BÀI 3. VB1. Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên PDF

Summary

This document is a Vietnamese Literature past paper focused on the story "Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên" by Nguyễn Dữ. It includes details about the author, the text's context, and potentially analysis questions. The content summary focuses on the plot, characters, and author's intent and style.

Full Transcript

## VĂN BẢN 1: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Nguyễn Dữ) ### 1. Tìm hiểu chung #### a. Tác giả - Nguyễn Dữ, không rõ năm sinh, năm mất; sống vào khoảng thế kỉ XVI. - Quê quán: xã Đỗ Tùng- huyện Trường Tân (nay thuộc huyện Thanh Miện- Hải Dương). - Xuất thân trong gia đình khoa bảng. (cha đỗ tiế...

## VĂN BẢN 1: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Nguyễn Dữ) ### 1. Tìm hiểu chung #### a. Tác giả - Nguyễn Dữ, không rõ năm sinh, năm mất; sống vào khoảng thế kỉ XVI. - Quê quán: xã Đỗ Tùng- huyện Trường Tân (nay thuộc huyện Thanh Miện- Hải Dương). - Xuất thân trong gia đình khoa bảng. (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông), ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn dật. #### b. Tác phẩm - Truyền kì mạn lục - Viết bằng chữ Hán. - Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. - Gồm 20 câu chuyện. - Giá trị nội dung: - Là một tiếng nói phê phán hiện thực. - Cảm thông, bênh vực những con người nhỏ bé với số phận bi thảm, đặc biệt là người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc lứa đôi. - Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung. - Khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời. - Giá trị nghệ thuật: được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ kì bút" - Văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” - Xuất xứ: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong 20 truyện của “Truyền Kì Mạn Lục” - Bố cục: 3 phần - Phần 1: Giới thiệu hành động nhân vật Ngô Tử Văn và hành động dũng cảm đốt đền của anh - Phần 2: Hành động cứng cỏi, kiên quyết đấu tranh, vạch mặt gian tà của Tử Văn đã chiến thắng cái xấu, cái ác - Phần 3: Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên và lời bình của tác giả - Sự kiện chính - Ngô Tử Văn đốt đền - Ngô Tử Văn gặp gỡ viên thổ công - Ngô Tử Văn gặp viên Bách hộ họ Thôi - Ngô Tử Văn dưới Minh ti xử kiện - Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên à Các sự kiện được trình bày theo thứ tự thời gian #### c. Ngôi kể và người kể chuyện - Người kể chuyện: Ngôi thứ ba – không trực tiếp tham gia vào câu chuyện, quan sát và đánh giá khách quan về nhân vật và diễn biến của câu chuyện - Lời kể này đã giúp người đọc hình dung một cách khái quát và khách quan về nhân vật Ngô Tử Văn ở đầu tác phẩm. ### 2. Tìm hiểu chi tiết #### a. Nhân vật Ngô Tử Văn - Giới thiệu nhân vật - Cách giới thiệu nhân vật - Tên họ: Ngô Tử Văn tên là Soạn. - Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. - Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. => từ ngữ mang tính khẳng định. - Ngô Tử Văn – Viên thổ công - Thổ công: Tỏ lời mừng với Ngô Tử Văn. Kể lại sự việc bị hại của mình Căn dặn Ngô Tử Văn những điều cần làm khi đối phó với tên hung thần và trong cuộc đối chất với Diêm Vương dưới âm phủ. - Ngô Tử Văn: Kinh ngạc. Tử Văn căn vặn Thổ Công xem: “Hắn có thực là tên hung thần, có thể gieo vạ cho tôi không?” à Thổ công là nạn nhân đang khiếp sợ, đã tô đậm sự bạo tàn của tên giặc. Thổ công là đồng minh sẽ giúp cho Tử văn trên con đường đi vạch trần cái ác. Ngược lại Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ đầy bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà. - Ngô Tử Văn – Viên tướng họ Thôi - Sau khi đốt đền: - Tử Văn thấy “khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét”; - Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền; - Cuộc đối mặt với hồn ma tên tướng giặc; - Tướng giặc: Trách mắng, đòi trả đền, đe doạ; - Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên. à