C1_phan bo sung PDF
Document Details
Uploaded by LovedBronze
Tags
Related
- STS 100: Science, Technology, & Society Module 1 PDF
- STS 01 Science, Technology, and Society - Unit 1A.1 PDF
- General Concepts and Historical Antecedents of Science and Technology PDF
- PMLS 1 (3) Medical Technology Curriculum PDF
- Operating Systems-2024-2025 Fall Semester PDF
- Application Informatique PDF
Summary
This document details the concept of science and technology, including its historical background, different approaches, and applications. It explores the relationship between science and technology, and the process of scientific inquiry. It discusses the importance of scientific methodology.
Full Transcript
CHƯƠNG 1 1.1. Khoa học Trang 1: Khoa học còn được định nghĩa như một hình thái ý thức xã hội. Là một hình thái ý thức xã hội, khoa học phản ánh hiện thực khách quan bằng các phương pháp và công cụ đặc biệt với mục tiêu nhằm tạo ra hệ thống tri thức về t...
CHƯƠNG 1 1.1. Khoa học Trang 1: Khoa học còn được định nghĩa như một hình thái ý thức xã hội. Là một hình thái ý thức xã hội, khoa học phản ánh hiện thực khách quan bằng các phương pháp và công cụ đặc biệt với mục tiêu nhằm tạo ra hệ thống tri thức về thế giới. Hệ thống tri thức này được diễn giải thông qua các khái niệm, phạm trù trừu tượng, nguyên lý, giả thuyết, học thuyết, v.v… Không chỉ phản ánh thế giới, khoa học còn hướng đến việc cải tạo thế giới, giúp cho con người có khả năng sống hòa hợp hơn với thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên và khai thác thiên nhiên hiệu quả hơn để phục vụ cho cuộc sống của mình (Nguyễn Đăng Hộ và Nguyễn Văn Bình, 2004). Mục tiêu cơ bản của khoa học là: n - Mô tả bản chất của các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội; xác định mối quan hệ giữa các sự vật, ba? hiện tượng. o - Phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng. cC - Giải thích nguyên nhân phát sinh của các sự vật, hiện tượng cũng như dự báo về sự phát triển của chúng. ho? - Xây dựng hệ thống học thuyết về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. - Trang bị cho con người những tri thức về quy luật khách quan của thế giới hiện thực mà họ có thể áp oa dụng vào các hoạt động thực tiễn sản xuất và đời sống (Dương Thiệu Tống, 2002). - Giúp con người sáng tạo ra các sản phẩm mới, tri thức mới, đề ra các giải pháp mới nhằm phục vụ Kh cho mục tiêu sinh tồn và phát triển của con người và xã hội loài người (Nguyễn Đăng Hộ và Nguyễn Văn Bình, 2004). oa 1.1.4. Công nghệ Kh 1.1.4.1. Khái niệm Công nghệ là sự ứng dụng các tri thức và quy trình khoa học, các thành quả của khoa học vào thực © tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho cuộc sống của con người. Công nghệ còn là lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật và các ngành khoa học ứng dụng (Lexico Dictionary). Trong Luật Khoa học và Công nghệ do Quốc Hội ban hành năm 2018, công nghệ được định nghĩa là ‘giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm’ (Chương 1, Điều 3). Công nghệ có các thành phần cơ bản sau: – Phần kỹ thuật: Các công cụ, phương tiện, vật tư được sử dụng trong quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm – Phần con người: Những người thực hiện công nghệ cùng với các kỹ năng, sự khéo léo, bí quyết của họ. – Phần thông tin: Những tài liệu mô tả, hướng dẫn, cải tiến quy trình, phương pháp. – Phần tổ chức: Các quy trình được sử dụng để tổ chức, kiểm tra, đánh giá, điều hành việc thực hiện công nghệ (Nguyễn Duy Bảo, 2007). Công nghệ thường được phát triển qua 2 giai đoạn: và sản xuất thử nghiệm. - Triển khai thực nghiệm: Ở giai đoạn này, các nhà nghiên cứu tiến hành các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra các công nghệ mới, máy móc hay sản phẩm mới. Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là khẳng định tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp, quy trình, thiết bị … dùng để sản xuất sản phẩm mới ở dạng mẫu (Quốc Hội, 2018). - Sản xuất thử nghiệm: Dựa vào các kết quả của giai đoạn triển khai thực nghiệm, nhà nghiên cứu có thể tiến hành sản xuất thử sản phẩm mới ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật, công nghệ, thiết lập các tiêu chuẩn, quy cách thực hành sản xuất (Quốc Hội, 2018). n Đối với một số sản phẩm, nhà nghiên cứu còn phải khảo sát thị hiếu, thăm dò phản ứng của người ba? tiêu dùng để thiết kế mẫu mã phù hợp trước khi sản xuất sản phẩm ở quy mô lớn, biến chúng thành các sản phẩm có giá trị thương mại. o 1.1.4.2. Mối quan hệ giữa Khoa học và Công nghệ cC Khoa học và Công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ. Theo Brooks (1994), các tri thức, thành quả của ho? khoa học là nguồn ý tưởng trực tiếp sáng tạo ra các công nghệ mới. Khoa học cung cấp các thiết bị, kỹ thuật giúp tạo nên các thiết kế kỹ thuật hiệu quả hơn cũng như nền tảng kiến thức để đánh giá tính khả thi của các thiết kế. Các công cụ, kỹ thuật phòng thí nghiệm và các phương pháp phân tích được dùng oa trong nghiên cứu khoa học thường sẽ phục vụ cho các thiết kế kỹ thuật hay sản xuất công nghiệp. Thông Kh qua nghiên cứu khoa học, con người phát triển được các kỹ năng và năng lực cần thiết cho việc phát triển công nghệ. Khoa học tạo ra các nền tảng tri thức giúp đánh giá các ảnh hưởng xã hội và môi trường của công nghệ mới cũng như giúp xây dựng các chiến lược có tính hiệu quả cao trong việc ứng oa dụng, phát triển và hoàn thiện các công nghệ mới. Kh Ở chiều ngược lại, công nghệ có những đóng góp không kém phần quan trọng cho khoa học. Những vấn đề, khó khăn nảy sinh trong quá trình vận hành công nghệ sẽ đặt ra cho khoa học những câu hỏi © nghiên cứu mới, những thách thức mới, thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu, tìm tòi giải pháp. Nghiên cứu khoa học lại tiếp tục tạo ra các tri thức mới, các ý tưởng mới khởi nguồn cho các công nghệ mới ra đời. Công nghệ còn là nguồn cung cấp cho khoa học các thiết bị, công cụ và kỹ thuật cần thiết để tìm câu trả lời cho các câu hỏi khoa học mới và khó một cách hiệu quả hơn (Brooks, 1994) 1.2.4. Những phẩm chất cần có của nhà nghiên cứu khoa học Nhà nghiên cứu khoa học, hiểu theo nghĩa thông thường, là người tiến hành một nghiên cứu khoa học (Lexico dictionary). Nghiên cứu khoa học ở đây bao gồm các nghiên cứu được tiến hành trong các viện nghiên cứu; các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm của các công ty, doanh nghiệp hay trong các trường đại học... Luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng