Chương 5 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam PDF
Document Details
Uploaded by SteadiestOganesson861
VKU
Tags
Summary
This document is a chapter on Vietnamese economics focused on the market-oriented socialist economy and the related economic interests in Vietnam. It covers topics like economic principles, market mechanisms and the role of the government in shaping this economy, as well as its practical application relevant to the national context.
Full Transcript
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 1 5.1. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2/25 5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hộ...
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 1 5.1. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2/25 5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ờ Việt Nam Khái niệm của kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 3 1. Ở XHCN có tạo ra giá trị thặng dư hay ko? 2. Ở XNCN có bóc lột giá trị thặng dư hay ko? 4 5.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay. Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thúc đẩy phát triển đối với Việt Nam Ba là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân Việt Nam. 5.1.3. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.1.3.1. Về mục tiêu Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chù nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 5.1.3.2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện lịch sừ nhất định 1. Việt Nam hiện nay có bao nhiêu hình thức sở hữu 2. Nêu các thành phần kinh tế của VN qua các kỳ đại hội (VI- nay) 8 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng. 5.1.3.3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân. 5.1.3.4. Về quan hệ phân phối Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các loại hình sở hữu và do vậy thích ứng với nó là các loại hình phân phối khác nhau Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình thức phân phối phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. 5.1.3.5. Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường. 5.2. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 5.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Thể chế và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thể chế Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội. Thể chế kinh tế Là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thứ nhất, do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đồng bộ. Thứ hai, hệ thống thể chế chưa đầy đủ. Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tố thị trường và các loại thị trường. 5.2.2. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.2.2.1. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế Một là: Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài sản) của nhà nước, tổ chức và cá nhân Hai là: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng hiệu quả đất đai, khắc phục tình trạng sử dụng đất lãng phí. Ba là: Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bốn là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả các tài sản công; phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện mục tiêu chính sách xã hội. Năm là: Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích đổi mới, sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Sáu là: Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất, đồng bộ. Phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản, nhất là bất động sản. Bày là: Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. 5.2.2.2. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng hộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường Một là: Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường. Hai là: Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị trường 5.2.2.3. Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế Một là: Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Hai là: Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để bị lệ thuộc vào một số ít thị trường. 5.2.2.4. Hoàn thiện thể năng cao năng lực hệ thống chính trị Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân 5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 5.3. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế 5.3.1. Lợi ích kinh tế Khái niệm lợi ích kinh tế Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó. Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế Xét về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội. Về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương ứng: lợi ích của chủ doanh nghiệp trước hết là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập. * Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội - Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội - Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác. 5.3.1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế * Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định. * Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế Sự thống nhất của quan hệ lợi ích kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế Lợi ích của những chủ thể kinh tế có quan hệ trực tiếp trong việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau vì tại một thời điểm kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là xác định Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước. Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường Một là, quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hai là, quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động. Ba là, quan hệ lợi ích giữa những người lao động. Bốn là, quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu Thứ nhất, thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường. Thứ hai, thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò cùa các tổ chức xã hội. 5.3.2. Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích 5.3.2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thế kinh tế Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là lợi ích của đất nước. Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. 5.3.2.2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế. 5.3.2.3. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội Nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. 5.3.2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết. Hãy nêu các khuyết tật của nền kinh tế thị trường 36