Đề cương ôn thi giữa kì 1 Lịch sử 11 - 2024-2025 PDF

Summary

This document is a practice exam for a Vietnamese secondary school history exam. It covers questions relating to the colonization of Southeast Asia. The exam is for the first semester, 2024-2025.

Full Transcript

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11 Năm học: 2024 - 2025 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào khu...

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11 Năm học: 2024 - 2025 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua hoạt động A. buôn bán và truyền giáo. B. đầu tư phát triển kinh tế. C. mở rộng giao lưu văn hóa. D. xây dựng cơ sở hạ tầng. Câu 2. Các nước thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á trong bối cảnh phần lớn các nước ở đây A. có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. B. có tình hình hình chính trị, xã hội ổn định C. chế độ phong kiến phát triển đỉnh cao. D. chế độ phong kiến suy thoái, khủng hoảng. Câu 3. Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin bị thực dân phương Tây nào xâm lược và thống trị? A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha. Câu 4. Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan tiến hành xâm lược quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á? A. Miến Điện. B. In-đô-nê-xi-a. C. Xin-ga-po. D.Cam-pu-chia. Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Campuchia đã trở thành thuộc địa của thực dân A. Anh B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Bồ Đào Nha Câu 6. Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành A. các nước dân chủ cộng hòa độc lập. B. thuộc địa của thực dân phương Tây. C. trung tâm hàng hải lớn trên thế giới. D. các quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ. Câu 7. Sự kiện nào sau đây đã mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở khu vực Đông Nam Á? A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma - lắc - ca (Ma - lai - xi - a) B. Tây Ban Nha xâm lược và thống trị Phi - lip - pin C. Thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng (Việt Nam) D. Hà Lan xâm lược In - đô - nê - xi - a Câu 8. Một trong những chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là A. vơ vét tài nguyên thiên nhiên. B. đưa quân đội trực tiếp cai trị. C. tập trung phát triển công nghiệp nặng. D. truyền bá và áp đặt Thiên chúa giáo Câu 9. Một trong những chính sách cai trị về văn hóa, xã hội của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là A. thực hiện chính sách chia để trị. B. cử học sinh giỏi đi du học phương Tây. C. thực hiện chính sách ngu dân. D. xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Câu 10. Tiếp sau các cuộc phát kiến địa lý, tư bản phương Tây có hoạt động nào sau đây ở Đông Nam Á? A. Xâm nhập thị trường và xâm lược thuộc địa. B. Đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp C. Chỉ tập trung vào truyền bá Thiên chúa giáo. D. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp Câu 11. Công cuộc cải cách toàn diện ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX chủ yếu được tiến hành dưới thời trị vì của vua A. Rama V. B. Nô - rô - đôm. C. Minh Trị. D. Quang Tự. Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của vương quốc Xiêm cuối thế kỉ XIX? A. Đất nước phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. B. Đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây. C. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển thịnh đạt. D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra liên tiếp. Câu 13. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau đây về mặt văn hóa - giáo dục? A. Xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại. B. Thành lập các trường đại học hiện đại. C. Xóa bỏ chế lao dịch và nô lệ vì nợ. D. Phát triển nông nghiệp và giảm thuế. Câu 14. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau đây về mặt kinh tế? A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, giao thông. B. Công bố chương trình giáo dục quốc gia đầu tiên ở Xiêm. C. Cắt nhượng một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm. D. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung, hiện đại. Câu 15. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau đây về mặt chính trị? A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, giao thông B. Công bố chương trình giáo dục quốc gia đầu tiên ở Xiêm. C. Cắt nhượng một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm. D. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung, hiện đại Câu 16. Nhận thức được mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển đất nước, từ nửa sau thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã có hoạt động nào sau đây? A. Tiến hành công cuộc cải cách đất nước theo hướng hiện đại B. Mở lớp dạy tiếng Anh và tiếng Pháp cho quan lại theo học C. Mua các phát minh của nước ngoài ứng dụng vào sản xuất D. Cắt một phần đất đai cho Anh và Pháp để đổi lấy hòa bình Câu 18. Đâu không phải là thủ đoạn thực dân phương Tây thực hiện để xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XVI? A. Buôn bán. B. Truyền đạo. C. Cải cách. D. Chiến tranh xâm lược. Câu 19. Trong quá trình thống trị hơn 3 thế kỉ ở Phi -lip - pin, thực dân Tây Ban Nha đã A. Áp đặt và mở rộng Hồi giáo B. Xây dựng nhiều trường đại học hiện đại C. Áp đặt và mở rộng Thiên chúa giáo D. Phát triển văn hóa truyền thống Philippin Câu 20. Những cải cách của triều đình Xiêm cuối thế kỉ XIX được tiến hành theo mô hình của A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. phương Tây. D. Ấn Độ. Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX? A. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Xiêm phát triển mạnh. B. Giúp Xiêm trở thành đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á. C. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng hòa. D. Giúp Xiêm trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Câu 22. Vùng đất đầu tiên ở Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược là A. bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng (Việt Nam) B. Ma - lắc - ca (Ma - lai - xi - a) C. Tiểu quốc Hồi giáo Kê - đa (In - đô - nê - xi - a) D. Thương cảng Xin - ga - po Câu 23. “Chúng lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, trang 2,3) Đoạn tư liệu trên phản ánh chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trên lĩnh vực nào? A. Văn hóa B. Tôn giáo C. Kinh tế D. Chính trị Câu 24. Chính sách bóc lột của các nước thực dân phương Tây đã làm cho kinh tế các nước Đông Nam Á A. lạc hậu. B. phát triển. C. hội nhập quốc tế. D. khủng hoảng thừa. Câu 25: Một trong những cơ hội thuận lợi để các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á (thế kỉ XVI- XIX) là các quốc gia phong kiến ở đây A. giàu tài nguyên. B. suy yếu, khủng hoảng. C. có vị trí chiến lược. D. vừa mới hình thành. Câu 26: Hầu hết người dân thuộc địa các nước Đông Nam Á đều mù chữ. Ở Mã Lai, năm 1931 chỉ có 8,5% dân số biết chữ; ở Việt Nam, năm 1926 chỉ có khoảng 6% trẻ em ở độ tuổi đi học được tới trường, hơn 90% dân số không biết chữ. (SGK Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thúc với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.33) Thực trạng trên là hệ quả trực tiếp của chính sách nào sau đây của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á? A. Ngu dân B. Tăng thuế C. Độc chiếm thị trường D. Chia để trị Câu 27: Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của A. Mỹ. B. Tây Ban Nha. C. Bồ Đào Nha. D. Pháp. Câu 28: Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đã thi hành chính sách nào sau đây? A. chia để trị. B. tăng thuế. C. đồng hóa văn hóa. D. tập trung khai mỏ. Câu 29: Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á A. Bồ Đào Nha. B. Tây Ban Nha. C. Anh. D. Pháp. Câu 30: Trong chính sách cai trị về văn hóa - giáo dục ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã A. kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu. B. phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp. C. chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông. D. xây dựng nhiều trường đại học có quy mô lớn Câu 31: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của A. thực dân phương Tây. B. phong kiến Trung Quốc. C. quân phiệt Nhật Bản. D. đế quốc Mông Cổ. Câu 32: Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về chính trị vì một trong những lí do nào sau đây? A. Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo. B. Do Xiêm là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế. C. Xiêm liên minh quân sự chặt chẽ với nước Mỹ. D. Xiêm đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản sớm. Câu 33. Về chính trị, sau khi thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã A. duy trì thế lực phong kiến địa phương. B. thiết lập chế độ độc tài quân sự C. xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. D. đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền. Câu 3 4. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á có điểm mới nào sau đây? A. Xuất hiện và phát triển theo hai khuynh hướng cách mạng: tư sản và vô sản B. Xuất hiện và phát triển theo hai khuynh hướng cách mạng: phong kiến và tư sản C. Khuynh hướng vô sản được nối tiếp sau khi khuynh hướng tư sản đã thất bại D. Tận dụng thời cơ chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều nước đã tuyên bố độc lập Câu 35. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân In-đô-nê-xi-a đấu tranh chống lại thực dân nào sau đây? A. Hà Lan. B. Tây Ban Nha. C. Anh. D. Pháp. Câu 3 6. Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, nhân dân Phi-líp-pin đấu tranh chống lại thực dân nào sau đây? A. Tây Ban Nha. B. Bồ Đào Nha. C. Mĩ. D. Hà Lan. Câu 37. Từ nửa sau thế kỉ XIX, nhân dân ba nước Đông Dương đấu tranh chống kẻ thù xâm lược nào sau đây? A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha Câu 38. Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam - pu - chia chống lại thực dân xâm lược cuối thế kỉ XIX là A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Xi-vô-tha. B. Khởi nghĩa của nhà vua Nô - rô - đôm C. Khởi nghĩa của Hô - xê Ri - đan. D. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi - pô - nê - gô - rô Câu 39. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Việt Nam, Lào, Cam -pu - chia cuối thế kỉ XIX là A. theo khuynh hướng tư sản B. theo khuynh hướng vô sản C. theo khuynh hướng phong kiến D. từng bước giành được thắng lợi Câu 40. Năm 1930, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây thành lập Đảng Cộng sản? A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. C.Thái Lan. D. Miến Điện Câu 41. Năm 1945, quốc gia giành độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á là A. Inđônêxia. B. Lào. C. Campuchia. D. Việt Nam. Câu 42. Năm 1945, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây đã tuyên bố độc lập? A. In-đô-nê-xi-a. B. Cam-pu-chia. C. Phi-lip-pin. D. Mã Lai. Câu 43. Năm 1975, nhân dân ba nước Đông Dương hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của A. thực dân Pháp. B. đế quốc Mĩ. C. thực dân Anh. D. thực dân Hà Lan. Câu 44. Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á giai đoạn 1945 - 1975? A. Phong trào kháng chiến chống phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ B. Hai khuynh hướng cách mạng phong kiến và tư sản song song tồn tại C. Khuynh hướng vô sản thắng thế tuyệt đối ở tất cả các nước D. Hầu hết các nước hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập Câu 45. Mục tiêu hàng đầu trong các phong trào đấu tranh của khu vực Đông NamÁ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. giành độc lập dân tộc. B. đòi quyền tự do kinh doanh. C. đòi các quyền dân chủ, bình đẳng D. đòi quyền tự quyết dân tộc. Câu 4 6. Thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) đã A. góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới. B. xóa bỏ trật tự "hai cực", "hai phe" sau nhiều thập kỉ. C. bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng tháng Tám (1945). D. đánh dấu thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới Câu 47. Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân In - đô - nê - xi - a chống lại thực dân xâm lược cuối thế kỉ XIX là A. Khởi nghĩa của La - pu - la - pu. B. Khởi nghĩa của nhà vua Nô - rô - đôm C. Khởi nghĩa của Hô - xê Ri - đan. D. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi - pô - nê - gô - rô Câu 48. Từ cuối thế kỉ XIX, nhân dân Đông Nam Á đã chuyển từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh A. chống chế độ phân biệt chủng tộc. B. chống chế độ độc tài quân sự. C. chống phát xít, bảo vệ hòa bình D. chống thực dân giành độc lập. Câu 49. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản B. Khuynh hướng tư sản giành được thắng lợi ở tất cả các nước C. Khuynh hướng vô sản giành được thắng lợi ở tất cả các nước D. Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, bất hợp tác là chủ yếu Câu 50. Từ năm 1945 đến 1954, nhân dân ba nước Đông Dương đấu tranh chống kẻ thù chung là A. thực dân Pháp B. đế quốc Mĩ C. thực dân Anh D. phát xít Nhật Câu 51. Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945), quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập? A. Lào B. Phi-líp-pin. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia. Câu 52. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Mi-an-ma nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan. Câu 53. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á bắt đầu quá trình tái thiết đất nước nhằm mục đích nào sau đây? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Xây dựng mô hình kinh tế tập trung D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Câu 54. Thời kì đầu sau khi độc lập, để xây dựng và phát triển đất nước, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chính sách A. công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. B. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu C. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Câu 5 5. Sau khi tuyên bố độc lập (1984), Brunây đặc biệt chú trọng phát triển ngành kinh tế nào sau đây? A. Chế biến dầu mỏ. B. Nông nghiệp. C. Điện hạt nhân. D. Công nghiệp vũ trụ. Câu 5 6. Trong những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chính sách kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. Công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. C. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. Xây dựng kinh tế kế hoạch hóa tập trung Câu 5 7. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chính sách nào sau đây của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư ở các nước Đông Nam Á? A. Chính sách “chia để trị”. B. Chính sách ngu dân. C. Chính sách “Kinh tế chỉ huy”. D. Chính sách “Cướp ruộng”. Câu 58. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập là A. tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh. B. hợp tác, giúp đỡ nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội C. liên minh quân sự chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. D. nhanh chóng vươn lên phát triển kinh tế đứng đầu thế giới. Câu 5 9. Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều A. trở thành những con rồng kinh tế châu Á. B. trở thành những nước công nghiệp mới. C. có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng mạnh. D. dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Câu 60. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chính sách công nghiệp hóa được nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện trong những năm 60 của thế kỉ XX? A. Tận dụng tốt nguồn vốn và công nghệ nước ngoài. B. Đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển ngoại thương. C. Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. D. Từng bước giải quyết các vấn đề sắc tộc, tôn giáo. Câu 61. Các thành viên sáng lập tổ chức ASEAN (1967) gồm A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Brunây. B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Philippin C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan,Việt Nam. D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma Câu 62. Trong giai đoạn đầu sau khi giành được độc lập, nhóm các nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu A. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ B. nhanh chóng phát triển công nghiệp nặng, hội nhập với thế giới C. phát triển công nghiệp hướng tới xuất khẩu, phát triển ngoại thương D. phát triển công nghiệp nhẹ, lấy thị trường bên ngoài làm chỗ dựa Câu 63. Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á trong nhiều thế kỉ đã A. làm cho các giá trị văn hóa truyền thống ở Đông Nam Á dần bị biến mất hoàn toàn B. khiến văn hóa, giáo dục các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ theo hương Tây hóa C. ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Đông Nam Á D. dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư Đông Nam Á về sắc tộc, tôn giáo Câu 64. Nội dung nào sau đây không phải là tác động tích cực trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á? A. du nhập nền sản xuất công nghiệp. B. gắn kết khu vực với thị trường thế giới. C. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa. D. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để. Câu 64. Một trong những tác động tiêu cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á là A. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn. B. làm chia rẽ sâu sắc khối đoàn kết dân tộc C. đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. D. giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội. Câu 65. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX? A. Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. B. Tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. C. Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. D. Cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm. Câu 66. Chính sách bóc lột của các nước thực dân phương Tây đã làm cho kinh tế các nước Đông Nam Á A. lạc hậu. B. hội nhập quốc tế. C. phát triển mạnh mẽ. D. khủng hoảng thừa. Câu 67. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. bến Đông Bộ Đầu. D. cửa ải Hàm Tử Câu 68. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa. D. bến Đông Bộ Đầu. Câu 69. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 diễn ra tại A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa. D. cửa ải Chi Lăng Câu 70. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 938 là A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Quang Trung - Nguyễn Huệ. Câu 71. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh cuối thế kỉ XVIII là A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Nguyễn Huệ - Quang Trung. Câu 7 2. Dòng sông nào sau đây ba lần ghi danh quân dân Việt Nam chiến thắng quân xâm lược? A. Sông Đà B. Sông Bạch Đằng C. Sông Hồng D. Sông Mê - công Câu 73. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981 là A. Lý Thường Kiệt. B. Lê Hoàn. C. Ngô Quyền. D. Trần Quốc Tuấn. Câu 74. Nội dung nào sau đây lý giải không đúng về nhận định: “Với vị trí địa chiến lược quan trọng, trong nhiều thế kỉ, Việt Nam là quốc gia thường xuyên trở thành đối tượng nhòm nhó, can thiệp và xâm lược của các thế lực bên ngoài”? A. Nằm trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời và quan trọng giữa các nước lớn B. Là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới, nhiều nước lớn muốn giao thương C. Là địa bàn tiền tiêu của Đông Nam Á từ phía bắc, cửa ngõ tiến vào bán đảo Trung Ấn D. Liền kề Trung Quốc, án ngữ biển Đông, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với hải đảo Câu 75. Năm 1258, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vang dội tại A. Đông Bộ Đầu. B. sông Bạch Đằng. C. Chi Lăng - Xương Giang. D. sông Như Nguyệt. Câu 76. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, quân dân nhà Trần đã tổ chức phản công và giành thắng lợi ở A. cửa Hàm Tử B. sông Như Nguyệt. C. ải Chi Lăng. D. sông Bạch Đằng Câu 77. “Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được” (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204, 205) Đoạn thông tin trên nhắc đến ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến nào sau đây? A. Kháng chiến chống quân Thanh 1789 B. Kháng chiến chống quân Nguyên 1258 C. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785 D. Kháng chiến chống quân Nam Hán 938 Câu 78. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945? A. Mục đích kháng chiến của ta là chính nghĩa. B. Kẻ thù gặp khó khăn trong quá trình xâm lược C. Lực lượng quân sự của ta lớn mạnh hơn kẻ thù. D. Ta nhận được ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ bên ngoài. Câu 79. Những câu thơ sau của thượng tướng Trần Quang Khải gợi đến cuộc kháng chiến nào sau đây? Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu (Hồi giá về kinh) A. Kháng chiến chống quân Nguyên 1258 B. Kháng chiến chống quân Nguyên 1285 C. Kháng chiến chống quân Nguyên 1287 - 1288 D. Kháng chiến chống quân Tống 1075 - 1077 Câu 80. Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên như sau: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt”. Nguyên nhân thắng lợi mà Trần Quốc Tuấn nhắc đến ở đây là A. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc B. Sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh C. Những khó khăn của kẻ thù trong quá trình xâm lược D. Các cuộc kháng chiến của ta đều chính nghĩa Câu 81. Năm 1637, Giang Văn Minh được vua Lê cử đi sứ sang triều Minh. Trong buổi triều kiến, vua Minh ra vế đối: Đồng trị chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến giờ rêu đã mọc xanh) nhắc đến sự tích cột đồng Mã Viện và thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giang Văn Minh đã đối lại: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng xưa máu vẫn còn loang đỏ) gợi lại việc ba lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng của dân tộc ta. Những cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã ghi dấu chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Tống (981), kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1287 - 1288) B. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Tống (981), kháng chiến chống quân Xiêm (1785) C. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Xiêm (1785), kháng chiến chống quân Thanh (1789) D. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Nguyên (1285), kháng chiến chống quân Thanh (1789) Câu 82. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? A. Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, mở ra thời đại độc lập, tự chủ của dân tộc. B. Đánh bại hoàn toàn tham vọng bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc. C. Đánh bại hoàn toàn tham vọng bành trướng và ý chí xâm lược của quân Nam Hán. D. Mở đầu thời kì đấu tranh chống ách đô hộ của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Câu 83. “Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn (năm 1785), miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như sợ cọp” (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, trang 227, 228) “ Cuộc bại trận năm Giáp Thìn” của quân Xiêm là A. Chi Lăng - Xương Giang B. Ngọc Hồi - Đống Đa C. Rạch Gầm - Xoài Mút D. Chương Dương, Hàm Tử Câu 84. Lãnh đạo cuộc kháng chiến của quân dân ta chống quân xâm lược Tống thế kỉ XI là A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê lợi. D. Quang Trung. Câu 85. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh được thể hiện chủ yếu thông qua A. hình thức chiến tranh. B. lực lượng tham gia. C. mục đích chiến tranh. D. thành phần lãnh đạo Câu 86. Cuộc kháng chiến nào sau đây đã mở đầu truyền thống kết thúc chiến tranh một cách mềm dẻo để giữ vững hoà hiếu với nước ngoài của dân tộc ta? A. Kháng chiến chống Nam Hán thế kỉ X B. Kháng chiến chống Tống thế kỉ XI. C. Kháng chiến chống Mông - Nguyênthế kỉ XIII. D. Kháng chiến chống Xiêm thế kỉ XVIII Câu 87. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) là A. vườn không nhà trống B. Chớp thời cơ C. Đóng cọc trên sông, lợi dụng thủy triều D. Tiên phát chế nhân Câu 88. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) là A. vườn không nhà trống B. Chớp thời cơ C. Đóng cọc trên sông, lợi dụng thủy triều D. Tiên phát chế nhân Câu 89. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) là A. Tiên phát chế nhân. B. Hành quân thần tốc. C. Vườn không nhà trống. D. Lợi dụng thủy triều. Câu 90. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược dưới thời Trần? A. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo. B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và bền bỉ đấu tranh. C. Quân giặc yếu, chủ quan, không có người lãnh đạo tài giỏi. D. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến của quân dân nhà Trần Câu 91. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Hình thành và nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc B. Tô đậm nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc D. Tác động lớn đến chính sách của bộ máy lãnh đạo Câu 92. Việt Nam nằm trên trục đường giao thông quan trọng, nối liền A. châu Á và châu Mĩ B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương D. châu Mĩ và châu Đại Dương Câu 93. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây? A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á. B. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi. C. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á. D. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Câu 94. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây? A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Chủ động tiến công. C. Vây thành, diệt viện. D. Vườn không nhà trống. Câu 95. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế kỉ XVIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào? A. Nhà Tiền Lê. B. Nhà Lý. C. Nhà Tây Sơn. D. Nhà Hồ. Câu 96. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây? A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt. B. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam. C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự. D. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Câu 97. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 bị thất bại? A. Giai cấp lãnh đạo không xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. B. Tương quan lực lượng không có lợi cho nhân dân Việt Nam. C. Các phong trào đấu tranh diễn ra khi không có giai cấp lãnh đạo. D. Sai lầm trong cách tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Câu 98. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) của Ngô Quyền có điểm khác biệt nào so với các cuộc đấu tranh khác của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc? A. Lần đầu tiên khôi phục được độc lập dân tộc. B. Lần đầu tiên thành lập chính quyền mới, tự trị. C. Buộc chính quyền phương Bắc công nhận độc lập. D. Mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc. Câu 99. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ? A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam. B. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến. C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược. D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự. Câu 100. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ? A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam. B. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo. C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược. D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự. Câu 101. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 ? A. Tương quan lực lượng chênh lệch có lợi cho nhân dân Việt Nam. B. Tài năng, mưu lược của những người lãnh đạo, chỉ huy. C. Thái độ chủ quan, chưa chuẩn bị chu đáo của quân xâm lược. D. Tận dụng tiềm lực kinh tế mạnh để phát triển hệ thống quân sự. Câu 102. Vào thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này A. nằm ở ven biển có thể chặn giặc từ biển vào. B. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống. C. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long. D. là con đường thủy duy nhất để tiến vào Đại Việt. Câu 103. Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì A. nơi này là biên giới tự nhiên ngăn cách lãnh thổ Việt - Xiêm. B. đoạn sông này chắn ngang mọi con đường tiến vào Thăng Long. C. quân Xiêm chỉ tiến sang xâm lược Đại Việt theo con đường thủy. D. nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục. Câu 104. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam? A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược. B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt. C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa. D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt. Câu 105. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam? A. Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo. B. Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa. C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa. D. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt. Câu 106. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII của nhân dân Việt Nam, tiếng hô “Sát Thát” ở hội nghị Bình Than, quyết tâm “Đánh” tại Hội nghị Diên Hồng cùng lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá giặc mạnh, báo ân vua” đã thể hiện A. tinh thần của “Hào khí Đông A” dưới triều Trần. B. thái độ xem nhẹ hành động xâm lược của quân dân nhà Trần. C. quyết tâm chủ động tấn công giặc của quân dân nhà Trần. D. sự bàn bạc nhất trí đánh giặc của quân dân nhà Trần. Câu 107. Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều A. diễn ra khi giặc từ ngoài biển tiến vào. B. diễn ra khi quân giặc rút lui về nước. C. giết chết được chủ tướng của quân giặc. D. sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ” trên sông. Câu 108. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, các thế lực ngoại xâm phải đối diện với khó khăn nào sau đây? A. Bị tấn công ngay khi tiến vào lãnh thổ đối phương. B. Không có bản đồ, không nắm được thế chủ động. C. Thường xuyên bị dịch bệnh, gây thiệt hại về quân số. D. Không thông thuộc địa hình, không quen thuỷ thổ. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khóa đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên; thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp… Vì vậy, cao su, cà phê, chè, lúa gạo là những sản vật đặc trưng của Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý khai thác từ sớm” (Lương Ninh (Chủ biên), Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018, tr.337) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về chính sách khai thác, bóc lột của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á. b. Trong công nghiệp, thực dân phương Tây tìm cách vơ vét, bòn rút các nước Đông Nam Á thông qua việc cướp ruộng đất lập đồn điền. c. Những sản vật được coi là thế mạnh của các nước Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý đầu tư khai thác sớm để thu lợi nhuận cao. d. Khai thác tài nguyên thiên nhiên không phải là điểm chung trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. a. Đ b. S c. Đ d. S Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. … Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. …Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.1 - 2) a. Đoạn trích trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh tập trung tố cáo tội ác của phát xít Nhật trong quá trình thống trị Việt Nam. b. Những tội ác của chính quyền thực dân đối với nhân dân ta được thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. c. Một trong những chính sách cai trị của chính quyền thực dân được nhắc đến trong đoạn trích là chính sách “chia để trị” d. …“ràng buộc dư luận”, “chính sách ngu dân”, “dùng thuốc phiện, rượu cồn” là những chính sách và tội ác của chính quyền thực dân trên lĩnh vực chính trị. a. S b. Đ c. Đ d. S Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tại Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của chủ nghĩa thực dân đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Thực dân Pháp chia Việt Nam làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau, lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người. Chính sách thuế khóa nặng nề và độc quyền nhiều loại hàng hóa, dịch vụ làm cho nền kinh tế Việt Nam què quặt, nghèo nàn, phụ thuộc vào chính quốc” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.38) a. Đoạn trích phản ánh những tác động tích cực và tiêu cực của chế độ thực dân đối với Việt Nam. b. Trong quá trình cai trị Việt Nam, thực dân Pháp thi hành nhiều chính sách làm phức tạp thêm các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người, ngăn cản khối đoàn kết dân tộc ta. c. …“thuế khóa nặng nề và độc quyền nhiều loại hàng hóa” là chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp về mặt chính trị đối với Việt Nam. d. Trong suốt hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam tuy độc lập với kinh tế Pháp nhưng phát triển què quặt, nghèo nàn. a. S b. Đ c. S d. S Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tại Việt Nam, công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,6%/năm trong giai đoạn 1991 - 2000. Năm 2020, GDP của Việt Nam đạt 343 tỉ USD, đứng thứ tư ở Đông Nam Á và thuộc 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ cuối năm 1986, Lào cũng bước vào quá trình đổi mới, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 5,8%” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.40) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về một số thành tựu kinh tế của Việt Nam và Lào từ khi tiến hành đổi mới đất nước. b. Cả hai nước Việt Nam và Lào đều tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986. c. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn cao, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ tư châu Á. d. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 2016 - 2020 cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000. a. Đ b. Đ c. S d. S Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Đúng 10h sáng ngày 17/8/1945, tại Gia - các - ta, lãnh tụ Đảng Dân tộc In - đô - nê - xi - a là Xu - các - nô đã đọc lời tuyên bố: “Chúng tôi, nhân dân In - đô - nê - xi - a, trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của In - đô - nê - xi - a”. Bức thông điệp ngắn gọn này là Bản tuyên ngôn độc lập của In - đô - nê - xi - a - quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tiếp đó, Việt Nam và Lào cũng lần lượt tuyên bố độc lập vào tháng 9 và 10 - 1945. (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.35) a. Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là In - đô - nê - xi - a, Việt Nam, Cam - pu - chia. b. In - đô - nê - xi - a, Việt Nam, Lào giành chính quyền năm 1945 từ quân phiệt Nhật Bản. c. Nhiều nước Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào cùng ngày chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. d. Tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á đều là các đảng phái chính trị theo khuynh hướng vô sản. a. S b. Đ c. S d. S Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Cuối năm 1287, 30 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta. Buổi đầu, trước sức mạnh của quân Nguyên, quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của các vua Trần mà trực tiếp là Trần Quốc Tuấn đã thực hiện cách đánh “dĩ đoản binh, chế trường trận”. Cách đánh này khiến cho quân địch rơi vào tình thế: tiến công không được, lui cũng không xong. Quân Mông – Nguyên buộc lòng phải rút lui. Biết được con đường rút lui của địch, Trần Quốc Tuấn quyết định chọn sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến tiêu diệt đạo quân địch rút lui theo đường thủy a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai của vương triều Trần b. Trần Quốc Tuấn là vị tướng chỉ huy tối cao và duy nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược năm 1287 c. Quân Mông – Nguyên đã bị quân dân ta phục kích đánh trên sông Bạch Đằng khi chúng tìm cách rút lui về nước d. “dĩ đoản binh, chế trường trận” được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là kế sách “vườn không nhà trống” a. S b. S c. Đ d. S Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ”. (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triệu Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.203) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo b. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc chỉ được tái hiện qua tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư c. Hoằng Tháo đã phối hợp chặt chẽ với Ngô Quyền về thủy binh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bên ngoài d. Kế sách cắm cọc dưới lòng sông, lợi dụng thủy triều được nhắc đến trong đoạn trích là kế sách đánh giặc độc đáo, chưa từng có ở giai đoạn trước và sau đó trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc a. Đ b. S c. S d. S Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Năm 1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”, bất ngờ tấn công vào vùng tập kết của quân địch ở Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó nhanh chóng rút quân về nước, chuẩn bị kháng chiến. Năm 1076, quân Tống tiến vào Đại Việt nhưng bị chặn lại ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng. a. Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của vương triều Lý b. Cuộc kháng chiến được nhắc đến trong đoạn trích diễn ra vào cuối thế kỉ X, do Lý Thường Kiệt lãnh đạo c. Một trong những mục đích của kế sách “tiên phát chế nhân” là nhằm kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến của ta d. Trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến diễn ra tại sông Như Nguyệt, phí bắc kinh thành Thăng Long a. S b. S c. Đ d. Đ

Use Quizgecko on...
Browser
Browser