có thể xem là các nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học, như đã trình bày, là một hoạt động đặc biệt, có nhiều khó khăn, thách thức. Để tiến hành nghiên cứu thành công, nhà nghiên cứu khoa học với vai trò là chủ thể của nghiên cứu cũng cần có một số phẩm chất nhất định. Về mặt kiến thức, nhà nghiên cứu cần có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Có vậy, nhà nghiên cứu mới có thể xây dựng được cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu của mình, mới có thể kế thừa được thành quả của các nghiên cứu trước đó để có thể sáng tạo ra các tri thức hay sản phẩm mới. Kiến thức này còn bao gồm kiến thức về các thiết bị, công cụ mà nhà nghiên cứu sẽ sử dụng trong nghiên cứu của mình. Hệ thống tri thức khoa học đang phát triển một cách nhanh chóng. Nó không ngừng được bổ sung, mở rộng và hiệu chỉnh từng ngày, từng giờ. Do vậy, nhà nghiên cứu cần cập nhật kiến thức của mình một cách liên tục và đều đặn. Ngoài ra, nhà nghiên cứu cũng cần nắm vững các kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học để có thể tiến hành nghiên cứu của mình một cách hiệu quả hơn. Về mặt kỹ năng, các nhà nghiên cứu thành công thường có năng lực phân tích sắc sảo, có tư duy phản biện, có khả năng đặt và giải quyết vấn đề. Họ thường cũng là những người có khả năng quản lý thời gian hiệu quả, biết sắp xếp, tổ chức công việc một cách hợp lý và có khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Nhà nghiên cứu cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt bao gồm cả kỹ năng nói, thuyết trình cũng như n kỹ năng viết. Điều này sẽ giúp nhà nghiên cứu công bố các kết quả nghiên cứu của mình một cách hiệu ba? quả. Về mặt thái độ, nghiên cứu khoa học là một công việc khó khăn, tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực. o Nó đòi hỏi nhà nghiên cứu cần phải chú tâm, tận tụy, chăm chỉ, cần cù trong công việc. Nhà nghiên cC cứu cần phải có tư tưởng phóng khoáng, linh hoạt, sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng mới cũng như chấp nhận các ý tưởng khác biệt cũng như cần phải có thái độ trung thực trong nghiên cứu khoa học. Trung thực trong nghiên cứu khoa học thể hiện qua việc không đạo văn, qua việc công bố chính xác, không ho? bịa đặt hay làm sai lệch kết quả nghiên cứu. oa 1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Kh 1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học oa 1.3.1.1. Khái niệm Kh Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là ngành khoa học nghiên cứu về cách tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, cách giải quyết các vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống (Kothari, 2014). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng có thể hiểu là một hệ thống lý thuyết về các phương pháp © nghiên cứu khoa học, các phương pháp tổ chức và quản lý quá trình nghiên cứu khoa học (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học không chỉ giới hạn ở việc mô tả các kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu hay trình tự logic để tiến hành một nghiên cứu khoa học. Xa hơn, nó còn chỉ ra được các tiêu chí đánh giá cho từng kỹ thuật, phương pháp, phạm vi ứng dụng của chúng và giải thích nguyên nhân vì sao. Dựa trên các kiến thức này, các nhà nghiên cứu có thể chọn lựa được các kỹ thuật hay phương pháp phù hợp nhất cho vấn đề nghiên cứu hay ngữ cảnh nghiên cứu cụ thể của mình và có thể giải thích được tính hợp lý của các lựa chọn đó (Kothari, 2014). Nắm vững và nghiên cứu hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một yêu cầu cần thiết trong khoa học và trong các lĩnh vực chuyên môn khác. Yêu cầu này xuất phát từ các nguyên nhân sau: - Phương pháp luận là một trong ba bộ phận quan trọng của khoa học. Ba bộ phận này bao gồm: hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết; hệ thống tri thức ứng dụng khoa học vào thực tiễn và hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu và sáng tạo khoa học. - Khoa học luôn gắn liền với sự sáng tạo, đổi mới và cách mạng. Đặc tính này đòi hỏi khoa học luôn phải tìm ra những cách tiếp cận mới, phương pháp nghiên cứu mới, và cách thức mới ứng dụng khoa học vào thực tiễn đời sống. Sự phát triển của khoa học phải luôn đi đôi với sự hoàn thiện không ngừng về phương pháp luận. - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đóng vai trò hướng dẫn các nhà khoa học và các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành sáng tạo khoa học. - Phạm vi sử dụng của phương pháp luận không chỉ bó hẹp trong nghiên cứu khoa học mà được mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác. Trong ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động thực tiễn nào, nhà chuyên môn cũng cần phải có khả năng sáng tạo, khả năng tìm tòi các phương pháp mới, và khả năng vận dụng các n phương pháp này để giải quyết những vấn đề trong công việc sao cho hiệu quả. Điều này đã đặt ra yêu ba? cầu cần nắm vũng phương pháp luận cho các nhà chuyên môn ở mọi lĩnh vực (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004). o 1.3.1.2. Các quan điểm phương pháp luận chung nhất trong nghiên cứu khoa học cC Theo Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình (2004), có 3 quan điểm phương pháp luận chung nhất ho? trong nghiên cứu khoa học bao gồm: quan điểm lịch sử - logic; quan điểm hệ thống - cấu trúc, và quan điểm thực tiễn. oa Quan điểm lịch sử - logic đòi hỏi khi nghiên cứu một sự vật, hiện tượng nhà nghiên cứu phải tìm hiểu sự phát sinh, quá trình phát triển của nó trong những hoàn cảnh, điều kiện thời gian và không gian Kh cụ thể nhằm phát hiện các quy luật phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng. Trong khi lịch sử là sự vận động có thật của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực thì logic là sự phản ánh quá trình phát triển của oa thực tiễn trong tư duy của con người, là kết quả nhận thức của con người về trật tự của quá trình phát triển và quy luật của sự phát triển mang tính tất yếu của đối tượng. Một trong những nhiệm vụ của khoa Kh học chính là phát hiện logic tất yếu của hiện thực. Logic và lịch sử là hai phạm trù có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau: © nghiên cứu lịch sử phát triển của đối tượng để tìm ra logic khách quan của sự phát triển lịch sử đó. Để đảm bảo sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính logic trong nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải tôn trọng lịch sử khách quan, phải xem xét hoàn cảnh phát sinh, phát