PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QT ĐÀO TẠO PDF
Document Details
Uploaded by Deleted User
Tags
Related
- Student Apprenticeship Program Components PDF
- Employee Training and Development PDF
- Programació Didàctica D'accions Formatives Per A L'ocupació PDF
- Strategic Human Resource Development PDF
- Role of Apex Institutes in Human Resources Development PDF
- Leadership Training Program for Secondary School Leaders (PDF)
Summary
This document discusses the development of educational programs and the organization of training. It covers key concepts, such as defining an educational program, development strategies, and training design.
Full Transcript
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CHƢƠNG 1: PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO I. Một số khái niệm 1. Thế nào là chƣơng trình đào tạo Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt độn...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CHƢƠNG 1: PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO I. Một số khái niệm 1. Thế nào là chƣơng trình đào tạo Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Bản thiết kế đó cho ta biết mục tiêu, nội dung, phương pháp và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một tiến trình và thời gian biểu chặt chẽ. Các nhà thiết kế chương trình lập kế hoạch thực hiện dạy học theo các chương trình môn học. Tuy nhiên cần lưu ý có thể có những vấn đề xảy ra ngoài kế hoạch, trên lớp học. Khi chương trình được thực hiện, nó phụ thuộc vào trình độ, định hướng giá trị của giáo viên, vào điều kiện thực tế của lớp học. Do đó có thể coi chương trình không phải như kế hoạch cứng mà là một hoạt động sống của giáo viên và học sinh trong những điều kiện cụ thể. 2. Chƣơng trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo của một ngành hoặc một vài ngành (song ngành, ngành chính – phụ), quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo người học sau khi học xong chương trình. 3. Chƣơng trình khung (Core Curriculum): Chương trình khung = Khung chương trình + Phần nội dung cứng. 4. Khung chƣơng trình (Curriculum Frame Work) Là văn bản Nhà nước quy định khối lượng tối thiểu và có sẵn kiến thức cho các chương trình đào tạo. Khung chương trình xác định sự khác biệt về chương trình tương ứng với các trình độ đào tạo khác nhau. 5. Phát triển chƣơng trình đào tạo đƣợc dùng khi chƣơng trình đào tạo đƣợc coi là quá trình liên tục, hoàn thiện và phát triển 6. Các nhà phát triển chƣơng trình đào tạo Nhà phát triển chương trình dạy học là những người chịu trách nhiệm tự lập kế hoạch, xây dựng và sản xuất một chương trình dạy học. Ngoài ra họ còn có trách nhiệm cung cấp những hướng dẫn cụ thể để thực hiện chương trình dạy học, còn trong văn bản và đánh giá những ảnh hưởng tới học sinh và giáo viên. 7. Thay đổi chƣơng trình đào tạo Theo Colin J.Monsh và George Willis (bản dịch tiếng Việt 2005, trang 166), sự thay đổi chương trình dạy học là thuật ngữ bao gồm một tập hợp khái niệm như sự đổi mới sự phát triển, có sự ứng dụng. Sự thay đổi đó bao gồm những nội dung nằm trong và nằm ngoài kế hoạch. Nó có thể là (Theo Fullan 1991): - Sự cơ cấu lại chương trình dạy học. - Việc sử dụng giáo trình mới. - Sự thay đổi trong hoạt động giảng dạy. (áp dụng các hoạt động, kỹ thuật hay cách ứng xử mới trong giảng dạy). - Những thay đổi trong quan điểm và sự hiểu biết về ảnh hưởng của chương trình dạy học đến hoạt động đào tạo học sinh. 8. Đổi mới Theo Hendesson (1985) “Quá trình đổi mới là việc áp dụng một cách có kế hoạch các kết quả hoặc phương tiện mới đối với hệ thống giáo dục được áp dụng và nhằm cải thiện hiệu quả, hiệu suất của hệ thống”. - Định nghĩa này quan tâm không chỉ ở sự nhận thức, ý định đổi mới mà đặc biệt quan tâm đến những quá trình thực hiện, triển khai đổi mới chương trình dạy học. - Định nghĩa này cũng đặc biệt quan tâm đến nâng cao tính hiệu quả của hệ thống. Sự đổi mới phải dùng đến sự cải thiện những cái đang có. Những sự cải thiện đó sẽ được áp dụng và được đánh giá bởi giáo viên và học sinh. 9. Truyền bá và phổ biến Đây là những thuật ngữ quan trọng giúp chúng ta hiểu được những hoạt động cơ bản của các nhà phát triển chương trình. 