4 - Hội chứng thiếu máu (Anemia) PDF

Document Details

BrilliantStrength

Uploaded by BrilliantStrength

Tags

hematology blood disorders anemia

Summary

This document provides an overview of anemia, including the causes, symptoms, and treatments of various types of blood disorders. It also discusses the physiology of blood and related processes.

Full Transcript

4 - Hội chứng thiếu máu (Anemia) Mục tiêu học tập: 1. Tb được các nguyên nhân gây thiếu máu, 2. Tb được triệu chứng lâm sàng của hội chứng thiếu máu. 3. Tb được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và biện pháp điều trị một số bệnh lý thiếu máu. 1. Đại cương 1.1. Sinh lý máu - Khối lượng máu chi...

4 - Hội chứng thiếu máu (Anemia) Mục tiêu học tập: 1. Tb được các nguyên nhân gây thiếu máu, 2. Tb được triệu chứng lâm sàng của hội chứng thiếu máu. 3. Tb được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và biện pháp điều trị một số bệnh lý thiếu máu. 1. Đại cương 1.1. Sinh lý máu - Khối lượng máu chiếm 7-9% tổng trọng lượng cơ thể. Trong máu: + Huyết tương (54%): Huyết thanh và fibrinogen. + Huyết cầu (46%): Hồng cầu (Red Blood Cell – RBC), Bạch cầu (White Blood Cell – WBC), Tiểu cầu (Platalet – PLT) - Nguồn gốc: 1.2. Quá trình sản sinh HC. - Các giai đoạn phát triển: Tế bào gốc tủy xương  Tiền nguyên HC  Nguyên HC ưa base  Nguyên HC đa sắc  Nguyên HC ưa acid  HC lưới  HC trưởng thành. - Các yếu tố cần thiết cho sự sản sinh HC: Protein, Fe2+, acid folic, vitamin B12. - HC trưởng thành sống trong máu ngoại vi 120 ngày rồi chết ở tổ chức liên võng nội mô (gan, lách…). 1/6 1.3. Một số xét nghiệm huyết học. a. Xét nghiệm công thức máu. Tăng Đa HC nguyên phát (Hội chứng tăng sinh tủy xương), đa HC thứ phát. SL HC Giảm Thiếu máu cấp, mạn tính hoặc cơn tan máu cấp. Leukemia cấp (tăng BC non), Leukemia thể tủy mạn tính (tăng BC hạt), nhiễm Tăng khuẩn, u lympho Hodgkin (tăng BC hạt trung tính), tăng BC ưa acid trong bệnh SL BC dị ứng, bệnh do KST (giun, sán). Giảm Suy tủy xương, nhiễm khuẩn thương hàn, nhiễm VR, cường lách. Leukemia cấp dòng TC, tăng TC vô căn (hội chứng tăng sinh tủy xương ác Tăng SL TC tính), sau điều trị phẫu thuật cắt lách. Giảm Xuất huyết giảm TC tự miễn, suy tủy xương, sốt xuất huyết. Lượng Hb Giảm Thiếu máu (thiếu máu nhược sắc). Tăng Tan máu và thiếu máu có hồi phục. HC lưới Giảm Suy tủy xương. b. Tủy đồ. Tủy đồ cho biết số lượng tế bào tủy có nhân trong tổng thể tế bào tủy, hình thái của các dòng tế bào, tỷ lệ giữa chúng và tỷ lệ trong cùng 1 dòng, sự có mặt hay không của những tế bào không bình thường. => Chẩn đoán bệnh máu và hệ tạo máu rất tốt. c. Hematocrit. - Hematocrit là tỷ lệ thể tích của phần HC chiếm chỗ so với thể tích máu đã biết sau khi ly tâm, thường tính bằng tỷ lệ % của khối lượng HC so với máu toàn phần đã chống đông. - Bình thường, tỷ lệ này ở nam là 45-50%, nữ 40-45%. + Giảm thể tích HC: Thiếu máu do các nguyên nhân tan máu. + Tăng thể tích HC: Bệnh tăng HC nguyên phát. d. Tốc độ máu lắng. - Lấy máu có chống đông và để cho HC lắng xuống tự nhiên, tính chiều cao cột huyết tương nổi lên trên cột máu. - Bình thường, tốc độ máu lắng sau giờ thứ nhất là 5-10mm, sau 2h là 10mm. + Tăng: Bệnh lao, tình trạng viêm. + Giảm: Tình trạng tăng HC. 2/6 e. Các xét nghiệm đông máu. Định nghĩa Bthường Thời gian Thời gian từ khi bắt đầu rạch vào Tăng: Giảm TC, giảm nặng fibrinogen, chảy máu. da và máu chảy ra cho đến khi 2-4m tổn thương thành mạch. hết chảy máu. Thời gian Thời gian tính từ lúc máu lấy ra Tăng: Bệnh Hemophylia, điều trị bằng đông máu khỏi cơ thể (không chống đông) 8-12m heparin. cho đến khi máu đông hoàn toàn. Giảm: Tăng đông máu. Thời gian Thời gian đông máu đã chống 1m30s - Tăng: Bệnh hemophylia, thiếu các yếu Howell đông với citrat natri (oxalat 2m15s tố đông máu. natri) bằng cách cho Calci vào. Thời gian Thời gian đông huyết tương với Tăng: Tổn thương cơ quan tạo Quick và tỷ sự can thiệp của Calci và prothrombin (xơ gan, thiếu vitamin K, lệ phức hệ thromboplastin từ ngoài đưa vào. 11-13s suy gan), sau điều trị chống đông, bệnh prothrombin lý bẩm sinh thiếu 1 vài yếu tố trong phức hệ prothrombin. Thời gian co Thời gian sau khi máu đông đến Tăng: Giảm số lượng, chất lượng TC, đa cục máu khi cục máu co lại hoàn toàn. HC, giảm fibrinogen. 