cá nhân đến từ Đức Chúa Trời chứ không phải từ khả năng thành công, đem lại kết quả, và giúp đỡ những người khác cách kiên trì. Chúng ta phải thành thật thừa nhận với chính mình rằng "Chúng ta không thể làm mọi sự, nên chúng ta sẽ làm những điều mình có thể với khoảng thời gian mình có." Thứ tư, chúng ta cần thì giờ nghỉ ngơi---những kỳ nghỉ đều đặn, không tiếp xúc với những người đòi hỏi, lịch làm việc, điện thoại di động, và điện thư. Chúa Jêsus dành thì giờ ở riêng, và những môn đồ của Ngài cũng phải như vậy nếu chúng ta muốn tiếp tục là những người giúp đỡ hiệu quả và đầy năng lực. Thứ năm, việc cải thiện những kỹ năng mục vụ sẽ giúp ích nhiều, hãy học cách quản trị xung đột, hoặc tư vấn tốt hơn để có thể nói "không" ngay cả khi chúng ta thấy mình muốn nói "ừ" hơn. Cuối cùng, chúng ta có thể chia sẻ gánh nặng bằng cách khích lệ và huấn luyện những người khác trở thành những nhân sự tư vấn nhạy cảm, những người mang gánh nặng, và những người giúp đỡ người khác. Người lãnh đạo Hội Thánh hoặc một nhà tư vấn Cơ Đốc luôn cố gắng giúp đỡ mọi người sẽ rơi vào tình trạng không hiệu quả nếu không phải là tình trạng cháy sạch. Nếu bạn có sự hài hước về cuộc sống, và không quá nghiêm khắc với bản thân, thì điều đó cũng giúp được nhiều. Nếu bạn là một người giúp đỡ đang cảm thấy kiệt quệ, hãy cố gắng đi xa càng sớm càng tốt, ít nữa là trong một khoảng thời gian ngắn để lượng giá lại. Trước mặt Chúa, hãy xét xem bạn có thể áp dụng những gợi ý liệt kê ở các đoạn văn trên như thế nào. Những điều này có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho bạn, và thêm sự thư giãn cũng như hoàn nguyện vào cuộc đời bạn như thế nào? Nếu bạn có gia đình, hãy hỏi ý của người phối ngẫu mình, người đang sống với tình trạng cháy sạch của bạn, và có thể cũng đang cảm thấy kiệt quệ nữa. Những người làm việc với người khác hoặc có những công việc đòi hỏi cao cần phải tìm được sự quân bình trong những hoạt động của họ. Họ cần thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, tương tác với người khác cách thân mật, và cười đùa. Nếu không, cuộc sống sẽ trở nên chán ngắt, lặp lại, và u ám. Điều này chẳng dễ chịu chút nào đối với nhà tư vấn, hoặc những người xung quanh. Và chắc chắn nó chẳng giúp ích gì cho việc cải thiện khả năng giúp đỡ những người được tư vấn đương đầu với mọi căng thẳng trong cuộc sống hiện đại. Những Nhà Tư Vấn Của Nhà Tư Vấn Không phải lúc nào cũng có thể, đặc biệt là trong những trường nhỏ, nhưng những chương trình huấn luyện tư vấn tốt nhất đòi hỏi các sinh viên phải có liệu pháp tâm lý và sự giám sát cá nhân khi họ tư vấn với những khách hàng thật sự, cùng với những kinh nghiệm khác vốn được thiết kế để gia tăng sự tự nhận thức và loại bỏ những rào cản cảm xúc, tâm lý, và tâm linh làm ngăn trở sự hiệu quả của tư vấn. Những sự rèn luyện này rất hữu dụng và được đánh giá cao, nhưng thường thì chúng bỏ qua nguồn sức mạnh và khôn ngoan sẵn có cho những nhà tư vấn Cơ Đốc---Đức Thánh Linh là Đấng dẫn dắt và ngự trong đời sống của mỗi tín nhân. Các Cơ Đốc nhân có thể bị cuốn hút quá nhiều vào những lý thuyết và chuyên môn tư vấn đến độ họ quên mất nguồn cội của mọi sự giúp đỡ---chính là