2 Rogers (1983) định nghĩa truyền bá là “phổ biến một cách rộng rãi và không có kế hoạch những ý tưởng mới”. Theo Rogers, sự truyền bá là quá trình trao đổi thông tin hai chiều vì theo ông, các nhóm hay cá nhân trước khi quyết định áp dụng sự đổi mới thường tìm kiếm thông tin về sự đổi mới đó, phân tích, đánh giá chúng một cách kỹ lưỡng. Sự đổi mới có thể được truyền bá qua nhiều kênh thông tin khác nhau, từ các phương tiện thông tin đại chúng cho đến trao đổi trực tiếp. Thuật ngữ phổ biến có phạm vi hẹp hơn so với truyền bá, là sự nỗ lực nhằm thông báo cho cá nhân hay nhóm và những đổi mới (Culby, 2000), tập trung sự quan tâm đến việc áp dụng những đổi mới đó. Một số tác giả (Rosenan, 1973; Florio và Sikorski, 1977) xem phổ biến giống như hoạt động Marketting và họ có những hướng dẫn chi tiết làm thế nào để có được những thông tin cần thiết về những sáng kiến. Một số tác giả khác (Sarason, 1990; Sinpson, 1990) cho rằng việc phổ biến nên được diễn ra trong một khung văn hoá nhất định. Cần quan tâm đến quan điểm, cơ cấu hành chính của cơ sở giáo dục và chỉ nên phổ biến những sáng kiến phù hợp với tiêu chí của các lịch sử giáo dục đó. 3 II. Các cách tiếp cận trong việc xây dựng chƣơng trình đào tạo 1. Cách tiếp cận nội dung Với quan niệm này, giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung kiến thức. Đây là cách tiếp cận cổ điển trong xây dựng chương trình đào tạo, theo đó mục tiêu của đào tạo chính là nội dung kiến thức. Theo cách tiếp cận này, chương trình đào tạo không khác gì bản mục lục của sách giáo khoa..Phương pháp giảng dạy thích hợp với cách tiếp cận này phải nhằm mục tiêu truyền thụ nhiều kiến thức nhất. Việc đánh giá kết quả học tập sẽ gặp khó khăn vì mức độ nông sâu của kiến thức không được thể hiện rõ ràng. Với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ như vũ bão, kiến thức gia tăng theo hàm mũ, chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng này sẽ bế tắc vì không thể truyền thụ đủ nội dung trong một thời gian hạn chế, và nội dung truyền thụ cũng nhanh chóng lạc hậu. 2.Cách tiếp cận mục tiêu Theo cách tiếp cận này, chương trình đào tạo phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Dựa trên mục tiêu đào tạo người lập chương trình mới quyết định được nội dung, phương pháp đào tạo cũng như cách đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu đào tạo ở đây được thể hiện dưới dạng mục tiêu đầu ra: những thay đổi về hành vi của người học. Cách tiếp cận mục tiêu chú trọng đến sản phẩm đào tạo và coi đào tạo là quy trình để tạo nên các sản phẩm với các tiêu chuẩn định sẵn. Theo cách tiếp cận này, người ta quan tâm tới những thay đổi của người học sau khi kết thúc khóa học về hành vi trong các lĩnh vực nhận thức, kĩ năng, thái độ. Mục tiêu đào tạo phải được xây dựng rõ ràng sao cho có thể định lượng được và dùng nó làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo. Dựa vào mục tiêu đào tạo có thể đề ra kiến thức đào tạo, phương pháp giảng dạy cần để đạt được mục tiêu đề ra và phương pháp đánh giá thích hợp theo các mục tiêu đào tạo. Với cách tiếp cận mục tiêu ,có thể chuẩn hóa chuẩn hóa quy trình xây dựng chương trình đào tạo cũng như quy trình đào tạo theo một công nghệ nhất định. Chính vì vậy, chương trình đào tạo được xây dựng theo kiểu này còn được gọi là chương trình đào tạo kiểu công nghệ. Ưu điểm của việc xây dựng chương trìnhtheo cách tiếp cận này là 4 - Mục tiêu đào tạo cụ thể và chi tiết , tạo thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và chất lượng của chương trình đào tạo - Người dạy và người học biết rõ cần phải dạy và học như thế nào để đạt được mục tiêu -Cho phép xác định được các hình thức đánh giá kết quả học tập của người học 3.Cách tiếp cận phát triển Triết Lí: Chương trình đào tạo là một quá trình và giáo dục là một sụ phát triển( Kelly) Theo cách tiếp cận này, giáo dục phải phát triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, làm cho họ làm chủ được những tình huống, đương đầu với những thách thức sẽ gặp phải trong cuộc đời một cách chủ động và sáng tạo. Giáo dục là quá trình tiếp diễn liên tục trong suốt cuộc đời. Do vậy nó không thể được đặc trưng bằng chỉ một mục đích cuối cùng nào. Chính vì vậy, chương trình đào tạo phải là một quá trình cần thực hiện sao cho có thể giúp người học phát triển tối đa tối đa các chất sẵn có, có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi, với một thế giới không ngừng biến động. Sản phẩm của quá trình đào tạo phải đa dạng chứ không gò bó theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Cách tiếp cận theo quá trình chú trọng đến việc dạy người học cách học hơn là chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức. Cách tiếp cận phát triển gắn với quan niệm „‟người học là trung tâm”. Các bài được tổ chức dưới dạng các hoạt động khác nhau nhằm giúp học viên thu thập dần các thể nghiệm học tập thông qua việc giải quyết các tình huống, tạo cho sinh viên có cơ hội được thử thách trước những thách thức khác nhau. Trong khi theo cách tiếp cận mục tiêu, người ta quan tâm