Thái độ điền nhiên không sợ trước những lời đe dọa của hung thần. *Cuộc gặp gỡ dưới Minh ti* | Ngô Tử Văn | Hồn ma tướng giặc | Diêm Vương | |---|---|---| | Chặng 1 | Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà. | Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương | Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn | | Chặng 2 | Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực. | Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn. | Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực xử cho Tử Văn thắng kiện. | - Thái độ luôn một mực kêu oan của Tử văn chứng tỏ chàng không hề nhụt chí, run rẩy hay khiếp sợ trước cảnh địa ngục, ma quỷ xung quanh mình. - Chàng quyết đấu tranh cho lẽ phải, cho công lí. Điều đó rất đáng trân trọng ở con người này. - Tử Văn đã thắng kiện chứng tỏ cái thiện, cái chính nghĩa đã thắng cái gian tà, cái ác. Tên họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng, dân gian được bình an, Thổ công được trả lại đền. #### b. Thế giới hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm - Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố "kì" và yếu tố "thực". - Câu chuyện đầy tính chất kì ảo bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, với những cảnh vật khác thường, với chuyện người chết đi, sống lại, từ dương gian đến địa phủ, từ cõi âm về lại cõi trần - Câu chuyện lại có vẻ như "người thực, việc thực" bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán, thời gian, địa điểm xảy ra sự việc: "Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang", "Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn".... - Yếu tố kì ảo là biện pháp nghệ thuật làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện. - Yếu tố hiện thực làm tăng tính xác thực, làm cho câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc à Chủ đề của tác phẩm: Niềm tin của tác giả chính nghĩa sẽ thắng cường bạo, gian tà, đẩy lùi sự mê tín, dị đoạn tồn tại cố hữu trong suy nghĩ của con người. #### c. Lời kể chuyện và lời bình cuối truyện - Người kể chuyện - Người kể chuyện: Ngôi thứ ba – không trực tiếp tham gia vào câu chuyện, quan sát và đánh giá khách quan về nhân vật và diễn biến của câu chuyện - Lời kể này đã giúp người đọc hình dung một cách khái quát và khách quan về nhân vật Ngô Tử Văn ở đầu tác phẩm à Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, chưa thoát khỏi lối kể dân gian, gây sự chú ý của người đọc. - Lời bình cuối truyện là lời người kể (cũng là lời của Nguyễn Dữ, bình luận về ý nghĩa của truyện) * Lời bình cuối truyện Than ôi! Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi. à Lòng cảm phục và thái độ ngợi ca của Nguyễn Dữ đã được thể hiện một cách trực tiếp trong lời bình ngay sau kết thúc truyện. Theo ông, con người sống trên đời không sợ “cứng quá thì gãy” mà chỉ sợ không thể cứng được. Ngô Tử Văn một kẻ sĩ nước Việt là người đã luôn giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Cũng từ nhân vật này, người đọc có thể thấy Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách kẻ sĩ. Thực ra đã là trí thức thì cần rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Quan niệm của Nguyễn Dữ về nhân cách kẻ sĩ không phải không đúng nhưng có lẽ chưa đầy đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lức nào cũng cứng quá thì chắc chắn cũng sẽ cổ lúc phải gãy. ### 3. Tổng kết #### a. Nội dung - “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn - một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. - Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng. #### b. Nghệ thuật - Bằng cách kể chuyện lôi cuốn với những tình tiết và cách xây dựng truyện giàu kịch tính, Nguyễn Dữ đã dựng nên bức chân dung của nhân vật Ngô Tử Văn một cách sắc nét và sinh động. - Truyện sử dụng những chi tiết kì ảo, hoang đường khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, hứng thú với người đọc.

Use Quizgecko on...
Browser
Browser