triển của đối tượng nghiên cứu, và phải phát hiện ra các quy luật phát triển cúa sự thật lịch sử (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004, tr.50). Quan điểm hệ thống - cấu trúc đòi hỏi nghiên cứu khoa học phải tiếp cận đối tượng bằng phương pháp hệ thống để phát hiện cấu trúc của đối tượng và tính hệ thống của đối tượng. Phương pháp hệ thống nghiên cứu đối tượng thông qua việc phân tích đối tượng thành các bộ phận với mục tiêu tìm ra tính hệ thống, tính toàn diện của đối tượng, nhằm tạo ra một sản phẩm khoa học có cấu trúc logic chặt chẽ. Theo quan điểm hệ thống - cấu trúc, đối tượng phải được nghiên cứu một cách toàn diện bao gồm các khía cạnh, các mối quan hệ, các trạng thái vận động và phát triển của nó cũng như các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể dẫn đến sự phát sinh hay ảnh hưởng đến sự phát triển của đối tượng. Từ các nghiên cứu trên, nhà nghiên cứu phải tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng. Khi vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc vào nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần lưu ý các điểm sau: - Nghiên cứu cấu trúc của đối tượng, các thành tố chứa trong hệ thống. - Nghiên cứu các mối liên hệ hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống để tìm ra quy luật phát triển nội tại của hệ thống. - Nghiên cứu mối liên hệ của đối tượng với môi trường, xác định yếu tố chi phối mối quan hệ tương tác giữa đối tượng và môi trường, phát hiện những điều kiện cần thiết cho sự phát triển thuận lợi của môi trường. - Trình bày kết quả nghiên cứu rõ ràng, khúc chiết, tạo nên một hệ thống chặt chẽ, có tính logic cao (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004). n ba? Quan điểm thực tiễn đòi hỏi nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với thực tiễn, và phải phục vụ cho sự cải tạo và phát triển của thực tiễn. o Mục đích của nghiên cứu khoa học là khám phá bản chất các sự vật hiện tượng, phát cC hiện các quy luật phát triển của hiện thực. Kết quả nghiên cứu phải hướng đến mục tiêu cao nhất: tìm ra các cách thức tốt nhất để cải tạo thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho cuộc sống ho? của con người. Chính vì vậy, thực tiễn trở thành thước đo đánh giá các sản phẩm của nghiên cứu khoa học, trong đó sản phẩm khoa học phải phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và có giá trị cải tạo thực tiễn. Theo quan điểm thực tiễn, kết quả của nghiên cứu khoa học phải có ý nghĩa cả oa về mặt lý luận và thực tiễn. Kh Để đáp ứng được các yêu cầu của quan điểm thực tiễn, trong quá trình tiến hành nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần lưu ý các yếu tố sau: oa - Chọn lựa vấn đề nghiên cứu phải dựa trên các nhu cầu cấp thiết của thực tiễn. Kh - Phân tích kỹ lưỡng các vấn đề thực tiễn để tìm ra bản chất của chúng, sử dụng các thông tin từ thực tiễn để minh họa, chứng minh cho những nguyên lý, lý thuyết, và khái © quát kết quả phân tích để đưa ra các nguyên lý mới. - Bám sát thực tiễn trong quá trình nghiên cứu. - Gắn kết lý thuyết và thực tiễn. Lý thuyết không được xa rời thực tiễn, phải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn và phải ứng dụng được vào thực tiễn, góp phần cải thiện thực tiễn (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004). 1.3.1.3. Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học bao gồm 3 thành tố: luận điểm, luận cứ và luận chứng. Luận điểm: trong một nghiên cứu khoa học, luận điểm là một giả thuyết hay phán đoán mà tính chân xác của nó cần phải được chứng minh. Luận điểm trả lời câu hỏi: “Cần chứng minh điều gì?” Luận cứ: là bằng chứng được đưa ra để chứng minh cho một luận điểm. Luận cứ được xây dựng dựa trên các dữ liệu, thông tin được thu thập từ nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm, quan sát, điều tra, khảo sát …Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”. Luận cứ được chia thành hai loại: luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế. Luận cứ lý thuyết: bao gồm các luận điểm (khái niệm, quy luật, định lý, định luật, lý thuyết, …) đã được chứng minh về tính chân xác. Luận cứ lý thuyết được thu thập từ các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố. Luận cứ lý thuyết còn được gọi là luận cứ logic hay cơ sở lý luận. Luận cứ thực tế: bao gồm các dữ liệu thu được từ thực nghiệm, thí nghiệm, quan sát, điều tra, khảo sát … n ba? Luận chứng: là phương pháp, cách thức nhà nghiên cứu dùng để tìm ra các luận cứ, chứng minh tính đúng đắn của bản thân luận cứ, sử dụng luận cứ để chứng minh luận điểm, o và để chỉ ra mối liên hệ logic giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận điểm. Luận cC chứng trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cách nào?”. Luận chứng có thể là các phép suy luận (quy nạp, diễn dịch, loại suy) hoặc các phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin, số liệu nhằm tìm ra các luận cứ lý thuyết hay thực tế (Vũ Cao Đàm, 1999). ho? Ví dụ 1.1: Đọc tóm lược của bài báo khoa học dưới đây: oa Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng làm thêm đối với các hoạt động học tập của sinh viên tại trường Đại học Cần Thơ. Dữ liệu được thu thập từ việc phỏng vấn Kh trực tiếp thông qua bảng câu hỏi 664 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Cần Thơ trong đó bao gồm 270 sinh viên có đi làm thêm và 394 sinh viên không có đi làm thêm. Kết oa quả nghiên cứu cho thấy một số đặc điểm, tính chất của công việc làm thêm có ảnh hưởng đến các hoạt động học tập của sinh viên. Trước hết, số giờ làm thêm của sinh viên có tác Kh động tiêu cực đối với hoạt động học tập của sinh viên. Sinh viên làm thêm càng nhiều giờ trong tuần, càng có ít thời gian dành cho việc tự học. Trong khi chỉ có 32,8% sinh viên làm thêm < 2 © giờ/ tuần cho rằng việc làm thêm làm giảm thời gian tự học của họ, tỷ lệ này lên đến 55,7% đối với sinh viên làm thêm >8 tiếng/ tuần. Số giờ làm thêm còn làm một số sinh viên không đảm bảo được lịch học của mình. Có đến 35,7% sinh viên làm việc >8 tiếng/tuần thừa nhận rằng họ không thể đảm bảo được lịch học. Loại công việc cũng có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên. Một số công việc làm giảm thời gian tự học của sinh viên. Ví dụ, 56,2% sinh viên bán hàng đa cấp cho biết việc làm thêm làm giảm thời gian tự học của họ. Tỷ lệ này ở mức 55,9% đối với công việc phục vụ, 53,7% đối với công việc gia sư. Chúng ta có thể phân tích cấu trúc logic của ví dụ trên như sau: Luận điểm Luận cứ Luận chứng 1. Số giờ làm thêm có tác động 1.1 Sinh viên làm thêm càng tiêu cực đối với hoạt động nhiều giờ trong tuần, càng có ít học tập của sinh viên. thời gian dành cho việc tự học. Chỉ có 32,8% sinh viên làm Phỏng vấn trực tiếp thông qua thêm 8 tiếng/ tuần. không có đi làm thêm. 1.2. Số giờ làm thêm còn làm một số sinh viên không đảm bảo được lịch học của mình. Có đến 35,7% sinh viên làm việc >8 tiếng/ tuần thừa nhận rằng họ không thể đảm bảo được lịch học. 2.Loại công việc có ảnh hưởng 2. 