nhiều đến việc học sinh sau khi học có đạt được mục tiêu hay không mà không quan tâm nhiều đến quá trình đào tạo, thì theo cách tiếp cận phát triển , người ta quan tâm nhiều đến hoạt động của người dạy và người học trong quá trình.. Người dạy phải hướng dẫn người học tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho người học có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 5 Theo cách tiếp cận này, quá trình dạy học phải tạo hứng thú cho người học, người học phải chủ động tham gia vào quá trình dạy học; người học phải được hướng dẫn và thường xuyên có thông tin phản hồi từ người dạy; người học phải được cung cấp phương tiện và vật liệu hỗ trợ quá trình giáo dục; ngừoi học phải có nhiều cơ hội thực hành; người dạy phải sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau một cách phù hợp. 4. Cách tiếp cận phát triển năng lực ngƣời học Theo cách tiếp cận này thì mục tiêu của chương trình đào tạo được cụ thể hóa bằng hệ thống năng lực: năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt. - Năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.. - Năng lực chuyên biệt: tương ứng với các năng lực của chuyên ngành được đào tạo III. Phát triển chƣơng trình đào tạo Phát triển chương trình đào tạo có thể được xem nhƣ một quá trình hòa quyện vào trong quá trình đào tạo, bao gồm 5 bước: - Phân tích tình hình - Xác định mục đích chung và mục tiêu -Thiết kế -Thực thi -Đánh giá Quá trình này cần phải được hiểu như một quá trình liên tục và khép kín. Vì vậy, 5 bước nêu trên không phải được sắp xếp thẳng hàng mà phải được xếp theo một vòng tròn. Cách sắp xếp trên cho thấy đây là một quá trình liên tục để hoàn thiện và không ngừng phát triển chương trình đào tạo, khâu nọ ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kia, không thể tách rời từng khâu riêng rẽ hoặc không xem xét đến tác động hữu cơ của các khâu khác. Chẳng hạn, khi bắt đầu thiết kế một chương trình đào tạo cho một khóa học nào đó người ta phải đánh giá chương trình đào tạo hiện hành(khâu đánh giá chương trình đào tạo),sau đó kết hợp với việc phân tích tình hình cụ thể- các điều kiện dạy học trong và ngoài trường, nhu cầu đào tạo của người học và của xã hội,...( khâu phân tích tình hình) để đưa ra mục tiêu đào tạo của khóa học. Tiếp đến, trên cơ sở mục tiêu đào tạo mới xác 6 định nội dung đào tạo, lựa chọn các phương pháp giảng dạy, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, phương pháp kiểm tra, thi thích hợp để đánh giá kết quả học tập. Tiếp đến cần tiến hành thử nghiệm chương trình đào tạo ở quy mô nhỏ xem nó có thực sư đạt yêu cầu hay phải điều chỉnh. Toàn bộ công đoạn trên được xem như giai đoạn thiết kế. Kết quả của giai đoạn thiết kế là một bản chương trình đào tạo cụ thể, Nó cho biết mục tiêu đào tạo , nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, các diều kiện và phương tiện hỗ trợ đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như việc phân phối thời gian đào tạo. Sau khi thiết kế xong chương trình đào tạo cóp thể đưa nó vào thực thi, tiếp đến là khâu đánh giá. Tuy nhiên việc đánh giá chương trình đào tạo không phải chờ đến giai đoạn cuối cùng này mà cần được thực hiện trong mọi khâu. Chẳng hạn, ngay trong khi thực thì có thể chương trình sẽ tự bộc lộ những nhược điểm của nó, hay qua ý kiến đóng góp của người học, người dạy có thể biết phải hoàn thiện nó như thế nào. Sau đó, khi khóa đào tạo kết thúc thì việc đánh giá tổng kết cả một chu trình đào tạo này phải được đề ra. Người dạy, người xây dựng và quản lí chương trình đào tạo phải luôn tự đánh giá chương trình ở mọi khâu, qua mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khóa học để rồi vào năm học mới phân tích tình hình, điều kiện mới sẽ lại hoàn thiện hoặc xây dựng lại mục tiêu đào tạo. Rồi dựa trên mục tiêu đào tạo mới, tình hình mới lại thiết kế lại hoặc hoàn chỉnh hơn chương trình đào tạo. Cứ như vậy, chương trình đào tạo sẽ liên tục được hoàn thiện không ngừng phát triển cùng với quá trình đào tạo. Như vậy, khái niệm” phát triển chương trình đào tạo” xem việc xây dựng chương trình là một quá trình chứ không phải là một trạng thái hoặc một giai đoạn tách biệt của quá trình đào tạo. Đặc điểm của cách nhìn nhận này là phải luôn tìm kiếm thông tin phản hồi ở tất cả các khâu về chương trình đào tạo để kịp thời diều chỉnh từng khâu của quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình nhằm không ngừng đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo của xã hội. IV. Cấu trúc của chƣơng trình đào tạo cấp đại học trên thế giơi và Việt nam 1.Trình độ đại học Trên thế giới, nội dung chương trình đào tạo bậc đại học