Chúa. Xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời luôn vận hành thông qua con người. Trong Hội Thánh đầu tiên, các tín nhân dốc đổ chính họ cho nhau, ăn với nhau, và chia sẻ điều họ có "với lòng vui vẻ, chân thành" (Công Vụ 2:42-47). Đức Chúa Trời thường giúp con cái Ngài, kể cả những nhà tư vấn, thông qua những người khác, là những người chúng ta có thể chia sẻ, xác nhận quan điểm, thư giãn, cầu nguyện, và đôi khi khóc than. Không có sự hỗ trợ, khích lệ, và những quan điểm của những người mình tin cậy, công việc của nhà tư vấn sẽ trở nên khó khăn hơn và kém hiệu quả. Thường thì hai hoặc ba nhà tư vấn có thể gặp nhau thường xuyên để đọc Kinh Thánh, khích lệ, và cầu nguyện cho nhau. Nếu bạn thiếu mối quan hệ như vậy, hãy xin Chúa giúp bạn tìm được một hoặc hai người đồng nghiệp mà bạn có thể chia sẻ. Nhiều năm trước đây, một nhóm những nhà tư vấn được hỏi là họ muốn dành phần đời còn lại của mình để làm gì nếu họ có phương tiện tài chánh để làm bất cứ điều gì họ muốn. Trong hơn một trăm nhà tư vấn được khảo sát, chỉ có ba người nói rằng họ sẽ dành trọn đời mình để làm công việc tư vấn, và trong số những người này, có một người muốn làm việc tư vấn lúc rảnh rỗi.[^19^](#fn19){#fnref19.footnote-ref} Không có lý do gì để tin rằng những nhà tư vấn ngày nay có thể sẽ kiên trì hơn. Việc tư vấn không hề dễ dàng, ngay cả những lúc nó có thể làm chúng ta mãn nguyện. Nếu bạn nhớ điều này trong trí, mục vụ giúp đỡ người khác của bạn sẽ khiến bạn thỏa lòng hơn, và bạn sẽ có thể trở thành nhà tư vấn Cơ Đốc hữu hiệu hơn. Chúa Jêsus Là Nhà Tư Vấn Chúa Jêsus là gương mẫu tốt nhất mà chúng ta có về một "nhà tư vấn hiệu quả tuyệt vời," Người có nhân cách, tri thức, và những kỹ năng cho phép Ngài giúp đỡ bất cứ ai cần được giúp đỡ. Trong nỗ lực phân tích sự tư vấn của Chúa Jêsus, chúng ta phải nhận ra rằng dù có ý thức hay không, mỗi người trong chúng ta đều có thể có khuynh hướng nhìn chức vụ của Chúa Jêsus theo những cách có thể củng cố những quan điểm của chúng ta về cách người khác được giúp đỡ. Ví dụ, nhà tư vấn chỉ thị---đối đầu (directive-confrontational) nhận thấy rằng có nhiều lúc Chúa Jêsus đối đầu. Nhà tư vấn gián tiếp, "xem khách hàng là trung tâm," lại thấy có sự hỗ trợ cho phương pháp này trong những ví dụ khác trong mục vụ giúp đỡ của Đấng Christ. Dĩ nhiên, điều chắc chắn hơn đó là khẳng định rằng Đức Chúa Jêsus đã sử dụng một loạt những kỹ thuật tư vấn khác nhau, tùy theo tình huống, bản chất của người được tư vấn, và nan đề cụ thể. Có nhiều lúc Ngài lắng nghe người khác cách cẩn thận mà không đưa ra nhiều hướng dẫn công khai; vào những dịp khác, Ngài dạy dỗ cách rất quyết đoán. Ngài trao sự khích lệ và hỗ trợ, nhưng Ngài cũng đương đầu và thách thức. Ngài chấp nhận những người phạm tội và có nhu cầu, nhưng Ngài cũng đòi hỏi sự ăn năn, vâng phục, và hành động. Rồi có những lúc Ngài giúp đỡ bằng cách kể một câu chuyện với một lời răn dạy. Tuy nhiên, nền tảng cho phong cách giúp đỡ của Chúa Jêsus chính là nhân cách của Ngài. Trong sự dạy dỗ, chăm sóc, và tư vấn của Ngài, Ngài bày tỏ những đặc tính, thái độ, và giá trị khiến Ngài trở nên hiệu quả trong vai trò một người giúp đỡ người khác, và