1-3h đông Giảm: Thiếu máu nặng, tắc mạch sau phẫu thuật. 1.4. Hội chứng thiếu máu - Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu/hemoglobin ở máu ngoại vi so với người khỏe mạnh: + Cùng giới: SL hồng cầu ở nam > Nữ (do testosteron). + Cùng lứa tuổi: Trẻ em > Người trưởng thành > Người già (Chỉ có tủy đỏ sinh máu, khi lớn: Tủy đỏ  Tủy vàng). + Cùng điều kiện: Người sống ở vùng cao > Đồng bằng (do thiếu O2). - Biểu hiện: Thiếu oxy ở mô và tổ chức trong cơ thể. - Bệnh nhân được gọi là thiếu máu khi có 2 trong 3 dấu hiệu: + SL HC (RBC) giảm dưới mức bình thường. + Nồng độ Hb (HGB) giảm dưới mức bình thường. + Hematocrit (HCT) giảm dưới mức bình thường 3/6 - Phân loại: + Theo nguyên nhân, theo diễn biến: Cấp tính, mạn tính. + Theo MCV (thể tích trung bình HC):  Thiếu máu HC nhỏ  Thiếu máu HC bình thường.  Thiếu máu HC to. + Theo cơ chế bệnh sinh: Tủy xương giảm sinh HC, tăng hủy hoại HC. 2. Nguyên nhân gây thiếu máu (3): 2.1. Giảm sản xuất hồng cầu trong tủy xương - Suy tủy: Giảm sản xuất cả 3 dòng. - Bệnh bạch cầu cấp (leukemia): Bạch cầu tăng, hồng cầu giảm. - Thiếu nguyên liệu tạo máu: thiếu erythropoietin (suy thận mạn), thiếu vitamin B12, acid folic, thiếu sắt 2.2. Vỡ hồng cầu (tan máu) - Nguyên nhân tại hồng cầu: + Hồng cầu hình liềm (HbS). + Thallasemia. + Thiếu hụt G6PD: Bệnh di truyền trên NST X (Biểu hiện: Cơn vỡ HC khi uống thuốc chống sốt rét, PAS, sulfamid, vitamin C). - Nguyên nhân ngoài hồng cầu: + Truyền nhầm nhóm máu. + Khác biệt yếu tố Rh mẹ con. + Bệnh thiếu máu tan máu tự miễn (SLE). + Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. + Thuốc, hóa chất: Sulfamid, quinin, benzen, phenol… 2.3. Chảy máu - Cấp tính: Phẫu thuật, chấn thương, xuất huyết tạng nặng. - Mạn tính: Trĩ, nhiễm giun móc, xuất huyết do loét dạ dày tá tràng/ viêm trực tràng chảy máu… 4/6 3. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng Thiếu máu cấp tính Thiếu máu mạn tính Da – niêm mạc Xanh nhợt: xuất hiện sớm Xanh nhợt: xuất hiện từ từ, kín đáo Thần kinh Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất Ù tai, đau đầu, chóng mặt, buồn bã Tim mạch Nhịp tim nhanh, HA giảm, tiếng thổi Nhịp nhanh, đau ngực, suy tim tâm thu Hô hấp Khó thở, nhịp thở nhanh Khó thở khi gắng sức Tiêu hóa Chán ăn, tiêu chảy/ táo bón Sinh dục Rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng tình dục Lông tóc móng Khô, rụng, dễ gãy, móng tay khum *Thiếu máu do cơn tan máu cấp = Triệu chứng tan máu cấp + Triệu chứng thiếu máu cấp tính. - Triệu chứng tan máu cấp tính: + Sốt cao rét run từng cơn. + Vàng da, vàng niêm mạc. Nước tiểu sẫm màu (đỏ nâu): HC vỡ hàng loạt  Hb được thải ra ngoài. + Đau bụng, đau nhiều, lách to. + Suy tim cấp (do giảm thể tích tuần hoàn), suy thận cấp. *Cận lâm sàng: - RBC (hồng cầu) giảm. - HGB (hemoglobin) giảm. - HCT (hematocrit) giảm. - Hồng cầu lưới tăng hoặc giảm tùy nguyên nhân: + Tăng khi mất máu ngoại vi, tủy xương bù đắp bằng cách giải phong nhiều ra ngoài. + Giảm khi nguyên nhân thiếu máu thuộc tủy xương. 5/6 4. Thiếu máu do thiếu sắt: 4.1. Nguyên nhân - Tăng: + Nhu cầu: Phụ nữ có thai, cho con bú + Thải trừ: Mất máu, nhiễm kí sinh trùng đường ruột. - Giảm: + Cung cấp: Chế độ ăn thiếu sắt. + Hấp thu: bệnh lí dạ dày, ruột non, tá tràng. 4.2. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng của thiếu máu mạn tính 4.3. Điều trị: - Loại bỏ nguyên nhân. - Bổ sung sắt: + Chế độ ăn giàu sắt. + Thuốc: Sắt sulfat 200-300mg/ngày x 3-6 tháng. 6/6

Use Quizgecko on...
Browser
Browser