phát triển rất nhiều qua các thời kì lịch sử. Cho đến nay , phổ biến ở các chương trình đào tạo là 3 phần nội dung: Giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp , các kĩ năng cơ bản và nâng cao. 7 1.1 Giáo dục đại cương Các nhà lí luận về giáo dục đại học phương Tây đã đưa ra nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau đối với giáo dục đại cương: Giáo dục đại cương là yêu cầu tiên quyết cho việc học chuyên ngành; là những điều chung nhất của văn hóa nhân loại; là một kinh nghiệm tổng hợp nằm trên khối đồng nhất các kiến thức; là sự chuẩn bị để tham gia vào xã hội dân chủ; là một liều thuốc giải độc cho tình trạng dã man, vôvăn hóa... Ở nhiều nước, nội dung giáo dục đại cương thường bao gồm: - Các kĩ năng học tập cao xuất phát từ các kĩ năng học tập cơ bản ( đọc, viết, tính toán) như Anh ngữ,toán học, sau đó là các ngọai ngữ khác, giáo dục thể chất. - Các môn học diện rộng theo lĩnh vực, chẳng hạn một số môn trong 3 lĩnh vực rộng: nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - Các giáo trình hiểu biết chung như: nghệ thuật, nhà nước và thiết chế, tôn giáo... Ở Việt Nam, từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới giáo dục đại học ( sau năm 1987 ), kiến thức giáo dục đại cương là một trong hai thành phần của chương trình đào tạo đại học. Kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các học phần được lắp ghép từ 6 lĩnh vực: Khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và toán học, ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất 1.2- Giáo dục chuyên nghiệp Trong giáo dục chuyên nghiệp, một thành phần quan trọng nhất được gọi là ngành đào tạo chính, nhằm cung cấp cho sinh viên khối kiến thức , phương pháp học tập hoặc thực tập thích hợp với một chuyên môn hoặc lĩnh vực chuyên môn. Cùng với ngành đào tạo chính có ngành đào tạo phụ là một ngành đào tạo chính được rút ngắn. Về loại hình ngành đào tạo chính thì phổ biến nhất là đơn môn; liên kết đa môn;ngành đào tạo chính kép; ngành đào tạo chính- ngành đào tạo phụ. Ở Việt Nam, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm 3 bộ phận ( Quy định từ sau năm 1987 ) - Nhóm học phần cốt lõi: Bao gồm kiến thức cơ sở của ngành hoặc liên ngành, bao gồm cả các học phần khoa học cơ bản phục vụ cho chuyên môn, ngoại ngữ chuyên ngành và khoa học quân sự chuyên ngành. Riêng với chương trình đào tạo giáo viên còn bao gồm cả kiến thức về tâm lí học, giáo dục học và phương pháp giảng day bộ môn. - Nhóm học phần chuyên môn chính 8 - Nhóm học phần chuyên môn phụ( không nhất thiết phải có ) Các khối kiến thức nêu trên có thể chứa trong các học phần thuộc 3 loại: Học phần bắt buộc phải học, học phần tự chọn( theo hướng dẫn của nhà trường) và học phần tùy ý. Riêng với khối kiến thức cốt lõi chỉ chứa các học phần bắt buộc. 1.3- Các kĩ năng và kiến thức cơ bản và nâng cao Phần kĩ năng và kiến thức cơ bản và nâng cao trong chương trình đào tạo đại học đôi khi được ghép vào phần giáo dục đại cương hoặc giáo dục chuyên nghiệp. Trong đào tạo theo học chế tín chỉ , để đạt bằng cử nhân, sinh viên thường phải tích lũy đủ 120-136 tín chỉ( Mĩ),120- 135 tín chỉ( Nhật), 120- 150 tín chỉ( Thái Lan)... 2. Trình độ cao đẳng Ở Việt Nam, trình độ cao đẳng có hai loại hìnhchính là cao đẳng thực hành ( cao đẳng kĩ thuật , cao đẳng nông nghiệp, cao đẳng nghệ thuât, cao đẳng y tế...) và cao đẳng cơ bản ( Cao đẳng sư phạm và một số cao đẳng Nghiệp vụ... ). Chương trình cao đẳng thực hành có chủ định cung cấp cho người học các kiến thức và kĩ năng hoạt động nghề nghiệp là chủ yếu , do đó khối lượng kiến thức giáo dục đại cương giới hạn ở mức vừa đủ cho người học tiếp thu được các kiến thức nghề nghiệp. Một bộ phận kiến thức về nghề nghiệp được bố trí dưới dạng các học phần thực hành ( Có thể đến 50% hoặc nhiều hơn ). Ngược lại, chương trình đào tạo của các dạng cao đẳng cơ bản có thể xem như một bộ phận cấu thành của chương trình đào tạo đại học thuộc ngành tương ứng. Do đó, chương trình đào tạo cao đẳng loại này có thể chứa trọn vẹn hoặc chứa một phần khối lượng liến thức Giáo dục đại cương của chương trình đào tạo đại học tương ứng. Để đạt bằng thạc sĩ (master), sinh viên phải tích lũy30- 36 tín chỉ (Mĩ), 30 tín chỉ( Nhật), 36 tín chỉ ( Thái Lan)... 