là gương mẫu cho chúng ta. Chúa Jêsus hoàn toàn thành thật, thương xót cách sâu xa, hết sức nhạy cảm, và trưởng thành thuộc linh mọi lúc Ngài tiếp xúc với người khác. Ngài cam kết phục vụ Cha Thiên Thượng và con người (theo thứ tự đó), được chuẩn bị cho công việc của Ngài qua những lần thường xuyên cầu nguyện và chiêm nghiệm, hiểu biết Kinh Thánh rất sâu sắc, và tìm cách giúp đỡ những người có nhu cầu và chạy đến với Ngài, nhờ đó họ tìm được sự bình an, hy vọng, và an ninh tối hậu (Giăng 14). Chúa Jêsus thường giúp đỡ người khác qua những bài giảng, nhưng Ngài cũng tranh luận với những người hoài nghi, thách thức nhiều cá nhân, chữa lành cho người bệnh, nói chuyện với những người có nhu cầu, khích lệ những người ngã lòng, và làm gương về một đời sống tin kính. Trong tiếp xúc của Ngài với người khác, Ngài chia sẻ những ví dụ lấy ra từ những hoàn cảnh thực tế trong cuộc sống, và Ngài không ngừng tìm cách khuyến khích người khác suy nghĩ cũng như hành động theo những nguyên tắc thiên thượng. Rõ ràng, Ngài tin rằng một số người cần có người giúp đỡ biết cảm thông, lắng nghe, yên ủi, và thảo luận trước khi họ có thể học được từ sự đối chất, thách thức, đưa ra lời khuyên, hoặc giảng dạy trước công chúng. Theo Kinh Thánh, các Cơ Đốc nhân phải dạy *mọi điều* mà Đấng Christ đã truyền lệnh và dạy dỗ (Ma-thi-ơ 28:20). Chắc chắn điều này bao gồm sự dạy dỗ của Ngài về Đức Chúa Trời, thẩm quyền, sự cứu rỗi, sự tăng trưởng tâm linh, sự cầu nguyện, Hội Thánh, tương lai, các thiên sứ, ma quỷ, và bản chất con người. Nhưng Chúa Jêsus cũng dạy dỗ về hôn nhân, các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự vâng phục, mối liên hệ giữa các chủng tộc, sự chăm sóc người nghèo, và sự tự do cho cả phụ nữ lẫn nam giới. Ngài dạy về những vấn đề cá nhân như tình dục, sự lo lắng, nỗi sợ hãi, sự cô đơn, nghi ngờ, kiêu ngạo, tội lỗi, và sự ngã lòng. Đây là tất cả những vấn đề mà con người thời nay mang đến cho những nhà tư vấn. Khi Chúa Jêsus đối diện với người khác, Ngài thường lắng nghe những người đặt câu hỏi và chấp nhận họ trước khi khích lệ họ suy nghĩ và hành động khác đi. Nhiều lúc Ngài bảo người khác điều phải làm, nhưng Ngài cũng dùng sự chất vấn đầy kỹ năng và được sự hướng dẫn từ trời để giúp các cá nhân giải quyết những nan đề của họ. Nan đề nghi ngờ của Thô-ma được giải quyết khi Chúa Jêsus trưng ra bằng chứng; Phi-e-rơ học hỏi từ sự phản tỉnh (cùng với Chúa Jêsus) về những sai lầm trong quá khứ; Ma-ry người Bê-tha-ni đã học bằng cách lắng nghe; và Giu-đa đã học bởi kinh nghiệm đau đớn. Việc dạy mọi điều Đấng Christ đã dạy bao gồm sự giáo huấn về giáo lý, nhưng nó cũng bao gồm việc giúp đỡ những người khác hòa thuận hơn với Đức Chúa Trời, với nhau, và với chính họ. Đây là những vấn đề mà hầu như ai cũng quan tâm. Một số người học hỏi từ những bài thuyết trình, những bài giảng, hoặc sách vở; những người khác học từ sự nghiên cứu Kinh Thánh cá nhân, hoặc từ sự thảo luận; nhiều người học từ sự lắng nghe hoặc kể chuyện; hầu hết chúng ta học hỏi từ kinh nghiệm; thường người ta học hỏi từ sự tư vấn chính thức hoặc không chính thức; và có lẽ tất cả chúng ta đều đã học hỏi từ sự kết hợp của những phương