Bố Tôi (My Father) - Story Analysis
Document Details

Uploaded by PrudentVerism
2012
Nguyễn Ngọc Thuần
Tags
Summary
This document provides an analysis of the Vietnamese short story "Bố Tôi" (My Father) by Nguyễn Ngọc Thuần. It explores the themes of family love, sacrifice, and the enduring bond between a father and his child. The analysis focuses on the portrayal of the father figure and the narrative techniques employed by the author.
Full Transcript
BỐ TÔI (Nguyễn Ngọc Thuần) Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, l...
BỐ TÔI (Nguyễn Ngọc Thuần) Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, r ồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó l ại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi th ư v ề”. M ẹ tôi h ỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở b ưu đi ện đ ọc giùm?”. Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. R ồi ông l ấy l ại th ư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết b ố s ẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần, in trong “Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.) ------------------- MỞ BÀI – Giới thiệu truyện ngắn “Bố tôi” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. – Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Truyện đã xây dựng thành công hình ảnh người bố – một người đàn ông miền núi chất phác, hiền hậu, hết lòng yêu thương con, trân trọng tình cảm gia đình THÂN BÀI Khái quát nội dung, chủ đề của truyện: - Truyện kể về người bố của nhân vật “tôi”. Ông ở vùng đồi núi hi ểm tr ở, người con học ở dưới đồng bằng xa nhà. Ông dành cho con những tình yêu thương sâu sắc và luôn dõi theo con từng ngày. Mỗi khi nhận được th ư c ủa con gửi về, ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc và luôn trân trọng những bức thư ấy vì theo ông nghĩ con viết thư về được là vẫn mạnh khỏe. Ngày con bước chân vào giảng đường đại học cũng là lúc người bố ra đi mãi mãi, đó là ngày khai trường đầu tiên mà nhân vật “tôi” không có bố đi cùng. Nhưng nhân vật “tôi” tin rằng bố sẽ theo mình suốt hành trình cuộc đời phía trước. Truyện ca ngợi tình yêu thương sâu nặng của người bố dành cho gia đình, con cái và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho ng ười b ố kính yêu. Đ ồng thời, truyện cũng gửi gắm lời nhắc nhở những người con phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn và sống hiếu thảo với bố mę của mình. Phân tích hình ảnh người bố trong truyện: Hình ảnh người cha miền núi nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học: + Còn bố tôi từ một vùng núi cao xa xôi. + Đi chân đất xuống núi. + Không biết chữ. + Cha con xa nhau chỉ có cách liên lạc là qua những bức thư. + Đối với người dân miền núi, nuôi con đi học xa nhà không phải là việc dễ dàng nhưng ông vẫn cố gắng hết mình lo cho con. Một người cha yêu con, tinh tế, thấu hiểu tâm tư tình cảm của con: + Một người cha luôn quan tâm, dõi theo con: Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư con gửi. + Một người cha trân trọng, nâng niu tất cả những gì thuộc về con: R ồi ông lấy lại lá thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay c ả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt + Một người cha tinh tế, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con mình: Ông không biết chữ, không đọc được những dòng thư con vi ết những bằng trái tim giàu tình yêu thương, ông lại biết con muốn nói những gì, cảm nhận được tình yêu, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân của con. Đặc sắc về hình thức nghệ nghệ thuật: – Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngoại hình, hành động, lời nói. – Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện chân thực, sinh động, nhân vật dễ bộc lộ cảm xúc. – Kết thúc bất ngờ để lại nhiều dư âm, cảm động trong lòng bạn đọc về tình phụ tử thiêng liêng, vĩnh cửu: Người bố mất, nhưng “tôi” biết chắc chắn, bố sẽ đi cùng tôi trên con đường mà tôi sẽ đi suốt cả cuộc đời. – Cách đặt tên truyện thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện. KẾT BÀI – Khẳng định lại giá trị của truyện - Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người. --------------