9 CHƢƠNG II: TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Xây dựng kế hoạch cấp cơ sở đào tạo 1.1. Các trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ a. Khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tùy thuộc chương trình, khóa học được quy định như sau: - Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo. - Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung họcphổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp ; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo. b. Một năm học có hai học kì chính, mỗi học kì chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kì chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một kì học phụ để sinh viên có điều kiện học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kì phụ có ít nhất 5 tuần thực học và một tuần thi. 1.2. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương trình, Hiệu trưởng dự kiến phân bố số học phần cho tong năm học, từng học kì. 1.3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với hai học kì đối với các khóa học dưới 3 năm; 4 học kì đối với các khóa học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kì đối với các khóa học từ 5 đến 6 năm. Tùy theo điều kiện đào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian tối đa cho mỗi chương trình, nhưng không đựơc vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó. 10 Các đối tượng được hướng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình. 2. Xây dựng kế hoạch của giáo viên 2.1. Lập kế hoạch dạy học môn học Các chưong trình môn học sau khi được hội đồng khoa học của khoa thông qua, hội đồng khoa học trường thẩm định sẽ trở thành văn bản mang tính chất pháp lý buộc giáo viên tuân theo trong quá trình đào tạo. Để xây dựng kế hoạch dạy học môn học, giáo viên cần thực hiện những công việc sau: a) Phân tích môn học: Người dạy cần giới thiệu và trình bày môn học như một tổng thể thống nhất cho người học. Sau đó phân tích tỉ mỉ hơn, xác định những nội dung trọng tâm cần chú ý. Cần trình bày chương trình học theo cấu trúc logic và sự tiến triển của nó. b) Phân tích đặc điểm của người học: Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lí - giáo dục, đặc điểm xã hội của người học cho phép xây dựng kế hoạch dạy học khả thi và dẫn đến sự phát triển cho người học. Các phương pháp có thể sử dụng để phân tích đặc điểm người học là điều tra bằng phiếu, nghiên cứu hồ sơ học viên, phỏng vấn… c) Phân tích môi trường học tập: Có hai khía cạnh cần quan tâm, đó là môi trường tâm lí - xã hội, và môi trường vật chất để lập kế hoạch chuẩn bị, điều kiện tâm lí, trí tuệ, xã hội và vật chất thuận lợi cho tổ chức dạy học. d) Xây dựng kế hoạch dạy học Có thể tham khảo mẫu sau: KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN GDH Năm học: Lớp: ……………………………Khoa……………..K…… 11 * Mục đích: Môn học nhằm tổ chức cho người học lĩnh hội hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản về GDH, tạo điều kiện học tập phương pháp dạy họcchuyên ngành. * Mục tiêu: Người học cần đạt được kết quả học tập sau: - Kiến thức: Hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức chung về GDH, về tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí giáo dục trong trường phổ thông: - Kỹ năng: + Giải quyết được những bài tập tình huống phức tạp trong thực tiễn giáo dục. + Xây dựng kế hoạch dạy học môn học, kế hoạch bài giảng. + Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm. - Thái độ: + Học tập tích cực, tự giác, sáng tạo. + Yêu trẻ em, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. 2.2. Xây dựng kế hoạch bài giảng * Định nghĩa: Kế hoạch bài giảng (giáo án) là sự chuẩn bị của giáo viên đối với bài học. Trong đó giáo viên xác định mục tiêu, các công việc và lôgic công việc mà họ muốn diễn ra trong bài giảng cùng những cách thức thực hiện chúng để đạt mục tiêu đã định. * Tại sao phải lập kế hoạch bài giảng? - Kế hoạch bài giảng giúp giáo viên có ý tưởng rõ ràng về dạy học (Các kết quả học tập cần đạt và làm thế nào để giúp sinh viên đạt được kết quả đó). - Kế hoạch bài giảng hình thành hồ sơ về các bài bạn đã giảng, tạo điều kiện xem lại việc thực hiện bài giảng và tiến hành những bài giảng sau một cách tốt hơn. *Xây dựng kế hoạch bài giảng Để xây dựng kế hoạch bài giảng cần trả lời các câu hỏi: - Tại sao phải dạy học bài này? (ý nghĩa của bài học). - Dạy học cần đạt được kết quả học tập như thế nào? (mục tiêu). - Dạy học cho ai? (Đặc điểm người học). - Ai dạy? (Năng lực, phẩm chất của người dạy so với yêu cầu thực hiện bài giảng, tâm thế so sánh dạy học). - Dạy cái gì? (Nội dung dạy học). 