pháp này. Cốt lõi của sự giúp đỡ Cơ Đốc thật sự, dù là riêng tư hay công cộng, là sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh, là Đấng mà Đức Chúa Jêsus đã gọi là "Đấng Yên Ủi" (Giăng 14:16, 26; 15:26; 13:7). Sự hiện hiện và ảnh hưởng của Ngài khiến việc tư vấn Cơ Đốc trở nên thực sự độc nhất. Chính Ngài đã đưa ra những đặc điểm của nhà tư vấn hiệu quả nhất: yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, và tự chủ (Ga-la-ti 5:22-23). Ngài là Đấng Yên Ủi, hay Đấng Giúp Đỡ, là Đấng dạy dỗ "mọi điều," nhắc nhở chúng ta về những lời nói của Đấng Christ, cáo trách con người về tội lỗi, và dẫn dắt chúng ta vào mọi lẽ thật (Giăng 14:16, 26; 16:7-15). Khi công việc của nhà tư vấn tạo ra những lo lắng và bối rối, họ có thể trút đổ những điều này cho Chúa, là Đấng đã hứa sẽ nâng đỡ và giúp đỡ (Thi Thiên 55:22; 1 Phi-e-rơ 5:7). Thông qua sự cầu nguyện, suy ngẫm Kinh Thánh, thường xuyên xưng tội, và quyết tâm cam kết mỗi ngày theo Đấng Christ, nhà tư vấn---thầy giáo trở thành một công cụ qua đó Đức Thánh Linh có thể vận hành để yên ủi, giúp đỡ, dạy dỗ, cáo trách, hoặc hướng dẫn một người khác. Đây phải là mục tiêu của mọi tín nhân (mục sư hoặc nhân sự, nhà tư vấn chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp): được Đức Thánh Linh sử dụng để đụng chạm đến nhiều cuộc đời, biến đổi họ, và đưa những người khác đến sự trưởng thành cả về phương diện tâm linh lẫn tâm lý.[^20^](#fn20){#fnref20.footnote-ref} Những Điểm Chính Cho Những Nhà Tư vấn Bận Rộn Sự tư vấn có thể là công việc vừa làm cho thỏa nguyện, vừa khó khăn. Những nhà tư vấn hiệu quả nhất thể hiện nhiều đặc tính mà tất cả đều có thể phát triển được. Những đặc tính của nhà tư vấn gồm có: Sức khỏe tâm lý và sự ổn định. Sự quan tâm chân thành đến người khác. Sự đồng cảm, tức là khả năng "cảm với" những người được tư vấn. Sự nồng ấm cá nhân. Sự tự nhận thức. Khả năng chịu đựng sự mơ hồ, nghĩa là khả năng sống với những điều không chắc chắn. Sự nhận thức về các giá trị của một người. Sự liêm chính, can đảm, và khả năng chăm sóc chân thành. Những nhà tư vấn Cơ Đốc có: Những giả định độc nhất. Những mục tiêu độc nhất. Những phương pháp độc nhất. Sự ban ơn độc nhất. Có nhiều lý do phù hợp để tư vấn, nhưng hãy thận trọng về những nhu cầu cá nhân làm thỏa mãn nhà tư vấn, nhưng lại có tiềm năng gây hại cho sự tư vấn. Những nhu cầu của nhà tư vấn này gồm có: Nhu cầu về các mối quan hệ. Nhu cầu kiểm soát. Nhu cầu giải cứu. Nhu cầu thông tin, phần lớn là do tò mò. Nhu cầu khẳng định, chấp nhận hoặc chấp thuận. Nhu cầu giúp đỡ những nan đề của một ai đó. Tất cả những nhà tư vấn đều có lúc phạm sai lầm. Những sai lầm này gồm có: Trò chuyện thay vì tư vấn. Dồn dập đặt quá nhiều câu hỏi. Thiếu tôn trọng hoặc có thành kiến. Bị cuốn hút quá mức về phương diện cảm xúc. Giả tạo hoặc xa cách. Phòng thủ khi cảm thấy bị đe dọa. Những nhà tư vấn có thể tổn thương nếu họ không cảnh giác. Hãy đặc biệt thận trọng với: Những người được tư vấn hay thao túng. Sự vướng mắc cảm xúc với những người được tư vấn, kể cả sự dịch chuyển ngược. Sự kháng cự của người được tư vấn. Những cảm xúc thu hút tình dục, bao gồm cả nhà tư vấn lẫn người được tư vấn. Những