Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử thế giới PDF
Document Details
Uploaded by MindBlowingFriendship
Tags
Summary
This document contains a set of multiple-choice questions on world history, particularly focusing on the topic of a multipolar world order. The questions investigate the factors contributing to the emergence of this order, along with the trends shaping international relations after the Cold War.
Full Transcript
**Câu 80:** Đâu là biểu hiện sự hình thành của trật tự thế giới đa cực? A. Sự nổi lên của các siêu cường quốc. B. Sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế. C. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau của các quốc gia. D. Sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình. **Câu 81:** Biểu hiện đ...
**Câu 80:** Đâu là biểu hiện sự hình thành của trật tự thế giới đa cực? A. Sự nổi lên của các siêu cường quốc. B. Sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế. C. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau của các quốc gia. D. Sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình. **Câu 81:** Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,\... của các nước lớn. B. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác. C. Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực. D. Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới. **Câu 82:** Hai cực có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong xu thế đa cực là A. Mỹ và Hàn Quốc. B. Mỹ và Trung Quốc. C. Đức và Nhật Bản. D. Nga và Ấn Độ. **Câu 83:** Ý nào dưới đây **không** phải là xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Xu thế lấy phát triển giáo dục là trọng tâm. B. Xu thế đa cực. C. Xu thế toàn cầu hóa. D. Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế. **Câu 84:** Sau Chiến tranh lạnh, cường quốc số một thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật là A. Anh. B. Pháp. C. Mỹ. D. Trung Quốc. **Câu 85:** Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), quốc gia nào vươn lên và trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới? A. Liên bang Nga. B. Ấn Độ. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc. **Câu 86:** Tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng lớn đến phạm vi toàn cầu là A. Liên minh châu Âu EU. B. tổ chức thương mại thế giới WTO. C. diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC. D. tổ chức y tế thế giới WHO. **Câu 87:** Vì sao sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế? A. Tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống của người dân. B. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. C. Tiếp tục khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. D. Khẳng định vai trò của quốc gia trong quan hệ quốc tế. **Câu 88:** Nguyên nhân nào thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa? A. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh. B. Sự phát triển của cách mạng khoa học -- kĩ thuật. C. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh; sự phát triển của cách mạng khoa học -- công nghệ. D. Sự đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình. **Câu 89:** Nội dung nào dưới đây **không** đúng về các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống người dân. B. Sự kết thúc của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh cùng sự phát triển của cách mạng khoa học -- công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. C. Xu thế đối thoại, hợp tác dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình. D. Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế quyền lực áp đảo. **Câu 90:** Nội dung nào dưới đây **không** đúng về sự hình thành của trật tự thế giới đa cực? A. Là một tiến trình lịch sử khách quan. B. Là sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, tổ chức quốc tế. C. Phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. D. Phản ánh quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực trên phạm vi toàn cầu. **Câu 91:** Đâu **không** phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới? A. WTO. B. F20. C. ASEM. D. ASEAN. **Câu 92:** Trong tác phẩm *Sử trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc* của nhà sử học Mỹ đã nhấn mạnh các lĩnh vực nào tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới? A. Kinh tế, chính trị, giáo dục. B. Kinh tế, khoa học -- kĩ thuật, quân sự. C. Quân sự, chính trị, khoa học -- kĩ thuật. D. Giáo dục, kinh tế, quân sự. **Câu 93:** Cuộc tấn công bất ngờ vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 của lực lượng khủng bố đã làm A. trung tâm thương mại thế giới sụp đổ gây thiệt hại lớn về người và của. B. thủ đô Mỹ sụp đổ hoàn toàn, nhiều của cải vật chất bị phá hủy. C. trụ sở Liên hợp quốc bị phá hủy. D. thủ đô nước Anh bị sụp đổ. **Câu 94:** Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày A. 11-7-1975. B. 11-7-1985. C. 11-7-1995. D. 11-7-2000. **Câu 95:** Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh nội dung gì? *Nhận định về tình hình thế giới, Đại hội XII của Đảng hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh\... Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn".* (Đảng Cộng sản Việt Nam, *Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII*, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2016, tr.16) A. Cục diện thế giới theo xu thế đa cực. B. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ. C. Cục diện thế giới diễn ra nhanh hơn. D. Xu thế hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh hơn hơn. **Câu 96:** Việt Nam được kết nạp vào APEC từ A. năm 2000. B. năm 1997. C. năm 1989. D. năm 1998. **Câu 97:** Biểu tượng tiêu biểu nhất cho sự kết thúc Chiến tranh lạnh là A. Con đường Bantic. B. Bức tường Berlin. C. Sân bay Berlin Tempelhof trong Cuộc không vận Berlin. D. Máy bay trinh sát P-3A. **Câu 98:** Tháng 9-2009, Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm G20 diễn ra tại Mỹ, thống nhất đưa G20 trở thành A. diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới. B. diễn đàn chính trị lớn nhất thế giới. C. diễn đàn quân sự lớn nhất thế giới. D. diễn đàn giáo dục lớn nhất thế giới. **Câu 99:** Bước sang thế kỉ XXI, sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế? A. Ứng dụng các thành tựu khoa học -- kĩ thuật vào sản xuất. B. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới. C. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ. D. Thu hút vốn từ bên ngoài, mở rộng thị trường. **Câu 100:** Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước. B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp kinh tế. C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp chính trị kết hợp với quân sự. **Câu 101:** Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam cần đề ra chiến lược phát triển đất nước như thế nào? A. Tập trung ổn định tình hình chính trị. B. Tập trung phát triển kinh tế. C. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao. **Câu 102:** Tại sao nói "Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI"? A. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao. B. Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3. C. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia. D. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. **Câu 102:** Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. 1945-1954. B. 1946-1950. C. 1954-1975. D. 1945-1946. **Câu 103:** Ngày 2-9-1945, tại Sài Gòn -- Chợ Lớn đã diễn ra sự kiện gì? A. Thực dân Pháp xả súng vào buổi mít tinh chào mừng "Ngày độc lập" của nhân dân. B. Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ. C. Đác-giăng-li-ơ được phái tới Sài Gòn giữ chức Cao ủy Pháp. D. Thực dân Pháp tổ chức đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. **Câu 104:** Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn -- Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng. B. Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. C. Hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. D. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. **Câu 105:** Hiệp ước Hoa -- Pháp được kí kết vào thời gian nào? A. 19-12-1946. B. 28-2-1946. C. 06-03-1946. D. 28-4-1946. **Câu 106:** Hiệp định Sơ bộ được kí kết vào thời gian nào? A. 19-12-1946. B. 28-2-1946. C. 06-03-1946. D. 28-4-1946. **Câu 107:** Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa -- Pháp (28-2-1946) được kí kết? A. Mềm dẻo, hòa hoãn. B. Cầm súng đánh Pháp. C. Hòa để tiến. D. Đánh Pháp đến cùng. **Câu 108:** Trong tối hậu thư gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (19-12-1946), thực dân Pháp đã đưa ra đề nghị nào? A. Giải tán các cơ quan, công sở của Chính phủ ta. B. Giải tán cơ đảng phái đang hoạt động tại Hà Nội. C. Quân Pháp đóng cơ quan Bộ Tài chính của ta. D. Quân Pháp được làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại Hà Nội. **Câu 109:** Hành động khiêu khích trắng trợn nhất của thực dân Pháp sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) là A. Tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. B. Khiêu khích, tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An. C. Gây những cuộc xung đột vũ trang ở Hà Nội. D. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. **Câu 110:** Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào? A. Đêm ngày 18-9-1964. B. Đêm ngày 19-12-1946. C. Ngày 20-12-1946. D. Trưa ngày 12-12-1946. **Câu 111:** Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở Hà Nội diễn ra trong bao nhiêu ngày? A. 75 ngày đêm. B. 55 ngày đêm. C. 60 ngày đêm. D. 85 ngày đêm. **Câu 112:** Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp bước đầu bị phá sản bởi A. Chiến dịch Việt Bắc thu -- đông 1947. B. Chiến dịch Biên Giới 1950. C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ. **Câu 113:** Ngày 19-12-1947, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. Toàn bộ quân Pháp ở Việt Bắc bị tiêu diệt, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi. B. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi. C. Quân Pháp đề ra kế hoạch đánh lâu dài. D. Kỉ niệm 1 năm ngày phát động cuộc toàn quốc kháng chiến. **Câu 114:** Trong cuộc chiến đấu ở đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 -- đầu năm 1947, nơi kìm chân địch lâu nhất là A. Hà Nội. B. Huế. C. Hải Phòng. D. Vinh. **Câu 115:** Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là A. chiến dịch Thượng Lào năm 1954. B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. C. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm năm 1954. **Câu 11:** Trận đánh mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam diễn ra ở A. Thất Khê. B. Cao Bằng. C. Đông Khê. D. Đình Lập. **Câu 117:** Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt - Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc là mục tiêu của chiến dịch A. Biên giới thu - đông 1950. B. Việt Bắc thu - đông 1947. C. Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952. D. Điện Biên Phủ 1954. **Câu 118:** Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là A. Đảng Lao động Việt Nam. B. Đảng Dân chủ Đông Dương. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đảng Dân chủ Việt Nam. **Câu 119:** Mặt trận Liên Việt ra đời vào thời gian nào? A.3-1951. B. 2-1951. C. 11-3-1950. D. 11-3-1951. **Câu 120:** "Kết thúc chiến tranh trong danh dự" là mục đích của Pháp trong A. Kế hoạch Va-luy. B. Kế hoạch Rơ-ve. C. Kế hoạch Na-va. D. Kế hoạch Đờ-lat đơ Tát-xin-hi.