12 - Dạy như thế nào? (Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học). - Dạy ở đâu? Môi trường học tập, tạo điều kiện cho dạy học. - Dạy khi nào? - Dạy trong bao nhiêu lâu? Kế hoạch dạy học càng rõ ràng về mục tiêu, nội dung, tiến hành và cách thức tiến hành, giáo viên càng tự tin và đảm bảo dạy học đạt kết quả mong muốn trên, giáo viên bắt đầu thiết kế bài giảng. * Viết mục tiêu bài giảng. Mục phải nêu rõ cái mà người học phải đạt được trên 3 hình thức: kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi học xong bài học. Viết mục tiêu cần cụ thể, giúp người dạy có thể kiểm tra được sự tiến bộ của người học và sinh viên tự kiểm tra được kết quả học tập của mình. Xây dựng mục tiêu bài học cần căn cứ vào mục tiêu chung của môn học và trình độ của người học. Việc nghiên cứu nội dung và phân tích các điều kiện khách quan, chủ quan để viết mục tiêu vừa sức là rất cần thiết. Mục tiêu bài học phải bao hàm cả 3 lĩnh vực học tập của sinh viên (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và phải diễn đạt bởi động từ mô tả những hoạt động có thể quan sát và đo lường được để thuận lợi cho việc đánh giá sau khi học xong. Sinh viên có thể đề đạt nguyện vọng của mình trong xây dựng mục tiêu. * Xây dựng cấu trúc và nội dung bài giảng Việc xây dựng nội dung bài giảng và tuân theo lôgic khoa học của môn học, vừa tuân theo lôgic nhận thức của người học. Thông thường, cấu trúc bài giảng gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết luận. * Phần Mở bài bao gồm những nội dung chính sau: - Tổ chức một hoạt động thu hút sự chú ý, quan tâm của người học: - Tích cực hoá khả năng của người học, qua đó kiểm tra xác định kiến thức, kỹ năng đã biết và những kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho người học. - Thông báo chủ đề và mục tiêu bài học. - Giới thiệu cấu trúc nội dung của bài học và ý nghĩa của bài học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên, hình thành động cơ học tập. Giúp họ xác định rõ nhiệm vụ học tập của mình. 13 - Giới thiệu học liệu cần thiết để thực hiện bài học (Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học khác). * Phần thân bài: Nhiệm vụ của giáo viên trong phần này là các hoạt động để thực hiện nội dung dạy học. Những hoạt động này có ý nghĩa như những phương pháp dạy học để giúp sinh viên đạt mục tiêu dạy học. Các hoạt động được sắp xếp theo tiến trình nội dung dạy học. Tuỳ theo nội dung bài giảng có tính chất lý thuyết hay thực hành, việc thực hiện phần thân bài có thể tiến hành theo: - Với bài giảng lý thuyết + Nếu nội dung lý thuyết quá lớn, nó cần được chia thành khúc thông tin, được thực hiện trong thời gian không quá 15 phút (do sự chú ý của người học khi nghe thuyết trình duy trì ở mức độ cao trong 10 phút đầu, sau đó giảm mạnh trong 10 phút tiếp theo). Sau đó giáo viên lập trình tự cho các khúc thông tin này. + Lựa chọn và chuẩn bị các hoạt động để trình bày các thông tin và cho người học áp dụng. + Xây dựng tóm tắt theo từng khúc thông tin: - Với bài giảng thực hành: Bước 1: Giới thiệu tổng quan toàn bộ kỹ năng, nêu vắn tắt những việc sinh viên sẽ làm, đưa một ví dụ về sản phẩm đạt chất lượng tốt. Tìm hiểu xem học viên đã biết gì về nhiệm vụ này và những gì họ đã làm được để dành thời gian nhiều hơn cho những gì họ chưa biết hoặc chưa làm được. Bước 2: Chứng minh kỹ năng này theo tốc độ bình thường. + Sinh viên nhìn thấy mọi việc giáo viên đang làm. + Sinh viên quan sát chăm chú các hoạt động, không nên nói gì trong bước này. Bước 3: Chứng minh chậm và mô tả từng bước. Làm lại từng bước một cách chậm và giảng cho học viên mọi điều họ cần biết (làm gì, tại sao làm, làm như thế nào?), bước này có thể thực hiện bằng những phương pháp sau: - Trình diễn. - Nghiên cứu tình huống (tình huống giáo dục hoặc dạy học nào đó). - Làm mẫu. 14 - Chỉ dẫn - Khám phá (cho người học viết báo cáo về một chủ đề nào đó, phân tích cách viết, từ đó đi đến kết luận cần thiết báo cáo như thế nào cho tốt. Bước 4: Kiểm tra xem các sinh viên đã hiểu bài chưa. Hãy yêu cầu các học viên mô tả bằng lời tất cả những gì xảy ra ở từng bước của quá trình này. Nếu ở thời điểm này có một vài học viên có đủ tự tin làm lại phần chứng minh. Một sinh viên hoặc giáo viên làm lại các bước, nói lại một cách chính xác ở mỗi bước bạn phải làm gì. Bước 5: Thực hành của sinh viên. Giáo viên quan sát, điều chỉnh, khuyến khích sinh viên. Bước 6: Kiểm tra xem các kỹ năng này đã đạt được các tiêu chuẩn thích hợp chưa? Cho sinh viên xem lại các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Nhận xét về sự thành thạo của người học. * Phần kết luận: Giáo viên cần có kế hoạch cho phần kết thúc bài giảng một cách hiệu quả bao gồm những nội dung sau: - Tổng kết một cách cô đọng các kết quả học tập đã đạt được. - Đưa ra ý kiến phản hồi: 2 chiều. Giáo viên nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của sinh viên và sinh viên đưa ra những đánh giá, nêu yêu cầu đối với bài giảng của giáo viên. - Dặn dò việc chuẩn bị bài học ở nhà và cho học tập tiếp theo. * Lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học * Lựa chọn các phương pháp dạy học: * Chuẩn bị phương tiện dạy học cho dạy học Để sáng chế phương tiện dạy học, giáo viên cần có các kỹ năng sau: - Xây dựng mô hình: Mô hình là một biểu tượng vật chất hoá. Hệ thống này phản ánh hay tái hiện đối tượng giúp cho ta có thông tin mới về đối tượng. - Quy trình xây dựng: + Hiểu được nội dung toàn bài, toàn chương hay cả môn học, xác định quan hệ cơ bản của các tri thức để lập sơ đồ. 15 + Vạch ra những yếu tố cần và đủ để phản ánh chân thực kết quả, đối tượng nghiên cứu, mối quan hệ giữa các yếu tố này. + Phản ánh quan hệ này qua hình vẽ, mô hình, sơ đồ. Mô hình có khả năng phản ánh đối tượng khách quan, qua đó giúp chúng ta thu được thông tin đầy đủ và rõ ràng về đối tượng nghiên cứu. * Việc lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá cần căn cứ vào kết quả học tập cần đạt. Cụ thể, cần tự trả lời câu hỏi để kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, có thể sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá nào? Để kiểm tra, đánh giá việc thực hành kỹ năng, có thể sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá nào? GIÁO ÁN Số:……………… Môn học:...................................................................................................... Bài học:........................................................................................................ Thời lượng:.................................................................................................. Ngày học:..................................................................................................... Thời gian:..................................................................................................... Giáo viên:.................................................................................................... I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: 2. Về kỹ năng: 3. Về thái độ: II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị của thầy: - Chuẩn bị của trò. III. Nội dung và tiến trình thực hiện tiết dạy: (thời gian……….) Thời gian Cấu trúc và Hoạt động Hoạt động Thiết bị đồ 16 nội dung của giáo viên của sinh viên dùng và tài liệu học tập 1 2 3 4 5 Mở bài Thân bài Kết luận IV. Câu hỏi và bài tập: V. Tự đánh giá của giáo viên: (Sau khi thực hiện xong bài giảng): - Về nội dung bài học. - Về phương pháp giảng dạy. - Về phương tiện dạy học. - Về thời gian. - Về sinh viên. Giáo viên soạn bài (Ký, ghi rõ họ tên) II. THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1 Quá trình thực hiện chƣơng trình đào tạo 1.1. Hoạt động dạy của giáo viên trong thực hiện chương trình đào tạo Giáo viên thực hiện các chương trình đào tạo như thế nào? Một số kỹ năng thực hiện bài giảng a) Xây dựng môi trường học tập Dạy học không đơn giản là truyền thụ kiến thưc, kỹ năng mà cần quan tâm đến các kỹ năng giao tiếp khác giữa giảng viên và các học viên trong bài giảng. Việc xây dựng môi trường làm việc tương tác, tích cực và thuận lợi nhất cho dạy học. - Xây dựng môi trường vật chất: Thoáng gió, mát, ánh sáng vừa đủ chỗ ngồi học hợp lí, tài liệu học tập đầy đủ, phương tiện dạy học hiện đại. - Môi trường xã hội: + Trung thực. + Tôn trọng. + Hài hước. 17 + Tin tưởng lẫn nhau. + Cởi mở. + Tuyệt mật + Sự chấp nhận các ý tưởng mới trong lớp…. - Kỹ năng làm việc theo nhóm. Mọi người ăn ý với nhau, hoàn thành một nhiệm vụ nhất định. Sự giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm trở thành nhân tố then chốt cho sự thành công. Thông thường bắt đầu vào học, người học sẽ đặt những câu hỏi: + Liệu giảng viên này có năng lực, công bằng và quan tâm đến mọi người không? + Việc đào tạo này có phù hợp với mình và đáp ứng được các nhu cầu của mình không? Chừng nào những câu hỏi này chưa được trả lời một cách chắc chắn, người học vẫn chưa hoàn toàn tập trung vào nội dung bài giảng. b) Sử dụng các kỹ năng giao tiếp 2 chiều: * Kỹ năng nghe: - Các kỹ năng nghe và trả lời đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng quan hệ tương tác giữa người dạy và người học. Các giảng viên cần lắng nghe và trả lời các học viên của mình sao cho có thể thúc đẩy sự tự chủ và tự trọng của mỗi học viên. Tự chủ trong môi trường học tập có nghĩa là các học viên tự suy nghĩ và hành động với cảm giác được trao quyền, điều đó có nghĩa là sáng kiến và tự lực. Tự trọng trong môi trường học tập nghĩa là các học viên có một kinh nghiệm tích cực về bản thân. Nó cảm thấy có khả năng, xứng đáng và tin tưởng các khả năng, ý kiến của họ được tôn trọng. * Đáp lại: Thái độ đáp lại của bạn là một phần của môi trường học tập (nét mặt, giọng nói, ngôn ngữ phi lời nói, cách thức di chuyển của giáo viên). Cần tự điều hành để luôn là người dễ chịu và quan tâm đến sinh viên. Ba cách đáp lại để thúc đẩy sự tự chủ và tự trọng của người học: - Diễn giải ý nghĩa. - Phản ánh. - Thử thách. 