nhà tư vấn có thể dễ dàng kiệt quệ. Hãy thận trọng trước những triệu chứng của tình trạng cháy sạch, kể cả sự kiệt sức, những cảm xúc thờ ơ từ những người bạn đang tư vấn, và những khuynh hướng rút lui. Để ngăn ngừa hoặc phục hồi từ tình trạng cháy sạch, chúng ta cần: Sức mạnh thuộc linh. Sự hỗ trợ từ những người khác. Thoát khỏi động cơ thành đạt. Nhận thức rằng không một người nào có thể làm được mọi sự. Thường xuyên nghỉ ngơi, xa khỏi những người khác. Sự tăng trưởng không ngừng về những kỹ năng giúp đỡ. Những người mà chúng ta có thể chia sẻ gánh nặng. Mỗi nhà tư vấn cần phải có những người bạn tư vấn, là người có thể đưa ra tầm nhìn và nhắc nhở chúng ta về nhà tư vấn trọn vẹn---Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài ban niềm hy vọng, sức mạnh, và sự dẫn dắt thông qua Đức Thánh Linh của Ngài. Ngài là Nhà Tư Vấn tối hậu, thường vận hành thông qua mỗi chúng ta. ::: {.section.footnotes} ------------------------------------------------------------------------ 1. ::: {#fn1} William R. Miller và Kathleen A. Jackson, *Practical Psychology for Pastors*, ấn bản thứ hai (Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 1994).[↩](#fnref1){.footnote-back} ::: 2. ::: {#fn2} C. R. Rogers, G. T. Genlin, D. V. Kiesler, và C. B. Truax, *The Therapeutic Relationship and Its Impact* (Madison: University of Wisconsin Press, 1967).[↩](#fnref2){.footnote-back} ::: 3. ::: {#fn3} Les Parrott, III, *Counseling and Psychotherapy,* pb. 2 (Pacific Grove, CA: Brooks/Cole, 2003), 24-35.[↩](#fnref3){.footnote-back} ::: 4. ::: {#fn4} R. R. Carkhuff, *The Art of Helping in the 21st Century* (New York: HRD Press, 2000), 173.[↩](#fnref4){.footnote-back} ::: 5. ::: {#fn5} Peter F. Wilson và W. Brad Johnson, "Core Virtues for the Practice of Mentoring," *Journal of Psychology and Theology* 29 (Mùa Hè, 2001): 121-130.[↩](#fnref5){.footnote-back} ::: 6. ::: {#fn6} Để tìm hiểu thêm về những nền tảng Kinh Thánh cho sự tư vấn Cơ Đốc, hãy tìm đọc Gary R. Collins, *The Biblical Basis of Christian Counseling* (Colorado Springs, CO: NavPress, 1993).[↩](#fnref6){.footnote-back} ::: 7. ::: {#fn7} Karen Kersting, "Religion and Spirituality in the Treatment Room," *Monitor on Psychology* 34 (Tháng Mười Hai, 2003): 40-42.[↩](#fnref7){.footnote-back} ::: 8. ::: {#fn8} Bằng chứng trình bày trong đoạn này hàm ý rằng những người trưởng thành "có nhiều khả năng hơn để duy trì những cuộc hôn nhân hòa hợp và có những kỹ năng nuôi dạy con cái tốt hơn" vì họ đi nhóm ở nhà thờ và chịu ảnh hưởng tích cực bởi sự nhóm lại đó. Có lẽ những người đã tự phát triển các mối quan hệ hôn nhân hòa hợp và có những kỹ năng nuôi dạy con cái tốt hơn rất có khả năng thường đi nhà thờ. Sự đi nhóm tại nhà thờ có dẫn đến những mối quan hệ gia đình tốt hơn không, hay những mối quan hệ gia đình tốt thúc đẩy người ta đi nhà thờ? Chúng ta thực sự không biết điều nào là nguyên nhân và điều nào là hệ quả. Dầu vậy, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng các mối quan hệ tốt và sự đi nhà thờ thường đi đôi với nhau.