56,2% sinh viên bán hàng đến hoạt động học tập của đa cấp cho biết việc làm thêm n sinh viên. làm giảm thời gian tự học của ba? họ. Tỷ lệ này ở mức 55,9% đối với công việc phục vụ, 53,7% o đối với công việc gia sư. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học 1.3.2.1. Khái niệm cC ho? Phương pháp nghiên cứu khoa học là con đường, cách thức, phương tiện nhà nghiên cứu sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, để đạt được mục tiêu nghiên cứu một oa cách chính xác và hiệu quả. Nói cách khác, phương pháp nghiên cứu khoa học là tập hợp Kh các cách thức hoạt động, các thao tác, thủ thuật, biện pháp thực tiễn hay lý thuyết và các quy trình nhà nghiên cứu sử dụng để thu thập thông tin và xử lý dữ liệu nhằm lý giải đúng đắn về vấn đề nghiên cứu, nhằm khám phá ra bản chất của vấn đề nghiên cứu hay thiết lập oa các quan hệ và quan hệ phụ thuộc có tính quy luật, từ đó, tạo ra hệ thống những tri thức Kh mới về vấn đề nghiên cứu, xây dựng lý luận khoa học hay đưa ra các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2014). Phương pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Phương © pháp quyết định sự thành công hay thất bại của cả công trình nghiên cứu. Nếu chọn lựa được phương pháp đúng và phù hợp, nhà nghiên cứu có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình một cách chính xác và hiệu quả, nhưng nếu chọn lựa sai phương pháp, nhà nghiên cứu sẽ mất nhiều thời gian, công sức nhưng không đưa ra được kết quả nghiên cứu hay kết quả nghiên cứu bị sai lệch (Bhattacherjee, 2013). Các phương pháp, kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu có thể được chia thành 3 nhóm chính: – Nhóm các phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu. – Nhóm các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu, để thiết lập mối quan hệ giữa dữ liệu và những điều chưa biết. – Nhóm các phương pháp được dùng để đánh giá tính chính xác của các kết quả nghiên cứu đạt được (Kothari, 2004). 1.3.2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học Theo Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình (2004), phương pháp nghiên cứu khoa học có những đặc điểm sau: Có tính chủ quan. Phương pháp gắn chặt với chủ thể là nhà nghiên cứu, là cách thức làm việc của nhà nghiên cứu và do nhà nghiên cứu chọn lựa. Mặt chủ quan của phương pháp được biểu hiện qua năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của nhà nghiên cứu, qua khả năng nhận biết về quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu và khả năng vận dụng chúng để khám phá chính đối tượng. Có tính khách quan. Phương pháp gắn chặt với đối tượng nghiên cứu. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu quyết định cách thức mà chủ thể chọn lựa phương pháp nghiên cứu. n Phương pháp nghiên cứu chỉ đạt được hiệu quả khi nó phù hợp với đặc điểm của đối tượng, ba? với các quy luật vận động của đối tượng. Có tính mục tiêu. Phương pháp gắn liền với mục tiêu nghiên cứu, có quan hệ tương hỗ o với mục tiêu nghiên cứu. Trong khi mục tiêu nghiên cứu chỉ đạo việc tìm kiếm và chọn lựa cC phương pháp thì phương pháp có ảnh hưởng đến hiệu quả hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. ho? Có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung của vấn đề nghiên cứu. Nội dung của vấn đề nghiên cứu quy định phương pháp làm việc của nhà nghiên cứu, trong khi phương pháp là hình thức vận động của nội dung, quyết định chất lượng của việc thực hiện các nội dung oa nghiên cứu. Kh Có tính hệ thống. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải sử dụng một tổ hợp của các thao tác và các thao tác này cần phải được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Nếu nhà nghiên cứu có thể phát hiện được logic tối ưu của các thao tác này và oa sử dụng nó một cách có ý thức và hợp lý thì công trình nghiên cứu có thể hoàn thành nhanh Kh chóng và chất lượng. Cần có sự hỗ trợ của các phương tiện nghiên cứu (máy móc, thiết bị…). Phương pháp © và phương tiện có mối quan hệ chặt chẽ. Thông thường, nhà nghiên cứu sẽ dựa vào các yêu cầu của phương pháp để chọn lựa phương tiện nghiên cứu sao cho phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyết định chọn lựa phương pháp nghiên cứu phải phụ thuộc vào các phương tiện sẵn có. 1.3.2.2. Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học Tập hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học là một tập hợp lớn và đa dạng. Các lĩnh vực khoa học khác nhau có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm phổ biến trong lĩnh vực y khoa, khoa học tự nhiên, nông nghiệp, trong khi các phương pháp điều tra, quan sát chiếm ưu thế trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế. Trong từng ngành khoa học cũng hiện diện nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Khi tiến hành nghiên cứu, nhà nghiên cứu cũng cần phối hợp nhiều phương pháp bao gồm phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin hay trình bày thông tin. Sự phong phú của phương pháp nghiên cứu khoa học đã đặt ra yêu cầu phân loại chúng để thuận tiện cho việc sử dụng. Có nhiều cách phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học. Một trong các cách phổ biến nhất là phân loại các phương pháp nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Theo cách phân loại này, phương pháp nghiên cứu có thể phân thành ba nhóm: nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn và nhóm các phương pháp hỗ trợ. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp thu thập thông tin bằng cách nghiên cứu các văn bản tài liệu hiện có, sau đó sử dụng các thao tác tư duy logic để thực hiện các công việc như xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu, hình thành các giả thuyết khoa học, đưa ra các dự đoán ban đầu về đối tượng nghiên cứu hoặc phát triển những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm. Khi nghiên cứu tài liệu, nhà nghiên cứu cần thu thập và xử lý các thông tin có liên quan n đến vấn đề nghiên cứu bao gồm: cơ sở lý thuyết, thành tựu lý thuyết đã đạt được, dữ liệu, ba? số liệu thống kê, kết quả công bố của các nghiên cứu trước đó và nguồn tài liệu (Vũ Cao Đàm, 2014). o cC Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn thu thập thông tin từ thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn có thể chia thành hai nhóm: nhóm các phương pháp phi thực nghiệm và nhóm các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Khi sử dụng phương ho? pháp phi thực nghiệm, nhà nghiên cứu không tạo ra bất kỳ tác động nào làm biến đổi trạng thái và môi trường của đối tượng khảo sát. Ngược lại, trong phương pháp thực nghiệm, oa nhà nghiên cứu sẽ tác động vào đối tượng có trong thực tiễn nhằm làm bộc lộ bản chất và Kh quy luật vận động của nó (Vũ Cao Đàm, 2014). Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu thực tiễn phổ oa biến sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 2. Kh Nhóm các phương pháp hỗ trợ bao gồm hai phương pháp: phương pháp toán học và phương pháp chuyên gia. © Phương pháp toán học là việc ứng dụng các kiến thức toán học vào nghiên cứu. Điều này giúp nâng cao độ chính xác, tính sâu sắc của khoa học để từ đó khám phá về bản chất và các quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học, toán học phục vụ các mục đích sau: (1) xử lý các dữ liệu thu thập được từ thực tiễn. bằng công cụ toán thống kê nhằm đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu; (2) xây dựng lý thuyết chuyên ngành dựa vào các lý thuyết toán học và các phương pháp logic toán học (phân tích, phán đoán, quy nạp, diễn dịch…). Các nhà nghiên cứu còn có thể sử dụng các công thức toán học đặc biệt để tính toán các thông số có liên quan đến đối tượng nhằm phát hiện ra các quy luật vận động của đối tượng. Toán học cũng hỗ trợ việc trình bày kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống và logic cũng như tạo ra các ngôn ngữ khoa học chính xác (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004). Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tham vấn ý kiến và đánh giá của đội ngũ các chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành về một vấn đề, sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp nào đó. Khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia sẽ giúp nhận định, làm rõ bản chất của vấn đề, sự kiện nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Phương pháp chuyên gia còn được sử dụng để đánh giá một sản phẩm khoa học. Phương pháp chuyên gia có thể được tổ chức qua cách hình thức như phỏng vấn chuyên gia; lấy ý kiến chuyên gia qua bảng câu hỏi; tổ chức hội thảo, hội nghị bàn tròn, tranh luận; thành lập hội đồng đánh giá, nghiệm thu. Ý kiến các chuyên gia sau khi thu thập cần được xử lý theo cùng một chuẩn, một hệ thống. Ý kiến từ các chuyên gia khác nhau có thể bổ sung hay kiểm tra lẫn nhau. Các ý kiến giống hay gần giống nhau của đa số chuyên gia về một nhận định hay giải pháp sẽ được xem là kết luận chung cho vấn đề cần nghiên cứu hay giải quyết. Ưu điểm nổi bật của phương pháp chuyên gia là sự tiết kiệm về thời gian, công sức và tiền bạc khi triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp chuyên gia cũng bộc lộ nhược n điểm: sự phụ thuộc chủ yếu vào trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia. Chính vì thế, ba? phương pháp chuyên gia chỉ nên sử dụng ở giai đoạn cuối của nghiên cứu hoặc khi không thể sử dụng được các phương pháp khác. Ngoài ra, nhà nghiên cứu cũng có thể dùng phương pháp o chuyên gia khi cần thống nhất ý kiến, quan điểm trước khi tiến hành thực cC nghiệm (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004). 1.3.3. Phân biệt phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học ho? Phương pháp và phương pháp luận là hai khái niệm khác nhau. Như đã trình bày ở trên, oa phương pháp là cách thức được dùng để thực thi một công việc nào đó sao cho đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. Phương pháp luận là bộ môn khoa học lấy phương pháp Kh làm đối tượng nghiên cứu, là hệ thống lý luận về phương pháp. Trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu cũng cần phân biệt rõ hai khái niệm này. oa Phương pháp nghiên cứu khoa học đề cập đến các phương pháp, kỹ thuật nhà nghiên cứu sử dụng để tiến hành một hoạt động nghiên cứu (Kothari, 2004). Phương pháp luận nghiên Kh cứu khoa học là bộ môn khoa học xây dựng học thuyết về cách thức tiến hành các nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu các bước khác nhau © mà nhà nghiên cứu áp dụng khi giải quyết vấn đề nghiên cứu cùng với những cơ sở lý luận đứng sau các bước nghiên cứu này. Phương pháp luận đòi hỏi nhà nghiên cứu không chỉ biết cách sử dụng các phương pháp mà còn phải hiểu rõ ý nghĩa của các phương pháp; biết những phương pháp nào phù hợp với nghiên cứu của mình và giải thích được nguyên nhân vì sao; nắm vững cơ sở lý luận của các phương pháp, kỹ thuật khác nhau cũng như các tiêu chí để quyết định áp dụng quy trình, kỹ thuật nào vào các vấn đề nghiên cứu cụ thể (Kothari, 2004). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học có nhiều phương diện và phương pháp nghiên cứu chỉ là một phương diện của phương pháp luận. Phạm vi của phương pháp luận nghiên cứu rộng hơn phương pháp nghiên cứu. Do vậy, khi nói đến phương pháp luận nghiên cứu khoa học nhà nghiên cứu không chỉ nói về phương pháp nghiên cứu mà còn phải xem xét đến cơ sở lý luận của những phương pháp nhà nghiên cứu sử dụng trong ngữ cảnh nghiên cứu của mình và giải thích tại sao nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp hay kỹ thuật riêng biệt nào đó mà không sử dụng những phương pháp khác. Những giải thích này sẽ giúp bản thân nhà nghiên cứu hay những nhà nghiên cứu khác có thể đánh giá được kết quả nghiên cứu. Khi đề cập đến phương pháp luận liên quan đến một vấn đề nghiên cứu cụ thể, nhà nghiên cứu phải trả lời các câu hỏi như: tại sao nghiên cứu được tiến hành; vấn đề nghiên cứu được xác định ra sao; giả thuyết được xây dựng như thế nào và tại sao lại xây dựng giả thuyết đó; dữ liệu nào cần thu thập và cần sử dụng phương pháp riêng biệt nào để thu thập dữ liệu; tại sao phải dùng kỹ thuật phân tích dữ liệu này mà không dùng kỹ thuật khác và một loạt những câu hỏi tương tự khác (Kothari, 2004). 1.4. TRÌNH TỰ LOGIC TIẾN HÀNH MỘT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.4.1. Khái niệm ‘nhiệm vụ khoa học và công nghệ’ n Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được định nghĩa là “những vấn đề khoa học và công ba? nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ” (Quốc hội, 2018, Chương 1, Điều 3). Nhiệm o vụ khoa học và công nghệ được thực hiện thông qua các hoạt động khoa học và cC công nghệ. Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm “các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch ho? vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ” (Quốc hội, 2018, Chương 1, Điều 3). oa Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm đề tài khoa học và công nghệ, chương trình khoa học và công nghệ, đề án, dự án, nhiệm vụ Kh nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ và các hình thức khác. Các luận văn Cử nhân, luận văn Thạc sỹ, hay luận án Tiến sỹ có thể xếp vào nhóm các đề tài oa khoa học và công nghệ tế (Võ thị Ngọc Lan và Nguyễn Văn Tuấn, 2015). Kh 1.4.2. Trình tự logic tiến hành một nhiệm vụ khoa học và công nghệ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những hoạt động được tổ chức đặc biệt. Để đạt © được hiệu quả cao, quy trình tiến hành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được tổ chức một cách hợp lý, cần phải tuân thủ theo một tiến trình logic xác định. Việc tiến hành các nội dung công việc theo một trật tự hợp lý sẽ giúp nhà nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, công sức và có thể đạt được các mục tiêu nghiên cứu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình thực hiện một nhiệm vụ khoa học và công nghệ thường bao gồm các giai đoạn sau: giai đoạn khám phá, giai đoạn phát triển thiết kế nghiên cứu, viết đề cương, giai đoạn triển khai nghiên cứu, giai đoạn viết báo cáo kết quả nghiên cứu, giai đoạn bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học, giai đoạn công bố kết quả nghiên cứu và giai đoạn chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các giai đoạn của quá trình thực hiện một nhiệm vụ khoa học và công nghệ được minh họa trong hình 1.4. n ba? o cC ho? oa Kh oa Kh © Hình 1.4. Trình tự tiến hành một nghiên cứu khoa học 1.4.2.1. Giai đoạn khám phá Giai đoạn này bao gồm các bước: xác định vấn đề nghiên cứu; tìm kiếm, tham khảo các tài liệu đã xuất bản trong lĩnh vực nghiên cứu; xác định các lý thuyết có thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Xác định vấn đề nghiên cứu: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong cả quá trình nghiên cứu. Cách xác định vấn đề nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến các bước nghiên cứu tiếp theo bao gồm thiết kế nghiên cứu, phương thức đo lường, phương pháp chọn mẫu, phân tích dữ liệu và văn phong trình bày luận văn, luận án hay báo cáo nghiên cứu. Do vậy, xác định chính xác, cụ thể và rõ ràng vấn đề nghiên cứu là tiền đề cho sự thành công của công trình nghiên cứu. Ở bước này, nhà nghiên cứu cần phải xác định được các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (Bhattacherjee, 2012). Xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài: Ở bước này nhà nghiên cứu cần thực hiện 2 công việc bao gồm tham khảo tài liệu, xác định các lý thuyết phù hợp với vấn đề nghiên cứu và tổng quan tài liệu. Tham khảo tài liệu: Mục đích của tham khảo tài liệu bao gồm: (1) tìm hiểu các tri thức hiện có về vấn đề nghiên cứu; (2) xác định các tác giả, bài báo, lý thuyết, kết quả nghiên cứu chính trong lĩnh vực cần nghiên cứu; (iii) nhận diện các khoảng trống, các thiếu sót n trong hệ thống tri thức về vấn đề nghiên cứu. Tham khảo tài liệu còn giúp tìm hiểu xem ba? vấn đề nghiên cứu được xác định ban đầu đã được nghiên cứu chưa để tránh lặp lại nghiên cứu, nó có thể giúp nhận diện các hướng nghiên cứu mới, thú vị để có thể thay đổi, điều o chỉnh hướng nghiên cứu ban đầu. cC Xác định các lý thuyết phù hợp với vấn đề nghiên cứu: Các lý thuyết này có thể giúp nhà nghiên cứu xác định các khái niệm phù hợp với vấn đề nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu. ho? Các lý thuyết cần được chọn lựa cẩn thận dựa trên tính phù hợp của chúng đối với vấn đề nghiên cứu và mức độ nhất quán của các giả định của chúng đối với giả định oa của vấn đề nghiên cứu (Bhattacherjee, 2012). Kh Xây dựng Tổng quan tài liệu: Tổng quan tài liệu cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình nghiên cứu của vấn đề đang được xem xét. Nó chỉ ra những khía cạnh đã được phát oa hiện, giải thích của vấn đề, những khía cạnh có thể bổ sung, mở rộng, hay hoàn thiện. Dựa trên cơ sở tổng quan tài liệu, nhà nghiên cứu có thể tránh lặp lại những gì đã được nghiên Kh cứu, phát hiện ra những khoảng trống, những khía cạnh mới của vấn đề nghiên cứu để phát triển công trình nghiên cứu của mình. © Sau khi tổng quan tài liệu, nhà nghiên cứu tiến hành xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Đây là khâu khó khăn và phức tạp nhất trong quá trình nghiên cứu. Để thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở lý thuyết, nhà nghiên cứu cần phải có các kỹ năng như phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu và suy luận logic (Võ Thị Ngọc Lan và Nguyễn Văn Tuấn, 2015). Vận hành hóa khái niệm: là quá trình thiết kế các công cụ đo lường cho các khái niệm lý thuyết trừu tượng. Bước đầu tiên là đưa ra các định nghĩa vận hành của các khái niệm và xác định các biến số. Tiếp theo, nhà nghiên cứu cần phải xác định những công cụ thu thập thông tin, thang đo có thể sử dụng để đo lường các biến số. Nhà nghiên cứu có thể sử dụng các công cụ, thang đo đã được sử dụng để đo lường các biến số này trong các nghiên cứu trước đó. Trong nhiều trường hợp, nhà nghiên cứu cần phải điều chỉnh các công cụ, thang đo này cho phù hợp với nghiên cứu của mình. Nếu công cụ, thang đo không có sẵn hoặc có nhưng không phù hợp với nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải tự thiết kế công cụ và thang đo. Khi điều chỉnh hay thiết kế mới công cụ, thang đo, nhà nghiên cứu cần phải kiểm tra tính chuẩn xác và độ tin cậy của công cụ, thang đo. Xây dựng giả thuyết: Nhà nghiên cứu đưa ra các câu trả lời mang tính giả định cho câu hỏi nghiên cứu của mình. Giả thuyết sẽ giúp nhà nghiên cứu xác định được trọng tâm nghiên cứu, từ đó, xác định được các dữ liệu cần thu thập, các phương pháp, phương tiện nghiên cứu cần sử dụng. Giả thuyết cũng giúp nhà nghiên cứu xác định được các luận điểm nào đúng, các luận điểm nào sai (Kumar, 2011). 