18 * Kỹ năng diễn giải ý nghĩa được thực hiện như sau: - Giảng viên chăm chú lắng nghe thông tin người học trình bày. - Trình bày lại ý tưởng chính của những điều học viên đã nói (chứng minh mình đã nghe, đã hiểu). - Học viên nghe lại những gì họ đã nói và họ hiểu rõ người nghe hiểu họ như thế nào? Tạo điều kiện cho học viên tiếp tục phát triển thêm các ý tưởng của mình, điều chỉnh những gì họ đã nói ra, làm rõ bất kỳ sự nhầm lẫn nào v.v… * Phản ánh: Là người học cảm nhận những cảm nhận của học viên. Ở đây, giáo viên lắng nghe những cảm xúc của người học chứ không phải ý tưởng. Khi vận dụng các phương pháp dạy học mới có thể các bạn gặp khó khăn. * Thử thách (gợi mở, khuyến khích): Nếu người học còn có nhiều điều muốn nói, song không đủ tự tin để nói ra thì bạn có thể đưa ra câu hỏi để thúc đẩy họ suy nghĩ sâu sắc hơn, khích lệ họ khai thác và mở rộng thêm ý tưởng. c) Đưa ra và thu nhận thông tin phản hồi d) Sử dụng hoạt động "tàu phá băng" Hoạt động "tàu phá băng" là kỹ thuật, hay trò chơi ngắn để tạo ra sự cởi mở, thông tin và tôn trọng giữa các thành viên trong lớp. Học viên được làm 1 - 2 hoạt động/ buổi học. e) Sử dụng các chiến lược tạo động cơ thúc đẩy: Khi chú ý sinh viên bắt đầu giảm sút có thể sử dụng một số kỹ thuật thay đổi tình hình. - Đột ngột thay đổi nhịp độ bài giảng. - Trò chơi. - Chuyện cười. - Thay vai (sinh viên - giáo viên; giáo viên - sinh viên). 1.2. Hoạt động học của học sinh và những thành tích đạt được Lí do quan trọng nhất để xây dựng một chương trình đào tạo mới là nhằm mang lại những cơ hội học tập tốt hơn cho học sinh. Tuy nhiên, hiếm khi ta có thể đo kiến thức học sinh học được với độ chính xác đủ để có thể kết luận về tính hiệu quả của một chương trình đào tạo mới. Điểm số cácbài kiểm tra của học sinh phụ thuộc vào nhiều 19 yếu tố chứ không đơn giản chỉ là chương trình đào tạo, và mỗi chương trình đào tạo cũng có thể mang lại vô số những hậu quả và tác dụng không tốt mà ta không thể dự đoán, không thể biết trước, và cũng không có ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số. Chính vì vậy, khi nghiên cứu để phát hiện những ảnh hưởng toàn diện của một chương trình đào tạo mới đối với sinh viên, ta không thể chỉ giới hạn ở những ảnh hưởng có thể dễ dàng đo lường nhất. Vấn đề khám phá và sau đó điều chỉnh những ảnh hưởng lên học sinh phải được tiếp cận với một cách hiểu rộng và thận trọng. Việc chỉ sử dụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả của người học chưa đưa ra những bằng chứng thuyết phục về thành tích học tập của người học. Một quan điểm khác cho rằng nên đánh giá chính quá trình học tập của người học thông qua việc nghiên cứu hồ sơ của người học hoặc thông qua đo lường năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phê phán của người học… thì kết quả có thể sẽ khách quan hơn. 1.3. Việc sử dụng tài liệu của chương trình đào tạo Các tài liệu học tập đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của học viên và giảng viên. Giảng viên trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo phải cung cấp những thông tin về tài liệu học tập. Việc hương dẫn sinh viên sử dụng Internet đã giúp học viên có nguồn tài liệu khổng lồ trong học tập và nghiên cứu. 2. Đánh giá chƣơng trình đào tạo 2.1. Đánh giá chương trình là gì? 2.2. Tại sao phải đánh giá chương trình? 2.3. Quá trình đánh giá chương trình Sơ đồ: Tổng quan về quá trình đánh giá chương trình Lập kế hoạch đánh giá chương trình Thu thập dữ liệu chính thức lẫn không chính thức sử dụng tập hợp các phương pháp và kĩ thuật. Xử lý dữ liệu 20 Phân tích dữ liệu Đưa ra kết luận và xây dựng những đề xuất về chương trình đào tạo Trao đổi các kết luận và đề xuất với những người phù hợp qua: - Bản thông báo. - Trình bày bằng tranh ảnh. - Trình bày miệng. - Báo cáo văn bản Khi thích hợp hãy tham gia vào việc thực hiện các đề xuất 21 Đó là những bước đánh giá chương trình đào tạo chung cũng như đánh giá chương trình nói riêng phải tuân theo. 2.4. Các hình thức đánh giá chương trình Có bốn loại đánh giá chính: - Đánh giá nghiệm thu. - Đánh giá quá trình. - Đánh giá tổng kết. - Đánh giá hiệu quả chương trình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ 21, NXBGD Việt Nam. 2. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại hoc, cao đẳng, NXBGD Việt Nam, 2013. 3. Phan Thị Hồng Vinh (2015), Phát triển và quản lí chương trình dạy học, , NXBGD Việt Nam. 22