[↩](#fnref8){.footnote-back} ::: 9. ::: {#fn9} Được trích trong Rebecca Clay, "The Secret of the 12 Steps: Researchers Explore Spirituality\'s Role in Substance Abuse Prevention and Treatment," *Monitor on Psychology* 34 (Tháng Mười Hai, 2003): 50-51.[↩](#fnref9){.footnote-back} ::: 10. ::: {#fn10} Kersting, *Religion and Spirituality*, 41-52.[↩](#fnref10){.footnote-back} ::: 11. ::: {#fn11} Hãy tìm đọc Mark R. McMinn, *Psychology, Theology, and Spirituality in Christian Counseling* (Wheaton, IL: Tyndale, 1996), một phần thảo luận tuyệt vời về thời điểm, điều kiện, và cách thức giới thiệu những vấn đề như sự cầu nguyện, tội lỗi, Kinh Thánh, đời sống tâm linh, sự xưng tội, hoặc sự tha thứ trong sự tư vấn.[↩](#fnref11){.footnote-back} ::: 12. ::: {#fn12} Đây là một câu hỏi đầy mạo hiểm trước thực tế là nhiều độc giả của cuốn sách này là các sinh viên. Rất có thể bạn chẳng hề mong muốn tư vấn, nhưng lại phải đọc cuốn sách này vì là đòi hỏi của môn học. Dù có là vậy đi nữa, phần này vẫn áp dụng cho bạn vì nó bàn đến những động cơ của chúng ta. Điều này có thể giúp ích cho bất cứ ai trong chúng ta, cho dù chúng ta đang làm gì.[↩](#fnref12){.footnote-back} ::: 13. ::: {#fn13} Dựa theo Eugene Kennedy và Sara C. Charles, *On Becoming a Counselor: A Basic Guide for Nonprofessional Counselors* (New York: Crossroad/Herder & Herder, 2001).[↩](#fnref13){.footnote-back} ::: 14. ::: {#fn14} "The Road to Burnout," theo APA Help Center*, [http://findingthemuse.com/\_wsn/page17.html target7](http://findingthemuse.com/_wsn/page17.html%20target7)* (truy cập 1997).[↩](#fnref14){.footnote-back} ::: 15. ::: {#fn15} Steven Berglas, *Reclaiming the Fire: How Successful People Overcome Burnout* (New York: Random House, 2001).[↩](#fnref15){.footnote-back} ::: 16. ::: {#fn16} Đây là trải nghiệm dai dẳng, tái diễn, đặc trưng bởi sự biến đổi trong nhận thức về bản thân, người bệnh cảm thấy thờ ơ, xa lạ với chính mình. Họ có cảm giác như mình là một người máy, mất hết mọi tình cảm với người thân, không còn biết vui, buồn, hờn, giận. Người bệnh cảm thấy mình như không có thật, hoặc thấy như mình đang sống trong một giấc mơ hoặc trong một cuốn phim. ---ND[↩](#fnref16){.footnote-back} ::: 17. ::: {#fn17} Andrew N. Garman, Patrick W. Corrigan, và Scott Morris, "Staff Burnout and Patient Satisfaction: Evidence of Relationships at the Care Unit Level," *Journal of Occupational Health Psychology* 7 (Tháng Bảy, 2002): 235-241.[↩](#fnref17){.footnote-back} ::: 18. ::: {#fn18} Hãy tìm đọc Ayala Malach Pines, Adital Ben-Ari, Agnes Utasi, và Dale Larson, "A Cross-Cultural Investigation of Social Support and Burnout," *European Psychologist* 7 (Tháng Mười Hai, 2002): 256-264.[↩](#fnref18){.footnote-back} ::: 19. ::: {#fn19} Summer H. Garte và Mark L. Rosenblum, "Lighting Fires in Burned-out Counselors," *Personnel and Guidance Journal* (Tháng Mười Một, 1978): 158-160.[↩](#fnref19){.footnote-back} ::: 20. ::: {#fn20} Để xem thêm phần bàn luận về vai trò của Đức Thánh Linh trong sự tư vấn, hãy tìm đọc Edward E. Decker, Jr., "The Holy Spirit in Counseling: A Review of Christian Counseling Journal Articles (1985-1999)," *Journal of Psychology and Christianity* 21 (Mùa Xuân, 2002): 21-28.[↩](#fnref20){.footnote-back} ::: :::

Use Quizgecko on...
Browser
Browser