1.4.2.2. Giai đoạn phát triển thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu là một bản kế hoạch toàn diện và chi tiết về các quy trình và phương pháp sẽ được sử dụng trong nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể hay kiểm tra những giả thuyết nghiên cứu cụ thể cũng như các công việc mà nhà nghiên cứu cần phải tiến hành. Đối với bất kỳ nghiên cứu nào, việc chọn lựa và phát triển được n một thiết kế nghiên cứu phù hợp sẽ tăng cao độ chuẩn xác của các kết quả và kết luận ba? nghiên cứu. Khi chọn lựa hay phát triển thiết kế nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải chắc chắn rằng thiết kế nghiên cứu đó có tính hợp lý, khả thi và có thể kiểm soát được (Kumar, o 2011). Giai đoạn phát triển thiết kế nghiên cứu bao gồm 3 bước: chọn lựa phương pháp cC nghiên cứu, thiết kế công cụ nghiên cứu và lựa chọn chiến lược chọn mẫu. Chọn lựa phương pháp nghiên cứu: Song song với vận hành hóa khái niệm, nhà nghiên ho? cứu cũng cần phải xác định phương pháp nghiên cứu mà anh/ cô ta muốn sử dụng để thu thập dữ liệu nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Các phương pháp có thể là oa thực nghiệm, khảo sát, phỏng vấn hay quan sát …Việc chọn lựa phương pháp nghiên cứu Kh nào sẽ tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên cứu (Bhattacherjee, 2012). Thiết kế công cụ nghiên cứu: Công cụ nghiên cứu là phương tiện nhà nghiên cứu sử oa dụng để thu thập dữ liệu. Trong các nghiên cứu xã hội, công cụ nghiên cứu có thể là các bảng câu hỏi khảo sát, các câu hỏi phỏng vấn hay các biểu mẫu quan sát. Để thu thập dữ Kh liệu, nhà nghiên cứu có thể sử dụng một công cụ nghiên cứu sẵn có (được phát triển và sử dụng trong các nghiên cứu trước đó). Trong nhiều trường hợp, để phù hợp với điều kiện © nghiên cứu cụ thể của mình, nhà nghiên cứu cần phải điều chỉnh lại công cụ sẵn có hay thiết kế một công cụ mới. Khi điều chỉnh hay thiết kế mới công cụ nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải kiểm tra tính chuẩn xác và độ tin cậy của công cụ. Thử nghiệm công cụ nghiên cứu là một phần cần thiết trong thiết kế công cụ nghiên cứu. Thường thì thử nghiệm sẽ được tiến hành với các nhóm nhỏ có những đặc điểm tương tự với dân số hay quần thể nghiên cứu. Chọn lựa chiến lược chọn mẫu: Độ chính xác của kết quả nghiên cứu chủ yếu phụ thuộc vào cách nhà nghiên cứu chọn mẫu. Bất kỳ phương pháp chọn mẫu nào cũng phải hướng đến mục tiêu cơ bản là thu hẹp đến mức tối đa khoảng cách giữa các giá trị thu được từ mẫu nghiên cứu với các giá trị phổ biến trong dân số hay quần thể nghiên cứu. Nguyên tắc chọn mẫu được xây dựng dựa trên giả thuyết: một đơn vị mẫu với số lượng tương đối nhỏ nếu được chọn lựa sao cho nó có thể đại diện một cách chính xác cho dân số đang được nghiên cứu thì kết quả nghiên cứu thu được từ đơn vị mẫu đó có thể phản ánh tương đối đúng các đặc điểm và giá trị của dân số nghiên cứu với độ xác suất đủ cao. Khi chọn mẫu nhà nghiên cứu cần phải cố gắng đạt được hai mục tiêu chính: tránh sai lệch khi chọn mẫu và đạt được độ chính xác tối đa trong điều kiện (tài lực, nhân lực, vật lực) cho phép (Kumar, 2011). 1.4.2.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải xây dựng đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu là văn bản trình bày kế hoạch tổng thể của nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu có vai trò như một báo cáo trình lên cơ sở đào tạo, cơ quan hay tổ chức tài trợ để được phê duyệt, cấp phép triển khai nghiên cứu. Chính vì vậy, đề cương nghiên cứu cần phải thuyết phục được người đọc về tính cấp thiết, giá trị lý luận và thực tiễn của nghiên cứu, tính khả thi của kế hoạch nghiên cứu; và năng lực hoàn thành nghiên cứu của nhà nghiên cứu. Trong đề cương, nhà nghiên cứu cần cung cấp thông tin về đề tài nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu; chiến lược nghiên cứu và lý do chọn lựa chiến lược đó; độ n chuẩn xác của các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đảm bảo kết quả nghiên cứu ba? chính xác và khách quan; các chi tiết về kế hoạch triển khai nghiên cứu. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu cần nêu rõ thời gian và tiến độ thực hiện nghiên cứu, dự kiến nhân sự và dự o toán kinh phí nghiên cứu (Kumar, 2011). 1.4.2.4. Giai đoạn triển khai nghiên cứu cC ho? Đây là giai đoạn chủ yếu nhất của cả quá trình nghiên cứu. Trong giai đoạn này, nhà nghiên cứu thường cần thực hiện các công việc sau đây: oa Nghiên cứu cơ sở thực nghiệm của vấn đề nghiên cứu: Nhà nghiên cứu tiến hành Kh thực nghiệm, thí nghiệm, tạo mẫu, khảo sát, điều tra hay phỏng vấn … để phát hiện thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Những hoạt động này sẽ cung cấp những thông tin, dữ liệu về vấn đề nghiên cứu. Những thông tin, dữ liệu này cần phải phù hợp với vấn đề nghiên oa cứu, phải chính xác, khách quan, trung thực và có thể làm cơ sở cho việc chứng minh hay Kh bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Sau khi thu thập xong dữ liệu, nhà nghiên cứu cần thực hiện xử lý dữ liệu bao gồm việc sàng lọc, hệ thống hóa, phân tích, so sánh các phần khác nhau của dữ liệu. Kết quả xử lý dữ liệu phụ thuộc nhiều vào trình độ và khả năng tổng hợp kiến © thức, tư duy biện chứng, suy luận logic cũng như khả năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học của nhà nghiên cứu. Đưa ra các đề xuất khoa học. Dựa vào kết quả thu được sau xử lý dữ liệu, nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra những khía cạnh mới hay rút ra những kết luận mới về vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu có thể đưa ra các đề xuất khoa học. Đề xuất khoa học có thể là một nhận thức mới về vấn đề nghiên cứu, một sản phẩm mới, một quy trình công nghệ mới hay một giải pháp mới … 1.4.2.5. Giai đoạn kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của kết quả nghiên cứu, nhà nghiên cứu nên kiểm tra kết quả bằng cách lặp lại các thí nghiệm, thực nghiệm hoặc tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm với các phương pháp khác với phương pháp sử dụng ban đầu. Các phương pháp kiểm tra lẫn nhau sẽ giúp tạo cơ sở để nhà nghiên cứu có thể khẳng định tính chân thật của kết luận rút ra từ nghiên cứu. Đối với các sản phẩm nghiên cứu như mô hình, máy móc, phần mềm, nhà nghiên cứu cần phải tổ chức thử nghiệm nhiều lần để đảm bảo sản phẩm đó có thể hoạt động hiệu quả. Thường thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu có thể thực hiện lần lượt ở hai cấp độ: kiểm tra, đánh giá sơ bộ và kiểm tra, đánh giá chính thức. 1.4.2.6. Giai đoạn viết báo cáo kết quả nghiên cứu Viết báo cáo kết quả nghiên cứu là một công việc có tính chất quyết định cho cả quá trình nghiên cứu. Trong báo cáo, nhà nghiên cứu thông tin đến người đọc (người hướng dẫn, người phản biện, đánh giá, nghiệm thu, đồng nghiệp, những nhà nghiên cứu khác, vv…) những công việc mà mình đã hoàn thành, các kết quả nghiên cứu và những kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu này. Khối lượng công việc đã triển khai và chất lượng của nghiên cứu phần lớn được người đọc đánh giá thông qua báo cáo nghiên cứu. Một báo n cáo kém hiệu quả có thể dẫn đến các đánh giá tiêu cực về toàn bộ quá trình nghiên cứu. ba? Chính vì vậy, để nghiên cứu được đánh giá chính xác, nhà nghiên cứu cần phải có khả năng trình bày báo cáo của mình một cách khoa học, rõ ràng, mạch lạc và logic. o 1.4.2.7. Giai đoạn bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học cC Giai đoạn này được thực hiện nhằm để xác nhận kết quả nghiên cứu. Thường nhà nghiên cứu sẽ phải trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình trước một hội đồng ho? khoa học và công nghệ chuyên ngành. Nhiệm vụ của hội đồng khoa học là đánh giá và nghiệm thu kết quả của nghiên cứu một cách chính xác và khách quan. Nghiệm thu được oa thực hiện nhằm công nhận hay bác bỏ kết quả nghiên cứu. Quy trình, thủ tục nghiệm thu Kh và bảo vệ kết quả nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào cấp độ nghiên cứu. Đối với nghiên cứu là luận văn hay đồ án tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, quy trình bảo vệ và nghiệm thu tuân thủ theo các quy chế thi và kiểm tra. Đối với các nhiệm vụ khoa học và oa công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, người giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo thẩm quyền là người ra quyết định nghiệm thu kết quả. Tiêu chí, thủ tục nghiệm thu đánh Kh giá tuân theo các quy định do Bộ khoa học và công nghệ ban hành. 1.4.2.8. Giai đoạn công bố kết quả nghiên cứu © Mọi kết quả nghiên cứu cần phải được công bố, trừ phi đó là kết quả của những nghiên cứu có liên quan hệ trọng đến an ninh và quốc phòng. Thông tin được công bố của kết quả nghiên cứu có thể đóng góp một nhận thức mới vào hệ thống tri thức của bộ môn khoa học; mở rộng sự trao đổi học thuật về vấn đề và lĩnh vực nghiên cứu, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực đó. Công bố kết quả còn giúp khẳng định quyền sở hữu của nhà nghiên cứu đối với sản phẩm. Kết quả nghiên cứu có thể được công bố qua nhiều hình thức khác nhau như báo cáo tại hội thảo khoa học, bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành, sách hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 1.4.2.9. Giai đoạn chuyển giao sản phẩm nghiên cứu vào thực tiễn Sau khi được nghiệm thu, kết quả nghiên cứu, đặc biệt là kết quả của các nghiên cứu ứng dụng nên được chuyển giao vào thực tiễn. Chuyển giao là quá trình chuyển một phần hay toàn bộ kết quả nghiên cứu (giải pháp, quy trình, phương án công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giải pháp hợp lý hóa sản xuất …) từ bên có quyền chuyển giao công nghệ (cá nhân hay tổ chức nghiên cứu) sang bên nhận công nghệ (doanh nghiệp, công ty, tổ chức …). Sau khi được chuyển giao, kết quả nghiên cứu sẽ được triển khai ứng dụng tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới và có thể được thương mại hóa. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã tổng hợp các kiến thức cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học. Khoa học là một hệ thống tri thức về bản chất, về quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành và tích lũy thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học của nhân loại. Nghiên cứu khoa học có thể hiểu là sự điều tra, xem xét một cách có hệ thống, kỹ lưỡng ở một lĩnh vực tri thức nào đó nhằm mở rộng, hiệu chỉnh hay xác minh tri thức hiện có, tạo ra tri thức mới hay lắp đầy các khoảng trống trong hệ thống tri thức. Một nghiên cứu muốn được công nhận là một nghiên cứu khoa học cần thỏa mãn ít n nhất hai điều kiện: (1) tạo ra được tri thức mới và (2) phải sử dụng các phương pháp nghiên ba? cứu khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là bộ môn khoa học xây dựng học thuyết về cách thức tiến hành các nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học. Phương o pháp luận nghiên cứu khoa học bao gồm nhiều phương diện, một trong các phương diện cC quan trọng nhất của phương pháp luận là các phương pháp nghiên cứu khoa học. Phương pháp nghiên cứu khoa học là tập hợp các cách thức, phương tiện, quy trình … nhà nghiên ho? cứu sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu và để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra một cách chính xác và hiệu quả. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác oa nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Để chọn lựa được phương pháp nghiên cứu phù hợp, nhà nghiên cứu, ngoài sự hiểu biết về các đặc điểm của từng Kh phương pháp, cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố khác như mục tiêu nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; đối tượng thu thập thông tin. oa Chương 1 còn giới thiệu trình tự logic của nghiên cứu khoa học bao gồm 8 giai đoạn: Kh khám phá; phát triển thiết kế nghiên cứu; viết đề cương; triển khai nghiên cứu; viết báo cáo nghiên cứu; bảo vệ kết quả nghiên cứu; công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu vào thực tiễn. Việc thực hiện tuần tự các bước cơ bản trong trình tự © này sẽ giúp những người mới bắt đầu làm quen với nghiên cứu có thể tiến hành nghiên cứu của mình một cách hợp lý và hiệu quả hơn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khoa học là gì? Mục tiêu cơ bản của khoa học là gì? 2. Trình bày các cách phân loại khoa học 3. Lý thuyết khoa học là gì? Trình bày các thành phần cơ bản của lý thuyết khoa học. 4. Trình bày một lý thuyết khoa học trong chuyên ngành học của các anh/chị. Phân tích các thành phần cơ bản của lý thuyết đó. 5. Công nghệ là gì? Khoa học và công nghệ có mối quan hệ như thế nào? 6. Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học có những chức năng nào? 7. Trình bày các đặc điểm của nghiên cứu khoa học. 8. Trình bày các cách phân loại nghiên cứu khoa học. 9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì? Giải thích các quan điểm phương pháp luận chung nhất trong nghiên cứu khoa học. 10. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Trình bày các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học. 11. Phân biệt phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học. 12. Nhiệm vụ khoa học công nghệ là gì? 13. Trình bày trình tự logic tiến hành một nhiệm vụ khoa học và công nghệ. n ba? o cC ho? oa Kh oa Kh © © Kh oa Kh oa ho? cC o ba? n